Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 10, 2021

ĐẤU TRANH VỚI QUAN ĐIỂM “KHÔNG CÓ ĐA NGUYÊN, ĐA ĐẢNG THÌ KHÔNG BAO GIỜ CÓ DÂN CHỦ”

  Xuyên tạc,  phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước, phủ nhận nền dân chủ XHCN và Nhà nước pháp quyền XHCN là những trọng tâm chống phá “không ngừng nghỉ” của các đối tượng và thế lực phản động, thù địch, đặc biệt là trong bối cảnh hiện nay . Nhằm phủ nhận nền dân chủ XHCN và Nhà nước XHCN, các quan điểm, luận điệu chống phá luôn “khẳng định” rằng chế độ dân chủ tư sản như nó đang tồn tại ở phương Tây là chế độ dân chủ cao nhất, là thiên đường vĩnh hằng; rằng “không có đa nguyên, đa đảng thì không bao giờ có dân chủ”, “đa đảng, đa nguyên là thành tố quan trọng nhất để xây dựng nên một quốc gia dân chủ”, và “đa đảng sẽ bảo đảm quyền làm chủ đất nước của nhân dân”; rằng CNXH là chuyên chính, không có dân chủ. Theo đó, những “nhà dân chủ” đòi chúng ta phải sửa đổi Hiến pháp năm 2013, sửa đổi thể chế Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam theo mô hình tam quyền phân lập, đòi Đảng Cộng sản Việt Nam từ bỏ vai trò lãnh đạo đối với xã hội, nhất là đối với Nhà nước. Để “cộng hưởng” ch

NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP ĐẤU TRANH PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG, LÃNG PHÍ THEO QUAN ĐIỂM ĐẠI HỘI LẦN THỨ XIII CỦA ĐẢNG

  Phòng, chống tham nhũng có vai trò vô cùng quan trọng đối với công cuộc đổi mới ở nước ta hiện nay. Trong phần phương hướng, nhiệm vụ và giải pháp phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025, Văn kiện Đại hội XIII đã đưa ra nhiệm vụ và giải pháp căn cơ quyết liệt về phòng, chống tham nhũng . Về nhiệm vụ, giải pháp chung , Đại hội XIII xác định: Kiên quyết, kiên trì đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tham nhũng, lãng phí, với quyết tâm chính trị cao hơn, hành động mạnh mẽ, triệt để hơn, hiệu quả hơn. Kết hợp chặt chẽ giữa tích cực phòng ngừa với chủ động phát hiện, xử lý nghiêm minh, kịp thời những hành vi tham nhũng, lãng phí, bao che, dung túng, tiếp tay cho tham nhũng, can thiệp, cản trở việc chống tham nhũng, lãng phí, không có vùng cấm. Phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và của toàn dân; thực hiện đồng bộ các biện pháp chính trị, tư tưởng, tổ chức, hành chính, kinh tế, hình sự. Gắn phòng, chống tham nhũng, lãng phí với xây dựng, chỉnh đốn Đảng, xây dựng, củng cố hệ

ĐẬP TAN LUẬN ĐIỆU XUYÊN TẠC “CHÍNH PHỦ VIỆT NAM THẤT BẠI TRƯỚC VÀ SAU CHỐNG DỊCH COVID-19” CỦA CÁC THẾ LỰC THÙ ĐỊCH TRÊN KHÔNG GIAN MẠNG

  Hiện nay một số tỉnh ở khu vực phía Nam đang khẩn trương thực hiện Quy định của Chính phủ ban hành tạm thời “thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19” với mục tiêu bảo vệ tối đa sức khỏe, tính mạng của người dân; hạn chế đến mức thấp nhất các ca mắc, ca chuyển bệnh nặng, tử vong do COVID-19; khôi phục và phát triển kinh tế-xã hội, tạo điều kiện khôi phục sản xuất, kinh doanh, bảo đảm an ninh, trật tự an toàn xã hội đưa cả nước chuyển sang trạng thái bình thường mới. Cũng trong thời gian này các tổ chức phản động đã đăng các bài viết, hình ảnh, các phát ngôn gây sốc trên mạng xã hội nhằm thu hút sự hiếu kỳ của dư luận. Chúng cho rằng: Chính phủ Việt Nam thất bại hoàn toàn trước và sau đợt chống dịch, Việt Nam mở cửa phát triển kinh tế trở lại một cách ồ ạt, bất chấp tính mạng người dân, báo chí Việt Nam bóp nghẹt quyền tự do ngôn luận để che giấu tổn thất do dịch… trắng trợn hơn, chúng còn phát ngôn vu khống “Việt Nam chống dịch thất bại là do thể chế “độc đảng

CHUNG SỨC, ĐỒNG LÒNG PHỤC HỒI KINH TẾ, KHẮC PHỤC ĐỨT GÃY KINH TẾ, TĂNG CƯỜNG KẾT NỐI GIỮA CÁC ĐỊA PHƯƠNG

  Hơn một năm qua, bằng các giải pháp xử lý đúng đắn, kịp thời, đồng bộ toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta đã kiểm soát tốt việc lây lan và phòng, chống dịch Covid-19 hiệu quả. Đến nay, Việt Nam vẫn là điểm sáng trên thế giới trong bối cảnh dịch bệnh tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường. Tuy nhiên, chúng ta đang phải đối mặt với những hậu quả nặng nề của đại dịch trên mọi mặt đời sống kinh tế - xã hội như tổng sản phẩm trong nước quý III đã giảm rất sâu so với cùng kỳ năm trước, đại dịch Covid-19 đã ảnh hưởng tiêu cực đến chỉ số phát triển kinh tế vĩ mô trong cả ngắn hạn, trung hạn và dài hạn. Tác động của đại dịch đã làm cho sản xuất bị ngưng trệ, các doanh nghiệp trong nước đứng trước nguy cơ thua lỗ, phá sản, làm tăng nợ xấu ngân hàng, nhiều hộ sản xuất kinh doanh buộc phải bán tài sản để duy trì hoạt động, các hộ gia đình phải giảm chi tiêu, kể cả chi tiêu về y tế và giáo dục v.v… Số liệu thống kê từ đầu năm 2020 đến nay cho thấy, đại dịch đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến thành quả p

THÍCH ỨNG AN TOÀN, LINH HOẠT TỪNG BƯỚC

  Kể từ khi làn sóng dịch bệnh thứ tư xuất hiện cuối tháng 4 với virus chủng mới Delta lây lan nhanh, các biện pháp và kinh nghiệm chống dịch cũ từng giúp Việt Nam được thế giới ghi nhận đã trở nên không hiệu quả, không theo kịp sự tiến triển của dịch bệnh. Mớiđây các tỉnh phía Nam dần mở cửa trở lại sau 3 - 4 tháng phong tỏa, bắt đầu quá trình phục hồi thách thức nhưng cũng đầy hy vọng phía trước với phương châm thíchứng an toàn, linh hoạt từng bước. Rõ ràng là, Việt Nam, đặc biệt các tỉnh thành phía Nam đã chịu nhữngảnh hưởng hết sức nặng nề về cả kinh tế, xã hội và con người: số người nhiễm và nghi nhiễm lớn, hiện tượng quá tải bệnh viện, làm hỏng cách tiếp cận dự phòng truyền thống “khoanh vùng, cách ly, truy vết”. Chính lúcấy, phương châm phòng chống dịch của Chính phủ: 5K + vắc xin, thuốc + công nghệ + ý thức người dân được kích hoạt và bước đầu có những kết quả khả quan. Xác định vắc xin là căn cơ để chống dịch, trực tiếp lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã chủ động tiếp cận bằng nhiều