VIỆT NAM KHÔNG CÓ CƠ SỞ XÃ HỘI CHO VIỆC THỰC HIỆN “TAM QUYỀN PHÂN LẬP”
Tam quyền phân lập hay còn hiểu theo nghĩa phân chia quyền lực là một mô hình quản lý nhà nước với mục tiêu kiềm chế quyền lực để hạn chế lạm quyền, bảo vệ tự do và công bằng pháp luật. Mô hình và khái niệm này được biết đến từ lâu, ít nhất là từ thời La Mã cổ đại và được thể chế hóa trong hiến pháp hiện đại của nhiều quốc gia, trong đó có Hiến pháp Hoa Kỳ , Hiến pháp Cộng hòa Liên bang Đức nhưng không có trong Hiến pháp Việt Nam hay các nước cộng sản khác. Trong mô hình này, quyền lập pháp , quyền hành pháp và quyền tư pháp được tách biệt và giao cho 3 cơ quan độc lập khác nhau thực hiện và qua đó ràng buộc, kiểm tra và giám sát hoạt động lẫn nhau. Theo thể chế này, không một cơ quan hay cá nhân nào có quyền lực tuyệt đối trong sinh hoạt chính trị của một quốc gia. Khoản 3 Điều 2 Hiến pháp Việt Nam năm 2013 quy định: " Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực