PHẢI CÓ CÁCH NHÌN ĐÚNG VỀ CHUYỆN CÁN BỘ ĐẢNG VIÊN LÀM GIÀU

 Hiện nay, trong dư luận xã hội vẫn luôn tồn tại luồn tư tưởng không tin, hoặc vẫn hoài nghi về chuyện cán bộ, đảng viên có tư duy kinh tế nhạy bén và sự năng động trong phát triển kinh tế tư nhân để trở nên giàu có. Dư luận cho rằng sự giàu có của một bộ phận cán bộ, đảng viên phần lớn là do liên quan đến tiêu cực, do tham nhũng mà có, chứ ít ai thừa nhận sự giàu có của đội ngũ cán bộ, đảng viên là do tài năng của họ. Do vậy, cần phải có một cái nhìn khách quan, toàn diện vào thực tiễn nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay để có sự đánh giá đúng đắn về vấn đề cán bộ, đảng viên làm giàu hiện nay.

Trước tiên, chúng ta nhìn dưới góc độ khách quan, từ nhiều khía cạnh khác nhau thì cán bộ, đảng viên cũng là con người, tất cả đều là công dân của nước Việt Nam và tất nhiên mọi công dân thì đều có quyền bình đẳng trước pháp luật. Trong đó, bình đẳng về thu nhập và các hoạt động kinh tế đã được pháp luật quy định rõ: “Người dân được làm những việc pháp luật không cấm. Cán bộ, đảng viên được làm những việc pháp luật cho phép”. Như vậy vấn đề cán bộ, đảng viên có khả năng nắm bắt nhạy bén với thời cuộc, năng động trong công tác cũng như trong các hoạt động kinh tế và ngày càng giàu lên cũng là chuyện bình thường, nếu tài sản đó có nguồn gốc rõ ràng, minh bạch và hợp pháp.

Trong Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam đã quy định rõ, đảng viên là những người ưu tú được quần chúng nhân dân tín nhiệm; có kiến thức, trình độ, năng lực, phẩm chất đạo đức…Như vậy, họ thật sự là những người tiêu biểu có tư chất nổi trội hơn so với quần chúng nhân dân ở mặt nào đó để thực hiện sứ mệnh lịch sử của Đảng, là người lãnh đạo quần chúng nhân dân. Vì thế, cán bộ, đảng viên nếu có trình độ năng lực hơn người cũng là điều tất yếu, hay việc họ làm kinh tế giỏi và trở nên giàu có cũng không có gì lạ.

Nhưng tại sao dư luận xã hội lại không tin, hoặc vẫn hoài nghi về chuyện cán bộ, đảng viên có tài năng, tư duy nhạy bén và sự năng động trong phát triển kinh tế tư nhân để trở nên giàu có. Dư luận cho rằng sự giàu có của một bộ phận cán bộ, đảng viên phần lớn là do liên quan đến tiêu cực, do tham nhũng mà có, chứ ít ai thừa nhận sự giàu có của họ là do tài năn mà có.

Thực ra, dư luận thì cũng chỉ là phỏng đoán, chứ cụ thể thì cũng chẳng mấy ai biết rõ người khác làm giàu bằng cách nào, thậm chí bằng sự ganh ghét, đố kỵ mà áp đặt lên những nguyên do phi lý để trục lợi, vùi dập lẫn nhau… Thực tế trong xã hội chúng ta luôn tồn tại quan niệm sai lầm mang tính quy ước về sự giàu – nghèo: Hễ bất cứ ai nói đến việc giàu có thì người ta thường nghĩ ngay tới những người làm quan chức nhà nước, hoặc những doanh nhân chứ mấy ai đề cập tới số đông những người làm công ăn lương trong xã hội. Như vậy sự bất bình đẳng về thu nhập và sở hữu tài sản trong xã hội được đề cập ở đây có thêm sự góp mặt của một bộ phận là cán bộ, quan chức.

Không ai cấm cán bộ, đảng viên giàu hơn dân, nếu làm giàu hợp pháp, bằng sự năng động, sáng tạo để tạo ra của cải vật chất, góp phần làm giàu cho xã hội, cho đất nước thì phải được khuyến khích nhân rộng. Nhưng thật đáng tiếc, thay vì làm giàu chính đáng thì một số ít những cái “giàu bất thường” liên quan đến hàng loạt cán bộ, quan chức thoái hóa biến chất, tham ô, tham nhũng…đã làm xấu đi hình ảnh của những người cán bộ đảng viên chân chính của Đảng. Đảng và Nhà nước ta không cấm cán bộ, đảng viên giàu, nhưng khi tham gia các hoạt động kinh tế và làm giàu nhất định phải thượng tôn pháp luật, bất cứ ai cũng phải tuân thủ các quy định của pháp luật hiện hành và điều lệ, quy định của tổ chức. Do vậy, mỗi chúng ta phải có cái nhìn đúng về chuyện cán bộ, đảng viên làm giàu hiện nay và phát huy những giá trị tốt đẹp đó vào phát triển kinh tế tư nhân, làm giàu cho mỗi cá nhân chính là làm giàu cho xã hội, cho đất nước.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

LIỆU NGÀY NAY GIAI CẤP CÔNG NHÂN CÓ CÒN BỊ BÓC LỘT?

HIỂU ĐÚNG NGHĨA CỤM TỪ “DÂN GIÀU, NƯỚC MẠNH, DÂN CHỦ, CÔNG BẰNG, VĂN MINH”

BỆNH KINH NGHIỆM, GIÁO ĐIỀU VÀ CÁCH KHẮC PHỤC