KHÔNG THỂ DÙNG PHẢN BIỆN XÃ HỘI TIÊU CỰC ĐỂ XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN ĐẤT NƯỚC
Phản biện
xã hội, tăng cường phản biện tích cực, lắng nghe những ý kiến đóng góp tâm
huyết của nhân dân là chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước ta hiện nay. Những hoạt động này diễn ra khá sôi động và mang
lại những kết quả tích cực. Thế nhưng hiện nay đã và đang xuất hiện một số
người lợi dụng phản biện xã hội để gây nhiễu loạn thông tin, làm rối tình hình,
kích động, hòng tạo ra những mâu thuẫn trong xã hội. Lợi dụng tình hình này,
các thế lực thù địch, một số tổ chức phản động đã móc nối, gieo mầm, nuôi dưỡng
các đối tượng phản biện xã hội để sử dụng
làm công cụ chống phá Đảng và Nhà nước ta.
Phản biện xã hội là sự tương tác, giao thoa qua lại về
quan điểm, tư duy của các lực lượng, thành phần trong xã hội trước những vấn đề
thuộc chủ trương, chính sách, thể chế... có liên quan trực tiếp đến quyền lợi
của các thành viên trong xã hội. Thông qua việc lắng nghe, tiếp thu những ý
kiến phản biện xác đáng, có cơ sở khoa học mà các chủ trương, chính sách, thể
chế... của cộng đồng ngày càng phù hợp, đáp ứng tốt hơn với những đòi hỏi của
thực tiễn. Trên tinh thần đó, trước mỗi kỳ đại hội Đảng, mỗi lần sửa đổi Hiến
pháp, ban hành các đạo luật hay trước các sự kiện lớn, những vấn đề hệ trọng
của đất nước... Đảng và Nhà nước ta đều công bố rộng rãi các văn kiện dự thảo,
đưa ra quan điểm, chủ trương... để lấy ý kiến thảo luận, đóng góp của toàn dân.
Đại đa số nhân dân có ý thức trách nhiệm cao, luôn coi mỗi đợt đóng góp ý kiến
xây dựng dự thảo các văn kiện là đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng và hưởng ứng
tích cực. Các cơ quan chức năng luôn quan tâm tạo điều kiện thuận lợi nhất để
người dân tiếp cận sớm, hướng dẫn người dân nghiên cứu, bày tỏ quan điểm, ý
kiến của mình về từng nội dung trong dự thảo các văn kiện và những vấn đề quan
trọng. Các bộ, ngành, địa phương, cơ quan, đơn vị tổ chức hàng trăm hội nghị,
hội thảo, tọa đàm... nhằm tạo điều kiện để người dân có cơ hội bày tỏ quan
điểm. Hằng ngày, hằng giờ, mọi người dân đều có thể tiếp nhận thông tin và phản
ánh quan điểm, ý kiến của mình qua hàng trăm xuất bản ấn phẩm báo chí in, báo
điện tử, đài phát thanh, truyền hình từ Trung ương đến địa phương.
Tất cả ý kiến dù đồng thuận hay không đồng thuận đều
được cơ quan chức năng tổng hợp báo cáo với Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ
để xem xét quyết định. Theo tinh thần ấy, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhiều
lần nhấn mạnh việc phát huy dân chủ, lắng nghe, trân trọng các ý kiến đóng góp
của nhân dân, nhất là của các chuyên gia, nhà khoa học có kiến thức chuyên sâu
về từng lĩnh vực... chắt lọc để nghiên cứu, bổ sung, hoàn thiện các dự thảo văn
kiện. Chính nhờ mở rộng dân chủ, phát huy tinh thần phản biện xã hội của toàn
dân mà các văn kiện của Đảng, Nhà nước ta đều thể hiện sự kết tinh giữa ý Đảng
với lòng dân, được sự đồng thuận trong xã hội và sớm đi vào cuộc sống.
Tuy nhiên, hiện nay đã có không ít người lợi dụng hoạt
động phản biện xã hội để chống phá cách mạng Việt Nam. Họ phản biện một cách
phủ nhận sạch trơn, với các quan điểm hoàn toàn không vì lợi ích của cộng đồng,
lợi ích của đất nước. Những quan điểm này càng trở nên nguy hiểm khi được các
thế lực thù địch lợi dụng để chống phá Đảng và Nhà nước ta. Mục tiêu của chúng
là xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng, lật đổ chế độ XHCN mà Đảng, Nhà nước và
nhân dân ta đang xây dựng. Dù không mới nhưng âm mưu, thủ đoạn để thực hiện mục
tiêu của chúng thì ngày càng tinh vi hơn. Những lực lượng này thực hiện phản
biện xã hội không theo quy trình tổ chức và các kênh chính thống. Chúng triệt
để lợi dụng ưu thế của internet, nhất là mạng xã hội để tiến hành các hoạt động
chống phá núp dưới danh nghĩa phản biện xã hội. Một số phần tử cơ hội trong
nước và cả ở nước ngoài đã soạn ra các văn bản dưới dạng “tâm thư”, “thư ngỏ”,
“thư góp ý” (cả chính danh, nặc danh và mạo danh); thậm chí họ còn soạn hẳn một
dự thảo văn kiện mới, hoàn toàn khác với dự thảo văn kiện chính thống được công
bố... để thể hiện những ý kiến trái ngược với quan điểm của Đảng, Nhà nước rồi gửi
đến các đồng chí lãnh đạo. Với kiểu lập luận của họ, thông qua các câu từ bóng
bẩy, chau chuốt... thoáng qua người ta dễ lầm tưởng đó là những "ý kiến
tâm huyết", "những đóng góp chân thành"... Nhưng thực chất,
trước khi những “tâm thư”, “thư ngỏ”, “thư góp ý”... kia được gửi đi thì nó đã
được các đối tượng đưa lên mạng xã hội. Để minh họa cho những quan điểm sai
trái đã nêu, núp dưới chiêu bài phản biện xã hội, họ dựng chuyện, tung ra nhiều
thông tin thất thiệt, tuyên truyền xuyên tạc, nhằm gây nhiễu loạn thông tin,
kích động, gây áp lực, gieo rắc tâm lý hoài nghi, gây bất ổn trong dư luận. Hơn
nữa, chúng cũng lập ra các hội, nhóm trá hình, sau đó tuyên truyền vận động,
lôi kéo những người thiếu bản lĩnh, nhẹ dạ cả tin tham gia. Thông qua đó, chúng
khơi gợi các thành viên trong từng hội, nhóm theo danh nghĩa phản biện xã hội
nêu những quan điểm, ý kiến trái chiều, nhưng thực chất là tuyên truyền xuyên
tạc quan điểm, đường lối, chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước;
kích động tư tưởng, thái độ chống đối. Đặc biệt, trước những vấn đề nhạy cảm,
phức tạp, như: Dân tộc, tôn giáo, môi trường, chủ quyền biển, đảo…
Nhận xét