ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA TRONG KINH TẾ THỊ TRƯỜNG LÀ BÓP NGHẸT, LÀ LOẠI BỎ KINH TẾ TƯ NHÂN?
Mô hình kinh
tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là một trong những nội dung thường
xuyên bị các thế lực thù địch, phản động, các phần tử cơ hội chính trị xuyên
tạc, phê phán, bóp méo. Chính vì vậy, việc nhận diện và chủ động đấu tranh với
các quan điểm sai trái, thù địch về nội dung này có ý nghĩa quan trọng trong
việc bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trong giai đoạn hiện nay.
Các thế lực
thù địch cho rằng, khi Việt Nam phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã
hội chủ nghĩa thì định hướng xã hội chủ nghĩa trong kinh tế thị trường là bóp
nghẹt, là loại bỏ kinh tế tư nhân. Vậy quan điểm này là đúng hay sai?
Về bản chất,
nền kinh tế thị trường có cấu trúc đa sở hữu. Trong cấu trúc đó, sở hữu tư nhân
luôn luôn là thành tố tất yếu, bắt buộc. Phủ nhận sở hữu tư nhân có nghĩa là
bác bỏ kinh tế thị trường trên thực tế. Bên cạnh sở hữu tư nhân, còn có các
dạng sở hữu khác là sở hữu nhà nước, sở hữu tập thể và dạng đồng sở hữu của các
chủ thể khác như, sở hữu công ty cổ phần, doanh nghiệp tư bản nhà nước,... Về
nguyên tắc, các chủ thể sở hữu và các hình thức sở hữu trong nền kinh tế thị
trường là độc lập và bình đẳng với nhau trước pháp luật và trong hoạt động kinh
doanh. Nhưng mỗi hình thức sở hữu và mỗi chủ thể sở hữu lại có vai trò, vị thế
và chức năng đặc thù trong sự vận hành của nền kinh tế thị trường.
Nền kinh tế
thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam là nền kinh tế hỗn hợp, bao
gồm nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế cùng tồn tại trong một thể
thống nhất, trong đó, chế độ công hữu ngày càng trở thành nền tảng vững chắc.
Không thể có nền kinh tế định hướng xã hội chủ nghĩa, nếu trong nó, chế độ công
hữu không đóng vai trò nền tảng. Đây là một cấu trúc đặc thù của nền kinh
tế thị trường theo nghĩa: Thứ nhất, không loại trừ các quan hệ sở hữu
tư nhân và sở hữu tư bản chủ nghĩa, thừa nhận tính chất “hỗn hợp” sở hữu như
bất cứ nền kinh tế thị trường nào; thứ hai, khu vực kinh tế nhà nước
chứ không phải bất cứ lực lượng kinh tế nào khác đóng vai trò chủ đạo, dẫn dắt
sự phát triển của toàn bộ nền kinh tế.
Trước đây, quan
niệm các hình thức sở hữu là đơn nhất: Nhà nước, tập thể hoặc tư nhân. Sau 35
năm đổi mới, kinh tế hỗn hợp đang được hình thành và từng bước phát triển mạnh;
chế độ cổ phần đang dần trở thành hình thức tổ chức chủ yếu của kinh tế công
hữu. Vì thế, công hữu không chỉ bao gồm sở hữu nhà nước và sở hữu tập thể đơn
nhất mà còn bao gồm cả phần sở hữu của Nhà nước và tập thể trong kinh tế hỗn
hợp. Cũng như vậy, tư hữu không chỉ bao gồm sở hữu tư nhân đơn nhất, mà còn bao
gồm cả phần sở hữu của tư nhân trong kinh tế hỗn hợp. Nghị quyết Đại hội XIII
của Đảng khẳng định: “Kinh tế tư nhân được khuyến khích phát triển ở tất cả các
ngành, lĩnh vực mà pháp luật không cấm, được hỗ trợ phát triển thành các công
ty, tập đoàn kinh tế tư nhân mạnh, có sức cạnh tranh cao” [Văn kiện Đại hội đại
biểu toàn quốc lần thứ XIII, t.I, tr.130].
Như vậy,
trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, kinh tế tư
nhân không hề bị bóp nghẹt, càng không bị loại bỏ; trái lại, kinh tế tư nhân
còn là động lực quan trọng cho sự phát triển kinh tế - xã hội nói chung.
Nhận xét