PHÊ PHÁN NHỮNG QUAN ĐIỂM PHỦ NHẬN, XUYÊN TẠC VỀ CON ĐƯỜNG ĐI LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở NƯỚC TA HIỆN NAY
Những quan điểm
phủ nhận, xuyên tạc về con đường đi lên Chủ nghĩa xã hội ở nước ta không chỉ
bây giờ mới có mà trước đây và trong những năm tới, các thế lực thù địch, những
phần tử cơ hội cũng sẽ ráo riết tìm mọi thực hiện.
Họ đòi chúng ta “lựa chọn lại” mục tiêu, con đường
mà Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh và nhân dân ta đã lựa chọn; đòi chúng ta phải từ
bỏ con đường CNXH, muốn đất nước ta lùi về giai đoạn dân chủ nhân dân, đòi đổi
tên Đảng, tên nước, công khai hô hào đi theo con đường tư bản chủ nghĩa. Họ lập
luận rằng, đường lối phát triển kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ
nghĩa là chắp vá, là không tưởng. Gần đây, họ cho rằng, con đường mà Việt Nam
muốn đi là thứ chủ nghĩa tư bản theo định hướng xã hội chủ nghĩa, nhưng con đường
này không thể thành công vì không thể nào giải quyết thỏa hiệp giữa hai chủ
nghĩa đối lập nhau. Họ còn đưa ra quan điểm xét lại, rằng: Nếu như không đi
theo con đường CNXH thì có lẽ Việt nam bây giờ sẽ như những nước phát triển…
Thực hiện mưu
đồ này, chúng ra sức bôi đen CNXH hiện thực, bác bỏ con đường đi lên CNXH ở Việt
Nam, công khai ca ngợi chế độ tư bản chủ nghĩa và ra sức cổ súy, tô son, trát
phấn cho chủ nghĩa tư bản, rằng chủ nghĩa tư bản đã thay đổi bản chất, chủ
nghĩa tư bản có thể hội tụ với CNXH trong thời đại hậu công nghiệp, văn minh
tin học. Họ lấy một số khuyết điểm, yếu kém của ta về quản lý kinh tế, quản lý
xã hội để quy chụp cho bản chất của CNXH, xuyên tạc rằng, ở nước ta không có
CNXH. Trong khi nước ta đang ở trong thời kỳ quá độ đi lên CNXH, họ lại đòi hỏi
những nhân tố của CNXH phải xuất hiện đầy đủ ngay ở nước ta. Tiến công vào đường
lối của Đảng, các thế lực thù địch cho rằng, phải phát triển chủ nghĩa tư bản
dưới sự lãnh đạo của Đảng, giải quyết những vấn đề xã hội ở chừng mực nào đó
theo CNXH dân chủ…
Những luận điệu
nói trên của các thế lực thù địch và những kẻ cơ hội không có mục đích nào khác
là gây sự hoài nghi; phá vỡ sự đồng thuận xã hội, làm suy giảm niềm tin của
nhân dân ta đối với mục tiêu độc lập dân tộc và CNXH, đối với sự lãnh đạo của Đảng,
sự quản lý, điều hành của Nhà nước; tiến tới xóa bỏ chế độ xã hội chủ nghĩa,
đưa nước ta đi vào con đường tư bản chủ nghĩa. Chính vì vậy, việc đấu tranh,
phê phán các quan điểm sai trái, thù địch; củng cố, giữ vững sự kiên định niềm
tin của cán bộ, đảng viên và nhân dân ta vào mục tiêu độc lập dân tộc và CNXH
là nhiệm vụ vô cùng quan trọng của cuộc đấu tranh chống “diễn biến hòa bình”
trên mặt trận tư tưởng, lý luận ở nước ta hiện nay.
Để tìm câu trả
lời chính xác cho những luận điểm trên, cần trở lại với lịch sử dân tộc thời điểm
những năm đầu thế kỷ XX. Trước dã tâm xâm lược của Thực dân Pháp, Triều đình
nhà Nguyễn thể hiện sự yếu ớt và bạc nhược để rồi câu kết với thực dân để hòng
giữ quyền cai trị. Sau đó là hàng loạt phong trào đấu tranh của những người yêu
nước nhưng đều thất bại do thiếu một tầm nhìn của thời đại mới, không chỉ ra một
cách đúng đắn mục tiêu lâu dài và mục tiêu trước mắt của cách mạng Việt Nam,
không xác định đúng và đầy đủ đối tượng mà cách mạng Việt Nam cần đánh đổ…
Cho đến khi Đảng
Cộng sản Việt Nam ra đời cách mạng Việt Nam mới thực sự có sự chuyển biến về nhận
thức và hoạt động đấu tranh. Đảng đã khẳng định mục tiêu trước mắt là phải làm
cuộc cách mạng để đánh đổ chế độ thực dân Pháp xâm lược và phong kiến phản động,
giành độc lập dân tộc dân chủ, với khẩu hiệu “Dân tộc độc lập, người cày có ruộng”,
chuẩn bị những tiền đề cơ bản để đi lên chủ nghĩa xã hội. Lộ trình đó của cách
mạng Việt Nam
rõ ràng bao gồm hai giai đoạn: cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân và cách mạng
xã hội chủ nghĩa. Hai giai đoạn này kế tiếp nhau, có mục tiêu, nội dung,
phương thức khác nhau, nhưng đều nằm trong phạm trù cách mạng vô sản, bởi nó được
một chính đảng của giai cấp công nhân - đại biểu cho lợi ích của nhân dân và cả
dân tộc Việt Nam lãnh đạo.
