NGUYỄN VŨ BÌNH ĐỪNG HY VỌNG LẬP LUẬN KIỂU “ĐÓI ĂN VỤNG , TÚNG LÀM LIỀU” CÓ THỂ TRỞ THÀNH LÝ GIẢI KHOA HỌC VỀ THAM NHŨNG HIỆN NAY
Cái tên Nguyễn
Vũ Bình, một phần tử chống đối Nhà nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, năm
2003, từng bị kết án 7 năm tù giam có lẽ không quá xa lạ với nhiều người. Gần
đây, chắc sợ mọi người lãng quên nên Nguyễn Vũ Bình muốn hâm nóng tên tuổi bằng
cái gọi là “vấn đề chống tham nhũng hiện nay” – tiêu đề bài viết tưởng chừng
như đầy tính lý luận, thực tiễn trên
trang Blog RFA.
Nguyễn Vũ Bình |
Vẫn
với chiêu thức của những kẻ cơ hội, nhân sự việc một số lãnh đạo các ngân hành
bị bắt và đem ra xét xử; sự việc Đinh La Thăng, Trịnh Xuân Thanh cùng 20 đồng
phạm trong vụ án Cố ý làm trái và Tham ô tài sản xảy ra tại Tập đoàn Dầu khí Việt
Nam (PVN) và Tổng công ty Xây lắp dầu khí Việt Nam (PVC)… Nguyễn Vũ Bình thừa
cơ, dựa hơi viết bài, tung lên mạng xã hội, đăng tải trên một số trang tin của
các báo, đài có tư tưởng thiếu thiện chí, thù địch với Việt Nam. Trong bài viết,
Nguyễn Vũ Bình cũng cố gắng phân tích, suy thế này, luận thế kia một cách hoàn
toàn chủ quan; rồi từ hiện tượng mà suy thành bản chất, từ bộ phận mà quy chụp
cho toàn bộ; sau đó đưa ra những kết luận theo kiểu: Xảy ra các sự cố đó
là do “cơ chế, thể chế”, “sự yếu kém trong bộ máy lãnh đạo của Đảng”, “sự hạn
chế trong điều hành của Chính phủ”... nhằm che mắt người đọc, đánh lạc hướng dư
luận. Để tăng thêm sức hút trong các nhận định chủ quan của mình, trong bài viết,
Nguyễn Vũ Bình cũng bịa ra các con số để minh họa, nếu không tìm hiểu kỹ thì
người đọc rất dễ bị nhầm lẫn.
Trước những sự
thật hiển nhiên về kết quả chống tham nhũng thời gian gần đây, trong bài viết của
mình, Nguyễn Vũ Bình không còn cách nào khác buộc phải thừa nhận “việc chống tham nhũng của Đảng cộng sản Việt
Nam là quyết liệt, mạnh mẽ và không có vùng cấm nào”. Tuy nhiên, với bản chất
của một kẻ chống đối, Nguyễn Vũ Bình vẫn không cam lòng nên cố gắng vớt vát, với
tham vọng tạo ra một luồng ý kiến trái chiều, bằng cách nhai lại luận điệu của
thùng rỗng “Kông Kông”, cho rằng “cuộc
chiến chống tham những đang diễn ra đơn thuần chỉ là cuộc thanh trừng phe phái
của những người có quyền lực nhất trong chế độ”. Thật là nực
cười, một kẻ đã làm việc gần 10 năm tại một cơ quan lý luận và chính
trị của Đảng lẽ nào còn nhầm lẫn giữa khái niệm “thanh lọc” làm trong sạch bộ máy với “thanh trừng nội bộ”, có lẽ ai nhận biết thực chất đó là sự giả ngô,
giả nghê của kẻ ngụy biện mà thôi.
Nguyễn Vũ Bình viết, “ở Việt Nam, tham nhũng là phương thức tồn tại của
tất cả những người có điều kiện tham nhũng do mức lương khốn khổ cùng với tình
trạng mua quan, bán tước nở rộ hiện nay”… “nếu ai ở vị trí có điều kiện mà
không tham nhũng thì người đó tự loại mình ra khỏi cuộc chơi, hay ra khỏi công
việc, vị trí đang đảm nhiệm”. “Nguyên nhân của tham nhũng đó chính là do cơ chế,
thể chế chính trị độc tài toàn trị cộng sản gây ra, và đó chính là bản chất của
chế độ…”. “Động cơ tham nhũng tiềm ẩn ở tất cả các cán bộ, công nhân viên chức,
quan chức trong hệ thống. Có hai lý do cho việc này: Thứ nhất, mức lương, thu nhập của cán bộ, công nhân viên chức, quan
chức không đủ sống theo nhu cầu bình thường của họ... Thứ hai, việc mua xuất biên chế, mua quan, bán tước là phổ biến và
được coi như một khoản đầu tư”.
Không biết
Nguyễn Vũ Bình có định vị được mình đang sống ở thời nào
và đang tuổi nào rồi mà lại có suy nghĩ làm cán bộ cách mạng là một “cuộc
chơi”. Rồi lại dùng luận thuyết rất cổ hủ, tầm thường theo kiểu
“đói ăn vụng, túng làm liều” như giải thích cho hành vi loài vật để làm điểm tựa
cho nhận định “Động cơ tham nhũng tiềm ẩn ở tất cả các cán bộ, công nhân
viên chức, quan chức trong hệ thống” bởi mức lương, thu nhập của cán bộ, công
nhân viên chức, quan chức không đủ sống theo nhu cầu bình thường của họ.
