NHẬN DIỆN LUẬN ĐIỆU VỀ “DÂN CHỦ” HIỆN NAY
Sau Đại hội lần thứ XII của Đảng, các thế lực
thù địch tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động chống phá. Một
số người được thể mượn diễn đàn dân chủ kêu gọi cái gọi là: “chế độ một đảng lãnh
đạo là độc tài, là không dân chủ” và “muốn có dân chủ thực sự ở Việt Nam thì phải
hội nhập vào xu thế đa đảng như nước ngoài”, đòi thay đổi thế hệ lãnh đạo. Thậm chí, có người “té nước theo mưa”,
nhân danh “cấp tiến”, “thế hệ Việt Nam mới” hô hào, phụ họa kiểu “đánh bùn sang
ao” công kích, tự biến mình thành kẻ phát ngôn, tiếp tay cho các thế lực thù địch:
còn Đảng Cộng sản lãnh đạo thì đất nước còn nghèo đói, khó phát triển, mất
dân chủ, mất chủ quyền, sớm muộn cũng đưa đất nước đi
vào ngõ cụt, đi vào vết xe đổ của lịch sử.
Trước hết, hãy nhìn thực tế nền dân chủ tư sản mà người ta ca ngợi là vĩnh hằng,
đẹp đẽ. Sự thật về dân chủ ở các nước tư sản có thể nói rằng, cho dù bất kỳ đảng nào nắm quyền lãnh đạo, thì các quyền
công dân, quyền dân
chủ vẫn nằm trong tay giai cấp tư sản và phục vụ cho lợi ích của giai cấp tư sản. Đó là quyền làm chủ của
số ít và phục vụ cho số ít để chống lại những người lao động, nhân danh cái gọi
là “nhân quyền cao hơn chủ quyền” để chà đạp lên nền độc lập, tự do của các quốc
gia, dân tộc khác. Nhìn lại lịch sử nước Mỹ, hơn 200 năm qua, kể từ khi nước Mỹ
ra đời, chỉ có hai đảng là Đảng Dân chủ và Đảng Cộng hòa thay nhau cầm quyền.
Tuy là hai đảng nhưng không ai tìm thấy sự khác nhau về bản chất có chăng chỉ
khác về tên gọi và một số chính sách phục vụ cho lợi ích của đảng đó; sự thay
nhau cầm quyền của hai đảng này cũng chỉ là sự thay đổi kiểu “bình mới, rượu
cũ”. Có thể dễ nhận thấy, thủ đoạn khi ra tranh cử các đảng Dân chủ
và Cộng hòa vẽ ra bức tranh đầy màu sắc sáng lạm và đưa ra những “hứa
hẹn” có cánh, song khi trúng cử họ phủi tay trắng trợn, phủ nhận cả lời hứa của chính mình, thậm chí chà đạp lên các quyền
con người khi lợi ích của giai cấp, của đảng cầm quyền bị đe dọa. Sự thật cái gọi
là dân chủ ở Mỹ, khi người da đen bị phân biệt đối xử, người da trắng tự cho
mình cái quyền có thể được giết người da đen. Hơn nữa, để thực hiện mục đích chính trị, hai đảng Cộng hòa và Dân chủ đã điều chỉnh
không ít những chính sách xã hội nhằm xoa dịu mâu thuẫn xã hội nhằm đạt được sự
thỏa hiệp nhất định song không che giấu được bản chất của những đảng tư sản, những
lợi ích của những tập đoàn, những ông chủ tư sản kếch sù. Trong khi các ông chủ
tư sản chỉ chiếm 1% dân số nhưng lại chiếm trên 90% tổng số của cải của toàn xã
hội. Phải chăng đó là thứ dân chủ về kinh tế? Họ cho rằng phổ thông đầu phiếu
là một trong những hình thức cao nhất của dân chủ. Song thực chất là mua, bán đầu
phiếu bằng đồng đôla, bằng sự thỏa thuận, mặc cả ngầm về tài chính, lợi ích. Phải
chăng như vậy là dân chủ đích thực?
Những năm đầu thập niên 90 của thế kỷ
XX, chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và các nước Đông Âu
lâm vào khủng hoảng và sụp đổ. Hàng loạt các Đảng Cộng sản bị giải tán và cấm
hoạt động. Nhiều người trong đó có cả những người cộng sản kiên trung, lão
thành đã quay sang buông xuôi, chấp nhận, cổ vũ cho đa nguyên chính trị, đa đảng
đối lập. Sự thật ở các nước Đông Âu hiện nay và các nước SNG tình hình dân chủ
có được cải thiện? Chế độ đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập có được dân chủ
hơn và ổn định? Hay nay cách mạng màu sắc, mai chính phủ sụp đổ, thay đổi, xung
đột dân tộc, sắc tộc, tôn giáo đẫm máu… và có lẽ chính người dân
là người thấm thía sâu sắc thế nào là nền dân chủ mà họ đang sống.
Hiện nay trên thế giới có không ít các
nước chỉ có một đảng cầm quyền lãnh đạo như: Malaixia, Singapo… từ một nước chậm
phát triển, thậm chí là một “làng chài” trở thành quốc gia phát triển ở Châu Á,
có một nền dân chủ tiến bộ. Vậy một đảng lãnh đạo thì đất nước không thể phát
triển? Như vậy, có thể khẳng định: quy mô, tính chất, trình độ và mức độ dân chủ
không phải do thể chế đa đảng hay một đảng lãnh đạo, cầm quyền quy định. Một nước
có thể nhiều đảng vẫn phi dân chủ, việc một đảng hay nhiều đảng chính trị cầm
quyền ở một nước hoàn toàn do điều kiện lịch sử nước đó quy định và nguyện vọng
của nhân dân ở đó thừa nhận và thực hiện.
Vậy, Đảng Cộng sản Việt Nam là lực lượng
duy nhất lãnh đạo xã hội Việt Nam thì có gì là mâu thuẫn, nghịch lý đối với việc
xây dựng và thực hiện dân chủ ở Việt Nam. Sự cầm quyền và lãnh đạo
duy nhất của Đảng Cộng sản Việt Nam là tất yếu, là sự lựa chọn của chính lịch sử
dân tộc và nhu cầu của nhân dân ta. Chế độ dân chủ mà Đảng, nhà nước và nhân
dân ta xây dựng là chế độ dân chủ xã hội chủ nghĩa, tất cả quyền lực xã hội thuộc
về nhân dân, phục vụ cho lợi ích của nhân dân và vì nhân dân.
Dân
chủ là khát vọng của toàn nhân loại, con đường vươn tới dân chủ luôn bị chi phối
bởi các đảng chính trị, mang dấu ấn của điều kiện kinh tế, xã hội cụ thể. Con
đường vươn tới dân chủ không dung thứ bất cứ sự rập khuôn, áp đặt, càng không
chấp nhận việc lợi dụng cái gọi là dân chủ để làm rối loạn, bất ổn xã hội, can
thiệp vào công việc nội bộ của các quốc gia, dân tộc. Đất nước ta dù còn nhiều
khó khăn, thách thức, nhưng dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, nhân
dân ta có quyền tự hào rằng, một nền dân chủ, chân chính thực sự của nhân dân,
do nhân dân, vì nhân dân sẽ tiếp tục phát triển. Đó là một nền dân chủ rộng
dãi, toàn diện, tiến bộ, phù hợp với sự phát triển của thời đại.
Minh
Quân
Nhận xét