Cách mạng dân
tộc dân chủ nhân dân có nhiệm vụ cơ bản là đánh đổ ách thống trị của đế quốc
xâm lược và tay sai bán nước, giành độc lập dân tộc và dân chủ. Trong những điều
kiện cụ thể của thế giới, của Việt Nam lúc đó và đặc biệt là trước bản chất
ngoan cố, hiếu chiến của thực dân, phong kiến, để thực hiện mục tiêu dân tộc và
dân chủ, cách mạng Việt Nam không còn con đường nào khác là phải sử dụng những
phương thức của cách mạng bạo lực là khởi nghĩa vũ trang, chiến tranh cách mạng.
Thực tiễn đã chứng minh việc xác định nội dung, phương thức đó là hoàn toàn phù
hợp, được cả dân tộc đồng tình, chung sức và đã đi đến thắng lợi vào mùa xuân
1975.
Cách mạng dân
tộc dân chủ nhân dân giành thắng lợi trọn vẹn chính là vì nằm trong phạm trù
cách mạng vô sản, hướng tới chủ nghĩa xã hội và có sức mạnh của chủ nghĩa xã hội.
Sau khi hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, giai đoạn tiếp theo tất
yếu phải là tiến lên chủ nghĩa xã hội.
Những điều cơ
bản trên đây, bất cứ ai có đôi chút kiến thức về lịch sử dân tộc Việt Nam hiện
đại đều có thể dễ dàng chấp nhận. Vậy tại sao, cho đến những năm đầu của thế kỷ
XXI này, vẫn có người cho rằng “Việt Nam
tiến lên chủ nghĩa xã hội là một điều kỳ quặc” và đi phê phán, xuyên tạc những
thành quả cách mạng đã đạt được. Chắc đây không phải là ý kiến xuất phát từ sự
thiếu kiến thức lịch sử, kiến thức về sự vận động hợp quy luật của chủ nghĩa xã
hội. Phải chăng, điều cốt yết là ai đó muốn xóa bỏ mục tiêu chủ nghĩa xã hội, gạt
bỏ định hướng xã hội chủ nghĩa trong công cuộc đổi mới hiện nay.
Mặc dù trong công
cuộc đổi mới theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay đúng là trong
xã hội, trong Đảng vẫn còn những hạn chế, thiếu sót, thậm chí có hạn chế, thiếu
sót rất nghiêm trọng và kéo dài. Nhưng những thành quả của cách mạng XHCN, của
sự nghiệp đổi mới thì không thể phủ nhận. Các thành tựu trên mọi mặt từ kinh tế,
chính trị đến đời sống xã hội và vị thế Việt Nam trên trường quốc tế đã chứng
minh điều đó. Còn nhưng sai phạm, khuyết điểm, hạn chế, thiếu sót kia không phải
là sản phẩm của sự lựa chọn con đường CNXH, và để giải quyết những ung nhọt
này, giải pháp đúng đắn không phải là từ bỏ định hướng xã hội chủ nghĩa, mà ngược
lại, phải kiên định hơn nữa định hướng xã hội chủ nghĩa. Chỉ có thể giải quyết
tận gốc vấn đề này với điều kiện phải tăng cường sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản,
tăng cường vai trò tiên phong, gương mẫu của đội ngũ cán bộ, đảng viên, tăng cường
vai trò lãnh đạo của Nhà nước xã hội chủ nghĩa trong quản lý, điều hành xã hội
phát huy quyền làm chủ của nhân dân. Đó là con đường bảo đảm cho dân giàu, nước
mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
Đi lên CNXH là
khát vọng của nhân dân ta, là sự lựa chọn đúng đắn của Đảng Cộng sản Việt Nam
và Chủ tịch Hồ Chí Minh, phù hợp với xu thế phát triển của lịch sử. Độc lập dân
tộc và CNXH là hai mặt của một quá trình thống nhất biện chứng của sự nghiệp giải
phóng giai cấp, giải phóng dân tộc, giải phóng con người. Đương nhiên, hành
trình đi tới mục tiêu độc lập dân tộc và CNXH thực hiện dân giàu, nước mạnh,
dân chủ, công bằng, văn minh, cùng với những thời cơ, thuận lợi mới, chúng ta vẫn
còn gặp phải những khó khăn, thách thức mới. Nhưng chỉ có “Kiên định chủ nghĩa
Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ
nghĩa xã hội; kiên định đường lối đổi mới; chống giáo điều, bảo thủ, trì trệ hoặc
chủ quan, nóng vội. Coi trọng giữ vững bản chất giai cấp công nhân và các
nguyên tắc hoạt động của Đảng”[1]
thì chúng ta mới giải quyết được những khó khăn thách thức đó và như thế “Chúng
ta nhất định thành công trên con đường đi lên chủ nghĩa xã hội, xây dựng đất nước
phồn vinh, hạnh phúc”[2].
DƯƠNG NGUYỄN
Nhận xét