THÍCH ỨNG AN TOÀN, LINH HOẠT TỪNG BƯỚC
Kể từ khi làn sóng dịch bệnh thứ tư xuất hiện cuối tháng 4
với virus chủng mới Delta lây lan nhanh, các biện pháp và kinh nghiệm chống
dịch cũ từng giúp Việt Nam được thế giới ghi nhận đã trở nên không hiệu quả,
không theo kịp sự tiến triển của dịch bệnh. Mớiđây các tỉnh phía Nam dần mở cửa
trở lại sau 3 - 4 tháng phong tỏa, bắt đầu quá trình phục hồi thách thức nhưng
cũng đầy hy vọng phía trước với phương châm thíchứng an toàn, linh hoạt từng bước.
Rõ ràng là, Việt Nam, đặc biệt các tỉnh thành phía Nam đã chịu
nhữngảnh hưởng hết sức nặng nề về cả kinh tế, xã hội và con người: số người
nhiễm và nghi nhiễm lớn, hiện tượng quá tải bệnh viện, làm hỏng cách tiếp cận
dự phòng truyền thống “khoanh vùng, cách ly, truy vết”. Chính lúcấy, phương châm
phòng chống dịch của Chính phủ: 5K + vắc xin, thuốc + công nghệ + ý thức người
dân được kích hoạt và bước đầu có những kết quả khả quan. Xác định vắc xin là
căn cơ để chống dịch, trực tiếp lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã chủ động tiếp cận
bằng nhiều hình thức để có được nguồn vắc xin cho Việt Nam. Đến nay, khoảng hơn
56 triệu liều vắc xin các loại đã được phân bổ, trong đó hơn 43,8 triệu liều đã
được tiêm chủng.Từ nước đứng cuối bảng xếp hạng thế giới về tỉ lệ tiêm vắc xin
vào đầu năm 2021, đến nay Việt Nam đã gần đạt mức trung bình của thế giới.
Tuy nhiên, với rất nhiều nỗ lực của Chính quyền và nhân dân
cả nước với sự hỗ trợ, phối hợp của các
lực lượng thuộc Bộ y tế, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an,… sự quyết tâm của Chính phủ,
sự đồng lòng của nhân dân cả nước, mặc dù tốc độ lây lan giảm nhưng vẫn không
chặn được dịch vì tỉ lệ lây nhiễm của biến thể Delta quá lớn, quá nhanh. Các biện
pháp siết chặt, phong tỏa diện rộng một thời gian dài gây nhiều khó khăn cho công
tác phòng, chống dịch, vừa đảm bảo sức khỏe nhân dân vừa phát triển kinh tế của địa
phương và đời sống nhân dân. Để thích ứng,
những ngày vừa qua chỉ đạo phong toả với phạm vi nhỏ nhất có thể; xây
dựng hệ thống trực tuyến tư vấn khám chữa bệnh, hệ thống kiểm tra giám sát thực
thi tới tận cơ sở quận huyện và xã phường… được thực hiện.Các chỉ đạo xét
nghiệm phải nhanh hơn tốc độ lây lan; giãn cách xã hội phải đi liền với xét
nghiệm nhanh để sớm kiểm soát dịch, tăng cường xét nghiệm để sàng lọc bệnh
nhân… đã mang lại những kết quả rõ rệt trong công tác phòng chống dịch bệnh và
giúp an dân.
Đến nay, gần như toàn bộ 23 tỉnh thành phía Nam theo Chỉ thị
16 đã nới lỏng phong tỏa. Cuộc sống đang bước vào giai đoạn hồi sinh.Ban chỉ
đạo quốc gia và các địa phương đã thống nhất quan điểm chuyển trạng thái từ mục
tiêu “không có Covid” sang thích ứng an toàn, linh hoạt và kiểm soát hiệu quả
dịch bệnh để thực hiện vừa phòng chống dịch có hiệu quả, vừa khôi phục và thúc
đẩy phát triển kinh tế xã hội.
Với
độ phủ vắc xin, đủ năng lực y tế, tiếp tục thực hiện 5K thì chúng ta có thể
chuyển từ chiến lược zero covid sang chiến lược thích ứng an toàn có điều kiện
với virus SARS-CoV-2.
Điều
kiện của thích ứng với Covid là nền tảng phủ rộng vắc xin và thuốc điều trị,
tăng năng lực y tế để tránh quá tải bệnh viện, tiếp tục các biện pháp 5K...Tóm
lại, những kinh nghiệm Việt Nam đã trải qua cho thấy chống dịch là việc mới,
khó, chưa có tiền lệ, không chỉ trong lĩnh vực y tế, kinh tế - xã hội,.. càng khẳng định
sự cần thiết phải thích ứng an toàn, linh hoạt từng bước trong phòng, chống
Covid giai đoạn hiện nay.
Tin
tưởng vào sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, biện pháp điều hành của Chính phủ và chính
quyền các địa phương, nhân dân ta quyết tâm cùng nhau dốc sức, đồng lòng, đoàn kết,
vững tin chắc chắn dịch bệnh sẽ được khống chế hiệu quả, đời sống vật chất tinh
thần của nhân dân ngày càng cải thiện, kinh tế xã hội ổn định, phát triển. Việt
Nam tiến lên chủ nghĩa xã hội vì mục tiêu “dân
giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.
Nhận xét