Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 1, 2018

TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ QUÂN ĐỘI THAM GIA LAO ĐỘNG, SẢN XUẤT

Hình ảnh
          Quân đội sản xuất, xây dựng kinh tế, trực tiếp tham gia vào sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đạo hoá đất nước là một tất yếu khách quan, là bước phát triển mới của quốc sách “ Ngụ binh ư nông” trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc. Các doanh nghiệp quân đội không những tạo ra sảnphẩm cho xã hội, giải quyết việc làm cho người lao động mà còn góp phần gìn giữ tiềm lực kinh tế quốc phòng. Vấn đề khai thác tiềm năng, thế mạnh của quân đội cho mục đích kinh tế là điểm lớn trong hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam.           Ngay từ những ngày đầu mới thành lập, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã luôn chú trọng đến việc quân đội tham gia lao động sản xuất và thực hành tiết kiệm. Mặc dù đánh giặc, cứu nước là nhiệm vụ chủ yếu, song bên cạnh đó, quân đội vẫn luôn tích cực tăng gia sản xuất để đáp ứng phần nào nhu cầu sinh hoạt của mình. Theo Bác,đó là việc làm thiết thực để khắc phục sự bao vây, phong toả của kẻ thù đối với nền

BÁO CÁO KHÔNG TRUNG THỰC LÀ BIỂU HIỆN CỦA SỰ SUY THOÁI

Báo cáo không trung thực là những điều nguy hại đang diễn ra khá phổ biến trong nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội. Đây là một trong những căn bệnh khá phổ biến trong các doanh nghiệp nhà nước, cơ quan hành chính và là một trong những biểu hiện suy thoái hết sức nguy hiểm. Cách đây không lâu, ở Hà Nội, việc Hiệu trưởng Trường Tiểu học Nam Trung Yên (quận Cầu Giấy) báo cáo không trung thực về tai nạn của học sinh trong trường khiến dư luận xã hội bức xúc. Mới đây, dư luận lại xôn xao về phê bình của Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh với cấp dưới: “Trong cuộc họp 6 tháng đầu năm, tôi đã đề nghị đẩy mạnh tăng trưởng lên 7,5%, các đồng chí cũng báo cáo tăng 7,5%, nhưng số liệu thật chỉ là 7,19%. Trong lĩnh vực nông nghiệp, báo cáo tăng 6,5% nhưng thực chất không đạt con số này. Số liệu như vậy mà các đồng chí cũng không báo cáo cho đúng được”. Thực tế, còn rất nhiều dẫn chứng sinh động về tình trạng báo cáo không trung thực ảnh hưởng và gây hậu quả nghiêm trọng đến kết quả thực hiện các mụ

XỬ LÝ CÁN BỘ, ĐẢNG VIÊN VI PHẠM LÀM TRONG SẠCH BỘ MÁY LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC

Những ngày vừa qua, việc hàng loạt cán bộ bị khởi tố, bắt giam (trong đó có cả cán bộ cấp cao) được dư luận hết sức quan tâm. Đông đảo cán bộ, đảng viên và nhân dân đồng tình, ủng hộ, cho rằng đó là những việc làm cần thiết để giữ gìn kỷ cương, phép nước, tiếp tục chỉnh đốn, làm trong sạch bộ máy của Đảng và Nhà nước. Ngay sau khi báo chí, truyền thông trong nước đưa tin về việc khởi tố các ông: Đinh La Thăng,  Nguyễn Quốc Khánh, Đinh Mạnh Thắng và mới nhất là Vũ Nhôm thì hàng loạt tờ báo và trang mạng nước ngoài đã có những bài viết hết sức cực đoan, dựng chuyện về nội bộ Đảng Cộng sản Việt Nam. Webside: rfa.org, bbc.com... đưa hàng loạt tin bài và như thường lệ lại tiếp tục tung ra luận điệu: “Đốt lò, chặt củi, bắt "Bè lũ Đinh La Thăng" nói lên điều gì?”, “Vụ án Vũ Nhôm và ván cờ triệt hạ Chủ tịch Nước Trần Đại Quang”, “Nhiều dấu hỏi về Vũ ‘Nhôm, “Thượng tá công an, “trùm mafia đỏ Đà Nẵng”… Họ cho rằng không có chống tham nhũng thực sự mà đây chỉ là cuộc đấu đá nội bộ rồ

PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG - HÀNH ĐỘNG THAY CHO LỜI NÓI

Hình ảnh
Phòng, chống tham nhũng là vấn đề luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm, chỉ đạo thường xuyên, liên tục. Tại Nghị quyết số 04-NQ/TW (khóa X) về Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí, Đảng đã xác định “Tham nhũng, lãng phí vẫn diễn ra nghiêm trọng ở nhiều ngành, nhiều cấp, nhiều lĩnh vực với phạm vi rộng, tính chất phức tạp, gây hậu quả xấu về nhiều mặt, làm giảm sút lòng tin của nhân dân”.  Tuy nhiên, trên các trang mạng xã hội của những người tự xưng là những nhà “dân chủ” và các thế lực thù địch vẫn tìm cách chia rẽ, bội nhọ, hạ thấp việc phòng, chống tham nhũng mà Đảng và nhà nước ta đang tiến hành. Nếu như trước đây, họ rêu rao rằng phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam có “vùng cấm”… Khi những vụ án về tham nhũng được đưa ra xét xử thì họ lại tìm cách lái vấn đề phòng, chống tham nhũng thành cuộc đấu đá “quyền lực chính trị”… Có thể nói, công cuộc phòng chống tham nhũng do Đảng lãnh đạo được các cấp, các ngành và đông đảo nhân dân ủng

CHỦ NGHĨA MÁC – LÊNIN KHÔNG THỂ LỖI THỜI ĐỐI VỚI CÁCH MẠNG VIỆT NAM

Trong nhiều năm trở lại đây, trên nhiều diễn đàn và nhiều trang báo chí ở phương Tây, ở các nước Đông Âu, Liên Xô trước đây và trong một vài phần tử phản động ở nước ta, với những mức độ khác nhau, đã nổi lên một chiến dịch đả kích chủ nghĩa Mác. Đầu tiên là những bài phê bình "thận trọng" một số luận điểm, đưa ra một vài khiếm khuyết của chủ nghĩa Mác, rồi sau đó, tiến tới sự phê phán những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác, coi học thuyết Mác - Lênin đã thuộc về quá khứ, không còn phù hợp với thời đại ngày nay, và cuối cùng là phủ định chủ nghĩa Mác - Lênin nói chung. Chúng đưa ra các lý do để biện minh cho hành động của nình như: chủ nghĩa Mác - Lênin ra đời từ những điều kiện kinh tế - xã hội của thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX nên không còn phù hợp với thực tiễn hiện nay. CNXH hiện thực được xây dựng theo học thuyết của C.Mác, Ph.Ăngghen và V.I. Lênin ở Liên Xô, các nước Đông Âu đã bị sụp đổ. Hiện thực sụp đổ có nghĩa là lý thuyết sai lầm. Điều kiện kinh tế và xã hội ở c

ĐẤU TRANH CHỐNG QUAN ĐIỂM PHỦ NHẬN GIÁ TRỊ TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, kết quả của sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lênin vào điều kiện cụ thể của nước ta, kế thừa và phát triển các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại; là tài sản tinh thần vô cùng to lớn và quí giá của Đảng và dân tộc ta, mãi mãi soi đường cho sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta giành thắng lợi. Các thế lực thù địch xưa nay vẫn luôn phủ định, xuyên tạc chủ nghĩa Mác – Lê-nin, và cho rằng, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta đã sai lầm khi lấy chủ nghĩa Mác – Lê-nin làm cơ sở lý luận cho con đường phát triển của xã hội Việt Nam. Thế nhưng, họ càng phủ nhận thì chủ nghĩa Mác – Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh càng được tôn vinh, tỏa sáng, khẳng định giá trị. Xét cả về mặt lý luận và thực tế cho thấy, chủ nghĩa Mác – Lê-nin là lý luận chính trị cơ bản, mang tính định hướng con đường giải phóng cho nhân dân Việt Nam. Tư tưởn

