CHÍNH SÁCH NHÂN VĂN, NHÂN ĐẠO CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM NHÌN TỪ VỤ ÁN ĐỒNG TÂM

 Trung tuần tháng 9 vừa qua,  sau 1 tuần xét xử và nghị án, chiều 14/9, Hội đồng xét xử sơ thẩm TAND TP. Hà Nội đã ra phán quyết tuyên án phạt 29 bị cáo ở xã Đồng Tâm huyện Mỹ Đức, Hà Nội bị truy tố về tội “Giết người” và tội “Chống người thi hành công vụ” gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng. Các đối tượng cơ hội chính trị, phản động tán phát nhiều bài viết trên các trang mạng xã hội có nội dung xuyên tạc cho rằng chính quyền coi người dân “như kẻ thù”, vu cáo Tòa an nhân dân Tp. Hà Nội “có nhiều sai phạm” luật Tố tụng hình sự; bôi nhọ, nói xấu các báo, đài của Việt Nam; kích động gây lòng thù hận dân tộc…

Tuy nhiên, nếu quan tâm theo dõi và nhìn nhận khách quan thì có thể khẳng định phiên tòa xét xử 29 bị cáo ở Đồng Tâm đã diễn ra khách quan, công khai, đúng người, đúng tội, được dư luận xã hội đồng tình, ủng hộ. Trong vụ án này, điểm đáng chú ý nhất chính là việc thay đổi tội danh truy tố đối với 19 bị can từ tội “Giết người” sang tội “Chống người thi hành công vụ” và phán quyết của Hội đồng xét xử trong việc giảm mức án cho Lê Đình Doanh từ “Tử hình” sang “Chung thân”.

Trước hết với Lê Đình Doanh, đây là trường hợp khá đặc biệt. Doanh là kẻ đã tiếp tay cho Lê Đình Chức trong việc giết hại 3 cán bộ công an. Đại diện Viện Kiểm sát khẳng định, hành vi của Lê Đình Doanh là hành vi đặc biệt nghiêm trọng, gây hậu quả là sự hy sinh của 3 cán bộ công an, cần phải loại bỏ khỏi xã hội. Bản thân Lê Đình Doanh đã có 3 tiền án về các tội khác nhau như cướp giật, tàng trữ ma túy…

Tuy nhiên, gia đình Lê Đình Doanh có ông nội là Lê Đình Kình đã chết, bố đẻ là Lê Đình Công bị tuyên án tử hình, chú là Lê Đình Chức cũng bị tuyên án tử hình, em trai cũng là bị cáo trong vụ án. Do vậy, xuất phát từ tinh thần nhân đạo, khoan hồng của pháp luật, muốn cho bị cáo một cơ hội sống, bên cạnh đó, bị cáo Doanh sau khi bị bắt cũng đã thành khẩn khai báo, nhận tội và cầu xin sự khoan hồng của pháp luật, Viện Kiểm sát đã đề nghị và HĐXX tuyên án Lê Đình Doanh mức phạt tù “Chung thân”. Sẽ có rất nhiều ý kiến liên quan đến mức án này nhưng đây là một đề nghị rất nhân văn thể hiện chính sách khoan hồng của Đảng và Nhà nước ta.

Trong một diễn biến khác cũng được dư luận đặc biệt quan tâm đó là việc Viện Kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội đã quyết định thay đổi tội danh truy tố với 19 bị cáo từ tội “Giết người” sang tội “Chống người thi hành công vụ”. Sau khi đánh giá lời khai nhận tội của các bị cáo, đại diện Viện Kiểm sát nhận thấy: Xét về bản chất, các bị cáo trên đều không phải là những đối tượng chống đối quyết liệt, tham gia có mức độ, phạm tội với lỗi cố ý gián tiếp và đặc biệt là không trực tiếp thực hiện hành vi dẫn đến hậu quả khiến 3 cán bộ công an hy sinh. Do vậy, Viện Kiểm sát đã vận dụng chính sách pháp luật hình sự, đường lối khoan hồng nhân đạo của Đảng, Nhà nước để áp dụng tội danh nhẹ hơn và theo đó có áp dụng hình phạt nhẹ dưới mức thấp nhất của khung hình phạt đối với một số bị cáo, tạo điều kiện cho các bị cáo có cơ hội làm lại cuộc đời.

 Diễn biến và những phán quyết tại tòa trong vụ án Đồng Tâm là “cái tát đanh thép” nhất vả vào mặt bọn phản động, làm cho chúng phải cứng họng, câm mồm như Đoàn Bảo Châu cho phán quyết là “man rợ, bất nhân”, hay đối tượng có tên Báo Sạch than trời về “Cái kết bi thảm nhất tại Đồng Tâm”…

Sau tất cả, điều tốt đẹp nhất còn đọng lại ở vụ án Đồng Tâm đó là chính sách nhân đạo, nhân văn của pháp luật nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam./.

BLUE SKY

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

LIỆU NGÀY NAY GIAI CẤP CÔNG NHÂN CÓ CÒN BỊ BÓC LỘT?

HIỂU ĐÚNG NGHĨA CỤM TỪ “DÂN GIÀU, NƯỚC MẠNH, DÂN CHỦ, CÔNG BẰNG, VĂN MINH”

BỆNH KINH NGHIỆM, GIÁO ĐIỀU VÀ CÁCH KHẮC PHỤC