BỆNH KINH NGHIỆM, GIÁO ĐIỀU VÀ CÁCH KHẮC PHỤC
Phong cách thực tiễn của Chủ tịch
Hồ Chí Minh là những đặc điểm riêng có trong cách nghĩ và hành động của Người.
Trong đó, mọi suy nghĩ, hành động của Người luôn dựa trên thực tiễn sinh động
của cuộc sống. Năm 1947, nhận thấy tình hình hoạt động của các cơ quan Đảng,
chính quyền ở các địa phương sàu ngày toàn quốc kháng chiến có nhiều vấn đề
phải chấn chỉnh gấp, Bác viết tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc”. Ngay sau khi
được xuất bản, cuốn sách đã lập tức trở thành tài liệu gối đầu giường của cán
bộ, đảng viên, góp phần đấu tranh chống bệnh giáo điều trong đội ngũ cán bộ,
đảng viên.
Trong
tác phẩm, Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu rõ: “Lý luận cốt để áp dụng vào
công việc thực tế. Lý luận mà không áp dụng vào thực tế là lý luận suông. Dù
xem được hàng ngàn hàng vạn quyển lý luận, nếu không biết đem ra thực hành, thì
khác nào một cái hòm đựng sách.” (1). Bệnh giáo điều là khuynh hướng tư tưởng cường điệu hóa vai
trò của lý luận, coi nhẹ thực tiễn, tách rời lý luận khỏi thực tiễn, thiếu quan
điểm lịch sử - cụ thể. Biểu hiện: Nắm lý luận
chỉ dùng ở câu chữ theo kiểu “tầm chương trích cú”, không nắm được thực chất
khoa học của lý luận, không tiêu hóa được kiến thức sách vở; Coi những nguyên lý, lý luận như những tín điều, không
thấy được sức sống của lý luận là ở chỗ phải luôn sửa đổi, bổ sung, phát triển
trên cơ sở thực tiễn mới;
Vận dụng lý luận và những kinh nghiệm đã có một cách rập
khuôn, máy móc, không tính đến điều kiện lịch sử - cụ thể, đến trình độ của
thực tiễn. Nguyên nhân của bệnh giáo điều là không biết vận dụng lý luận
vào thực tế, không biết đem lý luận ra thực hành..
Bệnh kinh nghiệm là khuynh
hướng tư tưởng tuyệt đối hóa kinh nghiệm, coi thường lý luận khoa học. Biểu
hiện: Thỏa mãn với vốn kinh nghiệm của bản thân, ngại học lý luận, không chịu
khó nâng cao trình độ lý luận; Tiếp xúc với lý
luận ở trình độ tư duy kinh nghiệm từ đó đơn giản hóa, thông tục hóa, kinh
nghiệm hóa lý luận, cố gắng “đẽo gọt” lý luận cho vừa với khuôn khổ, kích thước
kinh nghiệm của mình; Coi thường lý luận, không tin vào lý luận và không chịu
khó vận dụng lý luận vào thực tiễn. Nguyên nhân của bệnh kinh nghiệm cũng
là do không hiểu, không thấy được vai trò to lớn của lý luận khoa học đối với
thực tiễn. Chủ tịch Hồ Chí Minh dẫn chứng: “Có
những cán bộ, những đảng viên cũ, làm được việc, có kinh nghiệm. Cố nhiên,
những anh em đó rất quý báu cho Đảng. Nhưng họ lại mắc phải cái bệnh khinh lý
luận. Họ quên rằng: nếu họ đã có kinh nghiệm mà lại biết thêm lý luận thì công
việc tốt hơn nhiều. Họ quên rằng: kinh nghiệm của họ tuy tốt, nhưng cũng chẳng
qua là từng bộ phận mà thôi, chỉ thiên về một mặt mà thôi. Có kinh nghiệm mà
không có lý luận, cũng như một mắt sáng, một mắt mờ.” (2)
Hồ
Chí Minh luôn nhắc nhở cán bộ, đảng viên cách khắc phục bệnh kinh nghiệm và
bệnh giáo điều là tuân thủ nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn
trong nhận thức và hành động. Để làm tốt điều đó thì cần phải ra sức học tập,
nâng cao trình độ lý luận cũng như chuyên môn nghiệp vụ, phải có phương pháp
học tập đúng đắn, học đi đôi với hành, lý luận gắn với thực tiễn. Cụ thể với
các yêu cầu cơ bản đó là: Phải nhận thức đúng vai
trò của lý luận, nắm bắt hệ thống lý luận khoa học, đặc biệt là
tinh thần và phương pháp luận của chủ nghĩa
Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, nắm chắc lý luận của các khoa học cơ bản và khoa học chuyên ngành; Phải vận dụng lý
luận vào thực tiễn một cách sáng tạo; Khi thực tiễn thay đổi thì lý luận cũng phải thay đổi theo; Phải tích cực
tu dưỡng, rèn luyện để có đủ các điều kiện về phẩm chất và năng lực để thống nhất giữa lý luận và thực tiễn; Phải có quan
điểm thực tiễn đúng đắn, tích cực hoạt động thực tiễn, xuất phát từ thực tiễn,
tích cực sơ, tổng kết thực tiễn để rút kinh nghiệm, phát triển lý luận.
Nhận xét