NHẬN DIỆN VÀ ĐẤU TRANH VỚI CÁC LUẬN ĐIỆU SAI TRÁI CỦA THẾ LỰC THÙ ĐỊCH CHỐNG PHÁ CÁCH MẠNG VIỆT NAM TRÊN LĨNH VỰC KINH TẾ
Để thực hiện chiến lược“Diễn biến hòa bình” chống phá cách
mạng Việt Nam cả trước đây cũng như hiện nay, các thế lực thù địch luôn xác
định tiến công trên lĩnh vực kinh tế, coi đây là một mũi đột phá, nội dung trọng yếu, đồng thời là vũ khí lợi
hại nhất. Bởi, kinh tế suy đến cùng quyết
định toàn bộ đời sống chính trị, tư tưởng của xã hội. Thêm vào đó, hiện nay nền
kinh tế của CNTB phát triển mạnh nên dễ gây tâm trạng hoài nghi, dao
động về con đường đi lên CNXH ở nước ta. Sự yếu kém trong công tác quản lý,
điều hành của một số doanh nghiệp, những bất cập của nền kinh tế, vụ án kinh tế
lớn là cơ sở cho các thế lực thù địch dễ lợi dụng đả kích…Nội dung mà các thế
lực thù địch tập trung chống phá trên lĩnh vực kinh tế chủ yếu như:
Một là, xuyên
tạc những quan điểm kinh tế của CN Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối
kinh tế của Đảng ta; tuyên truyền các quan điểm kinh tế tư sản nhằm chuyển hoá
con đường xây dựng CNXH ở nước ta trong lĩnh vực lý luận – tư tưởng.
Theo đó,
chúng lợi dụng sự sụp đổ của các nước XHCN Đông Âu và Liên Xô để tuyên truyền,
bài xích con đường lựa chọn của Việt Nam . Lợi dụng những thành tựu về
kinh tế của các nước tư bản phát triển để tuyên truyền cho những quan điểm kinh
tế tư sản. Tuyệt đối hoá vai trò của chế độ tư hữu, phủ nhận chế độ công hữu,
phủ nhận học thuyết giá trị thặng dư, phủ nhận sự bần cùng hóa giai cấp vô sản
và sự diệt vong tất yếu của chủ nghĩa tư bản,... Thậm chí, xuyên tạc quan điểm
kinh tế của Đảng,cho rằng thành tựu hơn 30 năm đổi mới là do khách quan mang
lại, phủ nhận yếu tố chủ quan – chính là vai trò lãnh đạo của Đảng.
Hai là, khuyến
khích phát triển chế độ tư hữu.
Bằng các biện pháp hỗ trợ cho các doanh nghiệp tư nhân như
thực hiện ưu đãi tín dụng 100% cho các loại hình doanh nghiệp này từ năm 2001,
đưa ra yêu cầu để có được nguồn tài trợ của nước ngoài phải bỏ những hạn chế về
quy mô DNNN được cổ phần hóa, đòi cho phép nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần
trong doanh nghiệp Nhà nước... Thúc đẩy quá trình tư nhân hoá nền kinh tế Việt
Nam, cho rằng chính doanh nghiệp tư nhân, sở hữu tư nhân có vai trò to lớn
trong cải cách ở nước ta. Hay,thực hiện chiến lược chi phối đầu tư hòng âm mưu
thao túng chính trị, xã hội, lái ý đồ cổ phần hóa DNNN thành quá trình tư nhân
hóa nền kinh tế…
Ba là, khuyến
khích nền kinh tế Việt Nam phát triển theo hướng thị trường tự do, hạ thấp vai
trò quản lý kinh tế của nhà nước. Thực hiện các thủ đoạn phá hoại kiềm chế sự
phát triển, gây mất ổn định về kinh tế.
Sử dụng thủ đoạn bao vây cấm vận về
kinh tế hay huỷ bỏ chế độ ưu đãi, thông qua viện trợ đầu tư, liên doanh liên
kết đưa người vào Việt Nam thu thập thông tin kinh tế. Thực hiện phá hoại thị
trường tài chính, tiền tệ, phá hoại cơ sở kinh tế quốc phòng, gây áp lực trong
quan hệ kinh tế bằng các vụ kiện bán phá giá…Bên cạnh đó, các thế lực thù địch
còn dùng tiền mua chuộc đội ngũ quản lý, nhân viên nhà nước về kinh tế, làm tha
hoá biến chất làm mất lòng tin của nhân
dân đối với Đảng.
Có thể nói, chiến lược “Diễn biến hòa
bình” của các thế lực thù địch đối với cách mạng Việt Nam trên lĩnh vực kinh tế cực kỳ
nguy hiểm, gây hậu quả nghiêm trọng cho nền kinh tế. Do đó, để góp phần bảo vệ chủ nghĩa Mác -Lênin, tư tưởng Hồ Chí
Minh, đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước, giữ
vững trận địa kinh tế, xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng
xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, thực hiện mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ,
công bằng văn minh”, đấu tranh làm thất bại âm mưu, thủ đoạn “DBHB” của các thế
lực thù địch trên lĩnh vực kinh tế trong tình hình mới cần phải thực hiện tốt
một số nội dung và biện pháp chủ yếu sau:
Một là, chủ
động đấu tranh trên lĩnh vực lý luận tư tưởng, bảo vệ vững chắc nguyên lý cơ
bản của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối đổi mới kinh
tế của Đảng, góp phần củng cố vững chắc trận địa tư tưởng trong mọi tầng lớp
nhân dân, trước hết là đội ngũ cán bộ, đảng viên.
Theo đó, cần chủ động đấu tranh các
luận điệu xuyên tạc, phản động bảo vệ có hiệu quả lý luận kinh tế của chủ nghĩa
Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh. Vận dụng sáng tạo các nguyên lý kinh tế phù
hợp với thực tiễn của đất nước. Đặc biệt, làm rõ tính tất yếu của phát triển
kinh tế thị trường, tiến hành CNH, HĐH, mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại ở
nước ta, xác định các biện pháp khắc phục nguy cơ chệch hướng XHCN trong phát
triển kinh tế. Đồng thời, kịp thời tổng kết, rút kinh nghiệm về công cuộc đổi
mới kinh tế, chỉ đạo quá trình đổi mới tiếp theo.
Hai là, đẩy
mạnh phát triển kinh tế theo hướng CNH, HĐH, khắc phục nguy cơ tụt hậu xa hơn
về kinh tế so với các nước trong khu vực và trên thế giới.
Chú trọng đầu tư phát triển LLSX, công nghệ hiện đại, ưu
tiên phát triển công nghệ lưỡng dụng, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực - yếu
tố trọng tâm của quá trình CNH, HĐH. Đẩy mạnh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh
tế ngành theo hướng hiện đại, tạo điều kiện cho công nghiệp quốc phòng phát
triển. Tạo điều kiện để các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế phát
triển nhằm khai thác tiềm năng, thế mạnh. Tạo
sự phát triển cân đối về cơ cấu vùng kinh tế. Bảo đảm các miền, vùng, lãnh thổ
của đất nước phát triển đồng đều. Không để tình trạng chênh lệch lớn về kinh tế
giữa các vùng. Chủ động tham gia hội nhập kinh tế quốc tế với những hình
thức bước đi phù hợp trên cơ sở các nguyên tắc.
Ngoài ra, cần kết hợp chặt chẽ giữa đấu tranh
chống hoạt động phá hoại trên lĩnh vực kinh tế trong chiến lược “DBHB” của các
thế lực thù địch với đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí và các tiêu cực khác
trong nền kinh tế./. NGA NGUYEN
Nhận xét