Một
kẻ coi tiền là tất cả, chỉ vì những đồng đô la mà bán mình cho những thế lực
thù địch, đang tâm chia rẽ, phá hoại đất nước thì làm sao Nguyễn Vũ Bình
có thể hiểu được và đủ kiên trì với lý tưởng cách mạng cao đẹp của Đảng và Nhân
dân ta. Chính sách tiền lương đối với cán bộ, công nhân viên chức được công
khai, rõ ràng và được điều chỉnh cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội trong thời
kỳ quá độ. Dẫu còn chưa đủ đầy so với nhu cầu cuộc sống, nhưng không phải ai
cũng như Nguyễn Vũ Bình, chạy theo sức hút của những đồng đô la, bởi những người
cách mạng chân chính luôn sẵn sàng vượt qua mọi khó khăn, trở ngại, phấn đấu,
hy sinh vì lý tưởng cách mạng. Hạnh phúc với họ không thể chỉ là sự thoả mãn nhu cầu cá nhân,
nhất là nhu cầu vật chất thuần túy. Mà là trạng thái hoàn
toàn thoả mãn với cuộc sống một cách toàn vẹn và có ý nghĩa đối với sự phát triển
của con người và xã hội.Thoả mãn với
cuộc sống một cách toàn vẹn, tức là cả nhu cầu vật chất và nhu cầu tinh thần,
và trạng thái thoả mãn đó phải phù hợp với sự đánh giá thừa nhận của xã hội. Nó
khác hoàn toàn với trạng thái thỏa mãn vị kỷ của Nguyễn Vũ Bình khi quay lưng lại
với Đảng, Nhân dân.
Những cán bộ, công nhân
viên chức
chân chính không ngừng đấu tranh để cải tạo tự nhiên, xã hội và các lực lượng
cản trở sự phát triển đó. trực tiếp là lao động sản xuất, đấu tranh cách mạng
và hoạt động nghiên cứu thực nghiệm khoa học của con người.
Đảng ta là đảng cầm quyền. Trước bối cảnh phức tạp của tình
hình quốc tế hiện nay, không ít phần tử thù địch, cơ hội chính trị đã, đang và
sẽ tìm mọi cách chống phá Đảng từ nhiều phía. Cùng với những hạn chế trong công
tác xây dựng đội ngũ đảng viên thời gian qua, công tác quản lý, giáo dục, rèn
luyện đảng viên ở một số nơi chưa được quan tâm thường xuyên, chất lượng sinh
hoạt đảng, tính chiến đấu trong tự phê bình, phê bình còn yếu… dẫn đến tình
trạng một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, trong đó có những đảng viên giữ
vị trí lãnh đạo, quản lý, kể cả một số cán bộ cao cấp, suy thoái về tư tưởng
chính trị, đạo đức, lối sống với những biểu hiện khác nhau về sự phai nhạt lý
tưởng, sa vào chủ nghĩa cá nhân ích kỷ, cơ hội, thực dụng, chạy theo danh lợi,
tiền tài, kèn cựa địa vị, cục bộ, tùy tiện, vô nguyên tắc; sự suy thoái về tư
tưởng chính trị, đạo đức, lối sống dẫn tới “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”; một
bộ phận cán bộ, đảng viên thiếu tu dưỡng, rèn luyện, giảm sút ý chí chiến đấu,
quên đi trách nhiệm, bổn phận trước Đảng, trước nhân dân, chấp hành kỷ cương,
kỷ luật không nghiêm, nói không đi đôi với làm, hoặc làm chiếu lệ; tình trạng
chạy chức, chạy quyền, chạy vị trí công tác, chạy tội, chạy bằng cấp... còn xảy
ra ở nhiều nơi; tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí, tiêu cực chưa được ngăn
chặn, đẩy lùi, còn những diễn biến phức tạp, làm suy giảm lòng tin của nhân dân
đối với Đảng…
Việc xây dựng đội ngũ đảng viên thực
sự trong sạch vững mạnh vừa là đòi hỏi tất yếu, vừa là yêu cầu cấp bách của
toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta. Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần
thứ XII của Đảng đã chỉ rõ: “Xây dựng đội ngũ đảng viên thật sự tiên phong,
gương mẫu, trọng dân, gần dân, hiểu dân, học dân, có trách nhiệm cao trong công
việc, có bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức cách mạng, có ý thức tổ chức kỷ
luật và năng lực hoàn thành nhiệm vụ, vững vàng trước mọi khó khăn, thách thức,
phấn đấu cho mục tiêu, lý tưởng của Đảng. Tiếp tục đổi mới, tăng cường công tác
quản lý, phát triển, sàng lọc đảng viên”.
Để đội ngũ của Đảng luôn luôn trong
sạch, chỉ bao gồm những chiến sĩ tiên phong trong phong trào cách mạng cũng như
trong xây dựng chủ nghĩa xã hội, được quần chúng tin tưởng, Đảng phải thường
xuyên tự đổi mới, tự thanh lọc, chỉnh đốn đội ngũ
đảng viên, đưa những người không đủ tiêu chuẩn và những phần tử cơ hội
ra khỏi hàng ngũ của mình. Đó là một biện pháp đặc biệt quan trọng nhằm nâng
cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng.
Nhận xét