CẢNH GIÁC VÀ KIÊN QUYẾT ĐẤU TRANH BÁC BỎ THÔNG TIN XẤU, ĐỘC TRÊN MẠNG INTERNET
Internet là mạng lưới toàn cầu được tạo thành do các thiết bị
thông tin như máy tính, điện thoại, máy chủ lưu trữ dữ liệu kết nối với nhau
thông qua hệ thống dây cáp mạng với mục đích trao đổi, chia sẻ dữ liệu bằng các
giao thức mạng đã được con người quy định.
Internet là kho thông tin khổng lồ, giúp đỡ con người trong
việc học tập, giúp các doanh nghiệp phát triển, giúp kết nối mọi người vượt qua
mọi giới hạn về khoảng cách….Đối với Nhà nước ta hiện nay nếu sử dụng Internet
cũng như các mạng xã hội đúng mục đích và phù hợp sẽ là công cụ hữu hiệu góp phần
quan trọng phục vụ công tác tuyên truyền, giáo dục đường lối, chính sách của Đảng,
Nhà nước đối với mỗi người dân. Tuy nhiên, bên cạnh những tiện ích Internet
mang lại thì mặt trái của nó không hề nhỏ. Bản chất Internet là môi trường mở
cho phép người sử dụng được tự do cung cấp, tìm kiếm và sử dụng thông tin, tính
truyền tải nhanh, diện tham chiếu rộng, thông tin gần như tức thì, dễ tạo hiệu ứng
xã hội theo chiều rộng nên rất khó quản lý và kiểm soát.Thực tế, bên cạnh các
thông tin bổ ích, có giá trị đối với xã hội thì còn vô số thông tin, hình ảnh
có nội dung xấu độc, trái với truyền thống văn hóa dân tộc cũng được tán phát
lên các trang thông tin điện tử (website), blog, mạng xã hội, trên phần phản hồi
(comment) của các báo điện tử…
Vì vậy, các thế lực thù địch đang triệt để lợi dụng internet và lập nhiều địa chỉ facebook với các tê miền khác nhau để truyền bá những thông tin xấu độc, đăng tải những status trên trang facebook cá nhân với ngôn ngữ, luận điệu đầy tính kích động, phản động, xuyên tạc đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước, phủ nhận thành tựu của công cuộc đổi mới, tìm mọi cách thúc đẩy “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” nội bộ ta trên mọi lĩnh vực. Hệ lụy của thông tin xấu độc ảnh hưởng rất lớn đến đạo đức, lối sống, nhân cách của cá nhân và cộng đồng xã hội, có tác động tiêu cực đến tình hình tư tưởng, dư luận xã hội, gây nghi ngờ, gieo rắc sự hoang mang, dao động, làm giảm sút lòng tin của một bộ phận cán bộ, đảng viên và nhân dân đối với Đảng, Nhà nước và chế độ xã hội chủ nghĩa. Vậy để chủ động ngăn chặn, đẩy lùi thông tin xấu độc trên internet và mạng xã hội cần phải làm những gì? Trước hết mỗi cấp ủy, tổ chức Đảng, chính quyền các cấp cần đẩy mạnh tuyên tuyền, giáo dục để mỗi cán bộ, chiến sỹ, người dân thấy rõ tính hai mặt của internet và mạng xã hội; nhận diện các thủ đoạn, nội dung thông tin xấu độc, tính chất nguy hại của nó đối với cá nhân và xã hội. Qua đó trang bị kiến thức cần thiết để mỗi người có thể tự sàng lọc, tiếp nhận thông tin hữu ích, chính thống, đồng thời “miễn dịch” với những thông tin xấu độc làm nhiễu loạn môi trường xã hội.Trong quá trình tuyên truyền, giáo dục nâng cao sức đề kháng cho mỗi người trước thông tin xấu độc trên internet và mạng xã hội, cần tiếp tục gắn chặt chẽ với tuyên truyền, thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 46-CT/TW ngày 27-7-2010 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa X) về “Chống sự xâm nhập của các sản phẩm văn hóa độc hại gây hủy hoại đạo đức xã hội”; Nghị quyết số 33-NQ/TW ngày 9-6-2014 của Hội nghị Trung ương 9 (khóa XI) “Về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước”. Đối với cán bộ, chiến sỹ trong quân đội, việc sử dụng Internet không bị cấm như ở nhiều quân đội trên thế giới, nhưng Bộ Quốc phòng cũng đã có Thông tư số 110/BQP quy định cụ thể về sử dụng Internet. Và để cảnh giác và đấu tranh với những thông tin xấu độc trên các trang mạng xã hội hiện nay đối với Quân đội cần tổ chức tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức cho cán bộ, chiến sĩ về nhiệm vụ đấu tranh phòng, chống các quan điểm sai trái, thù địch trên Internet, tăng cường công tác bảo vệ chính trị nội bộ, không để xảy ra hiện tượng cán bộ, đảng viên và quần chúng bị kẻ địch lôi kéo, móc nối; kiên quyết đấu tranh, ngăn chặn những quan điểm, tư tưởng sai trái thẩm lậu vào đơn vị. Thực hiện nghiêm túc các quy chế, quy định về quản lý tài liệu, không để các ấn phẩm văn hóa độc hại, tài liệu phản động lọt vào đơn vị, trang bị phương pháp tiếp cận thông tin trên mạng Internet một cách khoa học và đúng đắn.
