CHUNG SỨC, ĐỒNG LÒNG PHỤC HỒI KINH TẾ, KHẮC PHỤC ĐỨT GÃY KINH TẾ, TĂNG CƯỜNG KẾT NỐI GIỮA CÁC ĐỊA PHƯƠNG
Hơn
một năm qua, bằng các giải pháp xử lý đúng đắn, kịp thời, đồng bộ toàn Đảng,
toàn dân, toàn quân ta đã kiểm soát tốt việc lây lan và phòng, chống dịch
Covid-19 hiệu quả. Đến nay, Việt Nam vẫn là điểm sáng trên thế giới trong bối
cảnh dịch bệnh tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường. Tuy nhiên, chúng ta đang
phải đối mặt với những hậu quả nặng nề của đại dịch trên mọi mặt đời sống kinh
tế - xã hội như tổng sản phẩm trong nước quý III đã giảm rất sâu so với cùng kỳ
năm trước, đại dịch Covid-19 đã ảnh hưởng tiêu cực đến chỉ số phát triển kinh
tế vĩ mô trong cả ngắn hạn, trung hạn và dài hạn. Tác động của đại dịch đã làm
cho sản xuất bị ngưng trệ, các doanh nghiệp trong nước đứng trước nguy cơ thua
lỗ, phá sản, làm tăng nợ xấu ngân hàng, nhiều hộ sản xuất kinh doanh buộc phải
bán tài sản để duy trì hoạt động, các hộ gia đình phải giảm chi tiêu, kể cả chi
tiêu về y tế và giáo dục v.v… Số liệu thống kê từ đầu năm 2020 đến nay cho
thấy, đại dịch đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến thành quả phát triển kinh tế đất
nước, tiến trình giảm nghèo bị chậm lại, sự đứt gãy các liên kết trong nền kinh
tế và trong các hoạt động của đời sống xã hội, dưới tác động của đại dịch đã
làm cho nền kinh tế có nguy cơ đi chệch khỏi quỹ đạo tăng trưởng…Rõ ràng, chủ
động thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát tốt dịch bệnh Covid-19 để khôi
phục kinh tế, khắc phục đứt gãy, tăng cường kết nối giữa các địa phương không
chỉ là mục tiêu, nhiệm vụ mà còn là đòi hỏi tất yếu, đảm bảo cho việc thực hiện
thành công “mục tiêu kép” trong trạng thái bình thường mới. Sự chung sức, đồng
lòng của cả hệ thống chính trị, nhà nước và nhân dân trong phát triển kinh tế
mang ý nghĩa quyết định sống còn.
Khôi
phục, phát triển kinh tế phải bắt đầu từ chủ trương, chính sách, cơ chế, thể chế…
của Nhà nước. Mới đây Nghị quyết số 128/NQ-CP của Chính phủ - một chủ trương,
quyết sách đúng đắn, sáng tạo và kịp thời đã được ban hành, phù hợp tính thích
ứng linh hoạt, triển khai những giải pháp phù hợp cho tình hình mới. Đặc biệt
nhấn mạnh đến việc các chính sách phải được xây dựng, thực thi một cách nhất
quán từ Trung ương tới địa phương. Xác định khôi phục, phát triển kinh tế cần
nhiều giai đoạn khác nhau như: “thích ứng an toàn, linh hoạt, hiệu quả với dịch
Covid-19”; mở cửa ổn định, an toàn; phục hồi các lĩnh vực sản xuất – kinh
doanh, du lịch, dịch vụ, kích cầu tiêu dùng trong nước và thúc đẩy xuất khẩu
bền vững… Mỗi giai đoạn đều cần sự đồng lòng, chung sức của nhà nước, doanh
nghiệp và nhân dân, sự tăng cường kết nối các địa phương trong đó, Chính phủ và
địa phương đồng hành cùng doanh nghiệp dựa trên nguyên tắc lợi ích hài hòa, rủi
ro chia sẻ. Thực hiện tốt các chính sách về an sinh xã hội, giữ vững kinh tế vĩ
mô, bảo đảm cân đối lớn, ổn định chính trị và trật tự an toàn xã hội. Doanh
nghiệp nỗ lực vượt khó, khôi phục sản xuất, kết nối lại chuỗi cung ứng, thu hút
đầu tư, công nghệ, lao động, xuất khẩu hàng hóa,… Nhân dân đồng lòng, chung sức
cùng Nhà nước, doanh nghiệp bằng thực hiện thắng lợi mọi chủ trương chính sách,
an toàn chống dịch, khôi phục kinh tế, vừa tận dụng cơ hội tiêm vắc –xin, làm
việc trực tiếp an toàn, vừa tận dụng và phát triển xu thế “làm việc tại nhà”. Đây
vừa là thách thức, cũng chính là cơ hội tạo đà cho nền kinh tế đất nước đổi mới
sáng tạo, tận dụng chuyển đổi số, cải thiện thể chế, chính sách quyết tâm phấn
đấu đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế từ 6 - 6,5% trong năm 2022.
Với
các bước đi thận trọng, chắc chắn, chủ động, sẵn sàng, chúng ta có quyền tin
tưởng vào Chính phủ, hệ thống chính trị, doanh nghiệp và người dân Việt Nam
kiểm soát tốt dịch COVID-19, từng bước đưa cuộc sống trở lại bình thường mới,
thích ứng với môi trường có dịch COVID-19, khôi phục và phát triển kinh tế
nhanh, bền vững.
Nhận xét