MỘT ĐẢNG LÃNH ĐẠO - NGUYÊN TẮC NHẤT QUÁN CỦA ĐẢNG TA

Trong những năm gần đây, các phần tử cơ hội đưa ra thuyết “Đảng trị” với ý đồ xấu xa là đòi xoá bỏ sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, xoá bỏ chế độ XHCN, chúng cho rằng sự lãnh đạo một Đảng ở Việt Nam mâu thuẫn với học thuyết MácXit, một Đảng lãnh đạo đã dẫn đến chế độ “Đảng trị”, gây tai họa cho XH, không có tự do dân chủ, có một Đảng lãnh đạo thì kéo theo nhiều thứ “độc”: độc tài, độc quyền, độc đoán và khi nền kinh tế Việt Nam đã phát triển, nền kinh tế nhiều thành phần thì đương nhiên thượng tầng kiến trúc phải chuyển sang chế độ đa đảng mới phù hợp với học thuyết hình thái kinh tế xã hội của học thuyết Mác. Họ cho rằng chỉ có chế độ đa đảng thì người lãnh đạo mới “chính đáng , để có dân chủ, phải đa nguyên về chính trị; thực hiện phát triển kinh tế thị trường mà vẫn duy trì chế độ nhất nguyên về chính trị, một đảng duy nhất cầm quyền sẽ là một mâu thuẫn lớn gây bi kịch cho dân tộc. Từ đó, những người theo quan điểm này đề nghị phải xác lập chế độ đa đảng đối lập, phải xóa b

TRÁNH TÌNH TRẠNG “NHẠT ĐẢNG, KHÔ ĐOÀN, XA RỜI CHÍNH TRỊ” LÀ NHẮC NHỞ, ĐỊNH HƯỚNG ĐẦY TRÁCH NHIỆM, ĐỪNG NGỘ NHẬN LÀ LỜI “HÔ HÀO”

Trên trang mạng “tiếng dân” , với tiêu đề bài viết “Nguyễn Phú Trọng lo thanh niên 'nhạt Đảng, khô Đoàn, xa rời chính trị', sau khi xuyên tạc vị trí, chức năng, nhiệm vụ của Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh; trích dẫn, cắt gọt đến méo mó, không đầu, không cuối bài phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Đại hội Đoàn Toàn quốc lần thứ 11 nhiệm kỳ 2017-2022, kẻ viết bài cho rằng: “Rồi ông ( Nguyễn Phú Trọng) hô hào… 'tránh tình trạng nhạt Đảng, khô Đoàn, xa rời chính trị'. Thật nực cười, vị trí, chức năng, nhiệm vụ của Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh được công khai trong điều lệ đoàn từ khi thành lập đến nay, đến một học sinh trung học cơ sở, cho dù chưa vào đoàn còn nhận thức được, vậy mà kẻ viết bài lại cho rằng: “Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh là một tổ chức do đảng CSVN lập ra, tập trung thanh niên nam nữ, đào tạo chuẩn bị trở thành cán bộ của đảng và chức sắc chính quyền ở các cấp…”. Chỉ bấy nhiêu thôi sao?! Và cũng đừng ngộ nhận tất cả đoàn vi

VÀI TƯ LIỆU VỀ TỔ CHỨC VIỆT TÂN

Từ những năm 1980 đến nay, chúng ta hay nghe nói đến tổ chức Việt Tân như là một tổ chức chuyên chống phá cách mạng Việt Nam có mạng lưới cả trong lẫn ngoài nước, nhưng việc hình thành và hoạt động của tổ chức này thì không phải nhiều người biết đến. Chúng tôi xin cung cấp đến bạn đọc vài tư liệu về việc hình thành, hoạt động và bản chất của Việt Tân để chúng ta cùng tham khảo. Sau khi chính quyền tay sai Mỹ tan rã, không ít sĩ quan ngụy đã chạy ra nước ngoài vì sợ bị cộng sản trả thù, nhất là những người có “ân oán”, có nợ máu với nhân dân. Sau đó, vì những chủ trương sai lầm trong giai đoạn bao cấp, cũng không ít người cảm thấy không thể dễ dàng làm ăn trong chế độ mới nên cũng bỏ đất nước ra đi. Lại còn có nhiều người là dân thường do hoàn cảnh đưa đẩy cũng “vượt biên”. Có thể nói đại đa số những người vượt biên không vì ý thức chính trị mà chỉ muốn tìm chỗ sống dễ dàng hơn, không bị ràng buộc bởi cơ chế quản lý kinh tế quan liêu, bao cấp của nhà nước ta lúc bấy giờ. Nhưng trong

