Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 11, 2020

VẠCH TRẦN TRÒ BỊP BỢM CỦA TỔ CHỨC KHỦNG BỐ “CHÍNH PHỦ QUỐC GIA VIỆT NAM LÂM THỜI”

 Hiện nay, toàn Đảng, toàn Quân, toàn Dân ta đang ra sức phấn đấu học tập, lao động sản xuất chào mừng đại hội Đảng bộ các cấp và hướng tới chào mừng Đại hội lần thứ XIII của Đảng Cộng Sản Việt Nam. Tuy nhiên, trong thời gian này các tổ chức, phần tử phản động, cơ hội trong và ngoài nước, với âm mưu thâm độc, xảo quyệt đã tìm mọi cách chống phá Đảng, Nhà nước xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Trong bài viết này, xin được vạch trần âm mưu thâm độc, xảo quyệt của tổ chức khủng bố “Chính phủ Quốc gia Việt Nam lâm thời” do Đào Minh Quân cầm đầu. Tin vào những trò bịp bợm, luận điệu xuyên tạc hoang đường của cái gọi là “Chính phủ Quốc gia Việt Nam lâm thời” do Đào Minh Quân cầm đầu, không ít người thiếu hiểu biết ở Lâm Đồng đã mắc bẫy tham gia tổ chức này, ráo riết hoạt động, quyết liệt chống phá Đảng và Nhà nước. Tuy nhiên, âm mưu thâm độc, xảo quyệt của tổ chức khủng bố này đã bị lực lượng Công an vạch trần, đấu tranh làm thất bại hoàn toàn. Tổ chức khủng bố bịp bợm, lừa đảo Lật từng tập hồ sơ v

CẦN HIỂU ĐÚNG VỀ NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM

  Kinh tế thị trường(KTTT) định hướng xã hội chủ nghĩa(XHCN) được xác định là mô hình kinh tế tổng quát trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội của nước ta.Trải qua gần 35 năm đổi mới đất nước, nhận thức về nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ngày càng sáng rõ và đầy đủ hơn. Đến nay, nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa mà nước ta xây dựng được xác định là nền kinh tế thị trường hiện đại, hội nhập quốc tế, vận hành đầy đủ, đồng bộ theo các quy luật của kinh tế thị trường, đồng thời có sự quản lý của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa phù hợp với trình độ phát triển của đất nước trong từng giai đoạn, hướng tới mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”. Tuy nhiên, các thế lực thù địch hiện nay thường xuyên chống phá, xuyên tạc rằng, không có nền kinh tế nào là nền KTTT định hướng XHCN; KTTT, các quy luật của KTTT và định hướng XHCN là những yếu tố đối lập nhau, lo

BẢO VỆ NỀN TẢNG TƯ TƯỞNG CỦA ĐẢNG TỪ ĐẠI HỘI VII ĐẾN NAY

  Trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng, Nhà nước ta luôn xác định công tác đấu tranh, phản bác những quan điểm sai trái, thù địch là một trong những nhiệm vụ hàng đầu trên mặt trận tư tưởng.  Trong các kỳ đại hội đại biểu toàn quốc, Đảng luôn nhấn mạnh nhiệm vụ đấu tranh phòng, chống “diễn biến hòa bình”, khẳng định tính xuyên suốt công tác đấu tranh, phản bác các quan điểm sai trái, thù địch của Đảng ta trong quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam.  Những năm đầu đổi mới, nhất là khi hệ thống CNXH ở Liên Xô và Đông Âu sụp đổ, các thế lực thù địch không ngừng chống phá Đảng ta và tuyên bố CNXH ở Việt Nam cũng sẽ sụp đổ trong ngày một, ngày hai. Với chiêu bài “dân chủ”, “nhân quyền”, “dân quyền”, “dân tộc”, “tự do tôn giáo, tín ngưỡng”…, các thế lực thù địch đã tung ra quan điểm sai trái với mục đích gây hoang mang, dao động lòng dân về hệ tư tưởng và lý tưởng XHCN ở nước ta. Chúng rêu rao những luận điệu, xuyên tạc chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, phủ nhận vai trò lã

