Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 3, 2023

TƯ TƯỞNG ĐOÀN KẾT LƯƠNG – GIÁO CỦA CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH VỚI VIỆC NHẬN DIỆN, PHÒNG CHỐNG ÂM MƯU, THỦ ĐOẠN CỦA KẺ THÙ

Đã từ lâu, việc kích động mâu thuẫn, gây chi rẽ đồng bào lương - giáo là những thủ đoạn được các thế lực thù địch thường xuyên sử dụng nhằm chia rẽ, phá vỡ khối đại đoàn kết dân tộc, gây mất ổn định trật tự xã hội, nhằm làm suy yếu đất nước ta. Hiện nay, chúng tăng cường tiến hành những hoạt động chiến tranh tâm lý, phá hoại tư tưởng, tuyên truyền kích động mâu thuẫn, xung đột, nhất là đối lập về hệ tư tưởng giữa “hữu thần” với “vô thần”, giữa thế giới quan tôn giáo với thế giới quan cộng sản; vu cáo cộng sản diệt đạo, vu cáo Nhà nước đàn áp tôn giáo làm cho bộ phận quần chúng lạc hậu ngộ nhận tin theo, hòng làm chia rẽ, phá hoại, suy yếu khối đại đoàn kết toàn dân tộc . Từ đó, tạo lực lượng chống đối ngầm chế độ xã hội chủ nghĩa Việt Nam.. Trước âm mưu, thủ đoạn thâm độc đó, thấm nhuần và thực hiện tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết lương – giáo hiện nay hơn lúc nào hết có ý nghĩa sâu sắc để nhận diện và đấu tranh với các thế lực phản động. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: cơ sở vữn

PHÒNG, CHỐNG “TỰ DIỄN BIẾN”, “TỰ CHUYỂN HÓA” VỀ TƯ TƯỞNG TRONG CÁN BỘ, ĐẢNG VIÊN

                 “Tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” về tư tưởng trong đội ngũ cán bộ, đảng viên là một vấn đề hệ trọng, liên quan đến sự tồn vong của Đảng, của chế độ xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Để nhận diện và phòng chống “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong đội ngũ cán bộ đảng viên, chúng ta cần nhận diện đúng và có giải pháp phù hợp để khắc phục vấn đề này trong thực tiễn . “Tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong cán bộ, đảng viên thường xuất hiện khi tình hình đất nước, cơ quan, đơn vị, địa phương có những diễn biến phức tạp, nhiều khó khăn, thách thức; tình trạng mất dân chủ, quan liêu, tham nhũng, lãng phí, phân hóa giàu nghèo,… dẫn tới sự bất mãn, bất bình trong xã hội; cùng với sự kích động, chia rẽ, lôi kéo, mua chuộc, “hà hơi tiếp sức” của các thế lực thù địch, v.v. Song, trước hết và chủ yếu là do chính bản thân những cán bộ, đảng viên có lập trường tư tưởng chính trị không vững vàng; thiếu tu dưỡng, rèn luyện về đạo đức, lối sống, có biểu hiện chạy chức, chạy quyền, tr

SỨC MẠNH CỦA NHÂN DÂN

Lịch sử hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc ta, cũng như lịch sử của các quốc gia, dân tộc đông, tây, kim, cổ trên thế giới đều xác nhận và khẳng định chân lý: Nhân dân là người làm nên lịch sử, sức dân là vô địch. Chính những người dân chân lấm, tay bùn, biết bao đời lao động cần cù, hai sương một nắng đã khai sơn, phá thạch dựng nên hình hài Tổ quốc và đã biết bao lần mang xương máu của mình tạo nên bức tường thành vững chắc để giữ gìn, bảo vệ quê hương, đất nước, bảo vệ những thành quả do mình tạo dựng nên. Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nhấn mạnh: Trong bầu trời không gì quý bằng nhân dân; trong thế giới không gì mạnh bằng lực lượng đoàn kết của nhân dân. Suốt cuộc đời hoạt động cách mạng, Người luôn thể hiện tình cảm quý trọng nhân dân và chăm lo xây dựng lực lượng toàn dân tham gia vào các công việc của cách mạng. Thực tiễn cũng đã chứng minh, quy tụ được lòng dân, phát huy sức mạnh của nhân dân là nguyên nhân quyết định mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam.

HÃY ĐỂ PHẦN TỐT NẨY NỞ NHƯ HOA MÙA XUÂN VÀ PHẦN XẤU BỊ DẦN MẤT ĐI

       Hiện nay Đảng ta đề cập nhiều lần trong các nghị quyết, chỉ thị, quy định, đó là cảnh báo tình trạng một bộ phận cán bộ, đảng viên có biểu hiện thờ ơ, thiếu bản lĩnh, dũng khí cần thiết trong đấu tranh bảo vệ cái đúng, cái tốt và chống lại những biểu hiện sai trái trong cơ quan đơn vị mình. Một trong nhiều nguyên nhân chủ quan dẫn đến những khuyết điểm, yếu kém trong công tác xây dựng Đảng đã được Nghị quyết TW4, khóa XI chỉ ra là: “Một số nơi có tình trạng những việc làm đúng, gương người tốt không được đề cao, bảo vệ; những sai sót, vi phạm không được phê phán, xử lý nghiêm minh”. Nghị quyết TW4, khóa XII Đảng ta tiếp tục chỉ ra một trong những nguyên nhân chủ quan khiến công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng còn nhiều hạn chế, bất cập, đó là: “Chưa chú trọng lấy tích cực đẩy lùi tiêu cực”; đồng thời chỉ rõ một trong 9 biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị của một bộ phận cán bộ, đảng viên là: “Thấy đúng không bảo vệ, thấy sai không đấu tranh”.      Như vậy, đối với mỗi tập thể