THÀNH TỰU KHÔNG THỂ BÁC BỎ VỀ BẢO ĐẢM QUYỀN CON NGƯỜI Ở VIỆT NAM

Trong thế giới ngày nay, quyền con người được xem là giá trị chung của nhân loại; một quy định pháp luật cơ bản của các nhà nước pháp quyền, không phân biệt chế độ chính trị, trình độ phát triển. Tuy nhiên, trong tính hiện thực của nó, quyền con người luôn mang tính đặc thù bởi truyền thống lịch sử, bản sắc văn hóa và chế độ chính trị. Sự khác biệt nào đó về quyền con người giữa các quốc gia, dân tộc là điều bình thường và là lẽ tự nhiên. Ở Việt Nam, quyền công dân và quyền con người là thành quả của cuộc Cách mạng Tháng Tám 1945, do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo. Hiến pháp năm 1946 - Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa (nay là Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam) đã quy định đầy đủ quyền công dân. Mặc dù văn kiện này chưa dùng khái niệm quyền con người, nhưng có thể nói, quyền con người đã được lồng ghép với quyền công dân, kể cả quyền của người nước ngoài định cư hợp pháp ở Việt Nam. Quyền con người bao gồm cả về chính trị, dân sự, kinh tế - xã hội, v

NHẬN RÕ ÂM MƯU CỦA CÁC THẾ LỰC THÙ ĐỊCH LỢI DỤNG NHỮNG VỤ ÁN THAM NHŨNG LIÊN QUAN ĐẾN CÁN BỘ ĐẢNG VIÊN ĐỂ CHỐNG PHÁ CÁCH MẠNG NƯỚC TA

Trong thời gian gần đây, các thế lực thù địch và phần tử cơ hội chính trị đang   lợi dụng những vụ án tham nhũng liên quan đến cán bộ, đảng viên đã xảy ra hoặc những sự việc tiêu cực trong xã hội để suy diễn, quy kết và thổi phồng, cho đó là tình trạng “phổ biến”, là “bản chất” của chế độ xã hội chủ nghĩa, là do “độc đảng” lãnh đạo, do năng lực quản lý yếu kém của Nhà nước, v.v. Mục đích những luận điệu nêu trên của chúng là nhằm vẽ lên một bức tranh xám xịt về thực trạng xã hội Việt Nam dưới chế độ xã hội chủ nghĩa do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo. Từ đó gây hoài nghi, làm mất niềm tin của nhân dân vào Đảng và chế độ, phá hoại sự đoàn kết trong Đảng, chia rẽ cán bộ, đảng viên với quần chúng nhân dân và sự đồng thuận trong xã hội...  Thực chất, đây chỉ là những quan điểm, tư tưởng phiến diện, lệch lạc, đội lốt “trách nhiệm” với “vận mệnh” của dân tộc, của đất nước để chống lại công cuộc xây dựng và phát triển đất nước ta hiện nay. Đây rõ ràng là chiêu trò, thủ đoạn “diễn biến hòa

SỰ SAI TRÁI CỦA QUAN ĐIỂM “NHÂN QUYỀN CAO HƠN CHỦ QUYỀN”

“Nhân quyền cao hơn chủ quyền”, “Nhân quyền không biên giới”, “Chủ quyền hạn chế”, “Can thiệp nhân đạo”... là những cách diễn đạt khác nhau của cùng một tư tưởng lý luận và ý đồ chính trị của các thế lực cực hữu phương Tây dùng dân chủ, nhân quyền làm công cụ để can thiệp vào công việc nội bộ của các nước XHCN và các quốc gia đi theo con đường độc lập dân tộc. Để bác bỏ luận điểm “Nhân quyền cao hơn chủ quyền”, chúng ta cần phân tích luận điểm này một cách có hệ thống trên cả hai bình diện: tư tưởng chính trị và pháp lý quốc tế. Xét về tư tưởng chính trị , quyền con người là giá trị chung của nhân loại. Tất cả các quốc gia dân tộc đều có những đóng góp vào giá trị đó. Quyền con người là thành quả của các cuộc đấu tranh: đấu tranh giai cấp, chống áp bức, bóc lột; đấu tranh giành độc lập dân tộc và đấu tranh chống lại sự suy thoái về đạo đức, lối sống, hướng đến sự hoàn thiện phẩm giá con người. Với chúng ta, bảo đảm quyền con người chân chính thuộc bản chất của chế độ xã hội XHCN