Vì vậy, các thế lực thù địch đang triệt để lợi dụng internet và lập nhiều địa chỉ facebook với các tê miền khác nhau để truyền bá những thông tin xấu độc, đăng tải những status trên trang facebook cá nhân với ngôn ngữ, luận điệu đầy tính kích động, phản động, xuyên tạc đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước, phủ nhận thành tựu của công cuộc đổi mới, tìm mọi cách thúc đẩy “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” nội bộ ta trên mọi lĩnh vực. Hệ lụy của thông tin xấu độc ảnh hưởng rất lớn đến đạo đức, lối sống, nhân cách của cá nhân và cộng đồng xã hội, có tác động tiêu cực đến tình hình tư tưởng, dư luận xã hội, gây nghi ngờ, gieo rắc sự hoang mang, dao động, làm giảm sút lòng tin của một bộ phận cán bộ, đảng viên và nhân dân đối với Đảng, Nhà nước và chế độ xã hội chủ nghĩa. Vậy để chủ động ngăn chặn, đẩy lùi thông tin xấu độc trên internet và mạng xã hội cần phải làm những gì? Trước hết mỗi cấp ủy, tổ chức Đảng, chính quyền các cấp cần đẩy mạnh tuyên tuyền, giáo dục để mỗi cán bộ, chiến sỹ, người dân thấy rõ tính hai mặt của internet và mạng xã hội; nhận diện các thủ đoạn, nội dung thông tin xấu độc, tính chất nguy hại của nó đối với cá nhân và xã hội. Qua đó trang bị kiến thức cần thiết để mỗi người có thể tự sàng lọc, tiếp nhận thông tin hữu ích, chính thống, đồng thời “miễn dịch” với những thông tin xấu độc làm nhiễu loạn môi trường xã hội.Trong quá trình tuyên truyền, giáo dục nâng cao sức đề kháng cho mỗi người trước thông tin xấu độc trên internet và mạng xã hội, cần tiếp tục gắn chặt chẽ với tuyên truyền, thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 46-CT/TW ngày 27-7-2010 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa X) về “Chống sự xâm nhập của các sản phẩm văn hóa độc hại gây hủy hoại đạo đức xã hội”; Nghị quyết số 33-NQ/TW ngày 9-6-2014 của Hội nghị Trung ương 9 (khóa XI) “Về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước”. Đối với cán bộ, chiến sỹ trong quân đội, việc sử dụng Internet không bị cấm như ở nhiều quân đội trên thế giới, nhưng Bộ Quốc phòng cũng đã có Thông tư số 110/BQP quy định cụ thể về sử dụng Internet. Và để cảnh giác và đấu tranh với những thông tin xấu độc trên các trang mạng xã hội hiện nay đối với Quân đội cần tổ chức tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức cho cán bộ, chiến sĩ về nhiệm vụ đấu tranh phòng, chống các quan điểm sai trái, thù địch trên Internet, tăng cường công tác bảo vệ chính trị nội bộ, không để xảy ra hiện tượng cán bộ, đảng viên và quần chúng bị kẻ địch lôi kéo, móc nối; kiên quyết đấu tranh, ngăn chặn những quan điểm, tư tưởng sai trái thẩm lậu vào đơn vị. Thực hiện nghiêm túc các quy chế, quy định về quản lý tài liệu, không để các ấn phẩm văn hóa độc hại, tài liệu phản động lọt vào đơn vị, trang bị phương pháp tiếp cận thông tin trên mạng Internet một cách khoa học và đúng đắn.
Đấu tranh bác bỏ thông tin xấu, độc trên mạng Internet, định
hướng đúng đắn cho mọi người là trách nhiệm của mọi cấp mọi ngành, của cả hệ thống
Chính trị, trong đó có cán bộ, chiến sĩ trong quân đội lực lượng nòng cốt trong
sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu bảo vệ Tổ quốc, do đó cần thực hiện đồng bộ các
biện pháp trên để việc đấu tranh bác bỏ thông tin xấu, độc trên mạng internet
có hiệu quả.
Bảo Nguyễn
Nhận xét