XIN ĐỪNG BIẾN THIÊN TAI THÀNH NHÂN TAI
Có thể khẳng định rằng, đất nước ta vốn chịu
nhiều thiên tai, địch họa, mỗi năm có hàng chục cơn bão đổ bộ vào đất nước hình
chữ S gây thiệt hại vô cùng to lớn về người và tài sản của nhân dân, nhất là
các tỉnh miền trung. Cho nên sau mỗi đợt thiên tai có không ít nhà cửa, công
trình công cộng, cột điện....bị gãy, bị đổ đối với một đất nước “sáng ngăn bão
giông, chiều ngăn nắng lửa” có lẽ không có gì lạ.
Những ngày qua, do ảnh
hưởng của bão số 5 với cường độ gió lớn kèm lốc xoáy và mưa đã gây ra nhiều
thiệt hại cho các tỉnh miền trung nước ta. Bên cạnh thiệt hại về người, hàng
trăm ngôi nhà bị tốc mái, bị mưa lũ cuốn trôi...và đặc biệt việc hàng trăm cột
điện bị gãy, đổ, trong số đó có nhiều cột điện bị gãy, đổ “không có lõi” ở TP
Đà Nẵng và Thừa Thiên Huế đã gây sự chú ý của dư luận.
Và như thường lệ, những kẻ tự xưng là “dân
chủ” như Nguyễn Lân Thắng đã lợi dụng vụ việc này để xuyên tạc. Theo đó, sau
khi có màn phân tích về loại cột điện này, Nguyễn Lân Thắng đã cho rằng: “Hay là các nhà máy sản xuất cột điện chính
là sân sau của các quan chức ngành điện? Giờ ông nào dân thường không quen biết
gì thử tự sản xuất loại cột này đi xem bán được cho ai. Bác Trọng ơi để ý đám
củi này hộ cái, sờ đến là lại có thằng muốn khóc lóc xin lỗi bác đấy ạ...”.
Thậm chí một số nhà “dân chủ” còn tuyên truyền, xuyên tạc cho rằng “cột điện không lõi” là “sản phẩm của chế độ
xã hội chủ nghĩa”.
Việc không ít cột điện bị gãy là thực tế,
nhưng đối với những kẻ chuyên lợi dụng nước đục thả câu như Nguyễn Lân Thắng và
một số “nhà dân chủ” đang rêu rao chỉ làm cho bản chất phản động, thiếu hiểu
biết của chúng bị phơi bày, và thực chất chúng đang biến thiên tai thành nhân
tai.
Vậy thực tế tại sao cột điện lại bị gãy, đổ
hàng loạt sau cơn bão số 5 ở các địa phương TP Đà Nẵng, Thừa Thiên Huế?
Theo như thông tin được
các chuyên gia về điện lực cho biết, hầu hết, cột điện bị gãy đổ là cột bê tông
ly tâm dự ứng lực được sản xuất theo tiêu chuẩn mới TCVN 5487:2016, được Tổng
cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng thẩm định và Bộ KHCN công bố. Loại cột này
sử dụng cốt thép bê tông cường độ cao, được kéo căng ra bằng máy kéo ứng suất
trước, đạt tới một giá trị ứng suất nhất định. Trước khi xuất xưởng đưa ra hiện
trường dựng, các cột đều phải trải qua một thí nghiệm đạt đúng tiêu chuẩn Việt
Nam mới được sử dụng, nghiệm thu.
Ưu điểm của loại cột điện này là do bê tông được
ứng suất trước nên sản phẩm bê tông ly tâm dự ứng lực sẽ không bị biến dạng, bị
nứt trong quá trình vận chuyển, lắp dựng và sử dụng. Bê tông được ứng suất
trước, kết hợp với quay ly tâm đã làm cho bê tông của sản phẩm đặc, chắc, chịu
được tải trọng cao, không nứt, tăng khả năng chống thấm, chống ăn mòn cốt thép,
ăn mòn sulphate. Vì vậy sản phẩm bê tông ly tâm dự ứng lực sử dụng rất phù hợp
với các vùng ven biển, nước mặn. Đồng thời, loại cột điện này có lực đầu trụ
rất cao, khi kéo đến tải trọng thiết kế có biến dạng dư rất thấp nên có khả
năng chịu lực nén, uốn, lực tải dọc rất cao, tiết diện cốt thép giảm, dẫn đến
trọng lượng của sản phẩm giảm rất nhiều, thuận lợi cho việc di dời, vận chuyển,
thi công, lắp dựng. Thực tế thì không chỉ có Việt Nam mà nhiều nước trên thế
giới, kể cả những nước phát triển như Mỹ, Nga, Pháp họ cũng sử dụng loại cột
điện này.
Chia sẻ về điều này ông Hà Thanh Long - Giám
đốc công ty điện lực Thừa Thiên Huế cho biết thêm: Trong thiết kế cột điện ly
tâm dự ứng lực chịu được sức gió cơn bão cấp 12, đã được qua kiểm nghiệm đóng
dấu đạt tiêu chuẩn Việt Nam, trước khi xuất xưởng sản phẩm đã được qua thí
nghiệm chặt chẽ bảo đủ các tiêu chuẩn. Và với những đặc tính trên và giá thành
rẻ hơn từ 5 - 10% nên từ năm 2016, theo chỉ đạo của Tập đoàn điện lực Việt Nam
hầu hết các tỉnh thành đều sử dụng loại cột điện này.
Tuy nhiên, bên cạnh ưu điểm thì loại cột điện
công nghệ mới này vẫn còn xuất hiện nhiều nhược điểm. Khi loại cốt thép trong
cột điện gặp tải trọng vượt quá khối lượng thiết kế và đạt giới hạn đàn hồi thì
nó sẽ rất dễ gãy ngang, đặc biệt ở những địa phương thường hay có bão đổ
bộ. Và thực tế với bão số 5 vừa qua với cường độ gió lớn kèm lốc xoáy, các cột
điện chịu lực uốn và lực xoắn của gió bão nên bị gãy đổ là không thể tránh khỏi.
Và trên thế giới việc loại cột điện này bị gãy đổ do ảnh hưởng của các cơn bão
lớn là câu chuyện không còn xạ lạ ngay cả ở xứ “thiên đường dân chủ” như Mỹ.
“Qua việc hàng trăm cột điện bị gãy, đổ do ảnh
hưởng của bão số 5, có lẽ ngành điện lực cần nghiên cứu, đánh giá về hiệu quả
của loại cột điện này ở các địa phương hay có bão đổ bộ và cần sớm khắc phục
ảnh hưởng của nó đến cuộc sống của người dân. Mặt khác cần xem xét lại chất
lượng thi công, đặc biệt là thi công móng trụ” - PGS TS Lê Văn Cảnh, phó hiệu
trưởng trường đại học Quốc tế - ĐHQG TP.HCM chia sẻ.
Vậy nên rõ ràng việc Nguyễn Lân Thắng và những
kẻ đồng bọn đang cố “đánh bùn sang ao” khi lợi dụng sự cố các cột điện bị gãy,
đổ do bão số 5 để xuyên tạc chống phá, Đảng, Nhà nước, làm mất niềm tin của
nhân dân, tạo dư luận xấu trong xã hội là hành động bỉ ổi, mang động cơ chính
trị rõ ràng. Do vậy mỗi người dân nói chung và cán bộ, chiến sỹ LLVT nói riêng
cần nêu cao cảnh giác trước các thông tin xuyên tạc của các lực lượng phản động
góp phần bảo vệ đường lối quan điểm của đảng, pháp luật của nhà nước, bảo vệ
chân lý, lẽ phải./.
Nhận xét