“Tam quyền phân lập” luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch trước thềm Đại hội XIII Đảng

 Trước thềm đại hội XIII của Đảng, trên mạng xã hội, các thế lực thù địch đang ráo riết đăng tải nhiều bài viết có tính chất xuyên tạc, bóp méo, nói xấu Đảng, Nhà nước. Hành động này của các thế lực thù địch, thực chất chỉ là để thực hiện âm mưu đòi “Tam quyền phân lập”, tiến tới xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng, vai trò quản lý, điều hành của Chính phủ đối với đất nước. Đó là một chiêu trò chính trị cũ mèm, nhưng rất thâm độc của bọn phản động, trong số đó là đối tượng Lưu Trọng Văn, với bài viết: “Thư ngỏ gửi các đại biểu ĐH XIII của Đảng cộng sản Việt Nam” đăng trên trang mạng Bauxite Việt Nam ngày 22/9/2020. Ở Việt Nam, lịch sử đã chứng minh: Việt Nam là dân tộc yêu chuộng hòa bình. Hòa bình là biểu tượng cao nhất, một bản sắc truyền thống dân tộc. Lịch sử truyền thống chính trị các vương triều đã in đậm: Tập quyền và thống nhất là khuynh hướng chung của các nhà nước phong kiến Việt Nam. Đến thời đại Hồ Chí Minh, các bản Hiến pháp của Việt Nam (từ năm 1946 đến nay) đã kế thừa tinh

MÔ HÌNH KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA CỦA VIỆT NAM LÀ SỰ PHÙ HỢP THỰC TIỄN

  Từ năm 1986, trong đường lối đổi mới kinh tế, Việt Nam thừa nhận nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng XHCN (Kinh tế thị trường định hướng XHC) Tuy vậy, đến nay, vẫn có một số người, cả ở trong nước và ngoài nước, vì nhiều lý do, nhiều động cơ khác nhau, cho rằng không có nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Bởi kinh tế thị trường, các quy luật của kinh tế thị trường và định hướng xã hội chủ nghĩa là những yếu tố đối lập nhau, loại trừ nhau; ghép định hướng xã hội chủ nghĩa vào kinh tế thị trường là sự gán ghép chủ quan duy ý chí, không có cơ sở khoa học, không thuyết phục, làm nảy sinh nhiều mâu thuẫn. Thậm chí, có quan điểm còn cho rằng, khi Việt Nam xác định kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng của nền kinh tế, được khuyến khích phát triển thành các tổng công ty, tập đoàn kinh tế mạnh, hoạt động cả trong nước và ngoài nước thì nền kinh tế thị trường sẽ phát triển theo con đường tư bản

Âm mưu đen tối đằng sau vỏ bọc “đấu tranh cho dân chủ, nhân quyền”

  Việc góp ý với Đảng, Nhà nước và chính quyền các cấp trong thực thi dân chủ, nhân quyền là quyền lợi và nghĩa vụ của mỗi người dân. Vấn đề này đã được xác định trong Hiến pháp sửa đổi năm 2013 (thể hiện cụ thể từ Điều 14 đến Điều 49 của Hiến pháp) và trong Quy chế dân chủ ở cơ sở, cùng nhiều bộ luật khác. Trong thực tế, các quyền chính đáng của nhân dân như: Tự do ngôn luận, tự do hội họp, lập hội, quyền được biết, được bàn... đều có thể thực hiện theo quy định của pháp luật. Hiện nay, hầu hết người dân Việt Nam, không phân biệt giới tính, lứa tuổi, tôn giáo... đều được tham gia trong các hội, hiệp hội, các tổ chức chính trị xã hội, tôn giáo... mà mình thấy phù hợp. Họ được phát biểu chính kiến và bảo lưu chính kiến thông qua tổ chức đại diện của mình và các cơ quan chức năng, để ý kiến của mình được chuyển tới nơi cần đến. Hiện nay, việc thực thi dân chủ của chúng ta ngày càng rộng rãi và công minh, công bằng và thực sự làm chuyển biến tình hình thực hiện dân chủ ở cơ sở, góp phần