CHỐNG CHỦ NGHĨA CHỐNG CỘNG
Chủ nghĩa chống cộng” chính là hệ thống các học thuyết chính trị - xã hội, quan điểm, tư tưởng và những chính sách phản động, phản khoa học của giai cấp tư sản và nhà nước tư bản chủ nghĩa, chống lại chủ nghĩa Mác - Lênin, CNXH hiện thực, các lực lượng cách mạng, hòa bình, dân chủ và tiến bộ trên toàn thế giới, nhằm duy trì vĩnh viễn chế độ tư bản chủ nghĩa.
“Đến hẹn lại lên” - cứ trước mỗi kỳ Đại hội
Đảng chuẩn bị diễn ra, “chủ nghĩa chống cộng” lại tiếp gia tăng các hoạt động
tuyên truyền chống phá với nhiều thủ đoạn tinh vi và những chiêu trò, chiêu
thức thâm độc. Có thể tổng quát phương châm, âm mưu, thủ đoạn chống phá của
“chủ nghĩa chống cộng” trong bối cảnh hiện nay là: lấy chống phá về chính trị,
tư tưởng làm khâu đột phá; lấy mua chuộc kinh tế làm mũi nhọn; lợi dụng vấn đề
dân chủ, nhân quyền, dân tộc, tôn giáo làm ngòi nổ; dùng ngoại giao để hỗ trợ,
hậu thuẫn; cuối cùng là dùng hoạt động quân sự để can thiệp vũ trang lật đổ chế
độ XHCN ở nước ta.
Đối với “chiến dịch” chống phá Đại hội XIII của Đảng, có thể nhận diện
âm mưu, phương thức, thủ đoạn của “chủ nghĩa chống cộng” trên một số điểm sau
đây:
Một là, xuyên tạc, bôi đen và phủ nhận nền tảng tư tưởng của Đảng là chủ
nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Phủ nhận, bác bỏ những nội dung cốt
lõi, then chốt trong đường lối chính trị, quan điểm cơ bản của Đảng.
Hai là, phủ nhận, bác
bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, quy mọi sai lầm, khuyết điểm là
do Đảng; xuyên tạc Cương lĩnh, chủ trương, đường lối của Đảng, công tác cán bộ,
nhân sự Đại hội XIII, thực tiễn công tác xây dựng và chỉnh đốn của Đảng, nhất
là trong công tác phòng chống tham nhũng nhiệm kỳ Khóa VII của Đảng; suy diễn,
xuyên tạc, bôi đen và phủ nhận thành tựu của gần 35 năm đổi mới, 30 năm thực
hiện Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH (1991) và 10
năm thực hiện Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH (bổ
sung, phát triển năm 2011) dưới sự lãnh đạo của Đảng; đòi hỏi chúng ta
phải “cải cách, đổi mới chính trị từ gốc” - tức là từ bỏ nền tảng tư tưởng, chủ
nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh để làm cho Đảng mất nền tảng tư tưởng,
mất phương hướng chính trị, khủng hoảng đường lối lãnh đạo dẫn đến suy yếu và
mất vai trò lãnh đạo cách mạng.
Ba là, chúng bác bỏ
lý tưởng XHCN, con đường đi lên CNXH ở Việt Nam, ca ngợi, cổ súy, tán dương quá
mức cho chủ nghĩa tư bản, bôi đen CNXH, xuyên tạc CNXH cả trên lý luận lẫn thực
tiễn; chúng ra sức xuyên tạc bản chất ưu việt của chế độ XHCN ở Việt Nam, hướng
lái Việt Nam từ bỏ mục tiêu, con đường đi lên CNXH.
Với luận điệu
sai trái, thù địch nêu trên, “chủ nghĩa chống cộng” hướng tới tạo nhận
thức sai lệch, mơ hồ, hoài nghi, hoang mang, dao động, tác động vào niềm tin
của cán bộ, đảng viên, nhân dân vào vai trò lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của
Nhà nước; kích động người dân, nhất là phần tử cơ hội, bất mãn; khoét sâu yếu
kém, hạn chế, bất cập, tạo tâm lý bức xúc, chống đối, mất an ninh, trật tự
trong đời sống xã hội và cuối cùng là khủng hoảng toàn diện. Đây là cái đích
hướng tới của “chủ nghĩa chống cộng” khi tác động vào nhận thức, nội bộ nhằm
thúc đẩy “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, hiện thực hóa mục tiêu chệch hướng
XHCN, thủ tiêu chế độ xã hội XHCN ở Việt Nam.
Để đấu tranh
hiệu quả với “chủ nghĩa chống cộng” cần nắm vững, vận dụng linh hoạt,
sáng tạo một số vấn đề có tính nguyên tắc sau:
Một là, thường xuyên
xây dựng Đảng vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức và đạo đức.
Hai là, tăng cường
giáo dục chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối
chính sách của Đảng, làm cho chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh là nền
tảng tinh thần xã hội. Đặc biệt chú ý giáo dục lý tưởng và đạo đức cách mạng,
động cơ phấn đấu cho thế hệ trẻ, vì chính họ sẽ là người chủ tương lai đất nước
và thế hệ kế tục để xây dựng thành công CNXH và chủ nghĩa cộng sản.
Ba là, kết hợp chặt
chẽ giữa nghiên cứu lý luận với tổng kết thực tiễn, phát triển lý luận để lý
luận luôn luôn là tư tưởng dẫn đường cho thực tiễn phát triển đúng hướng, đúng
quy luật.
Bốn là, kết hợp
chặt chẽ cuộc đấu tranh chống “chủ nghĩa chống cộng” và đấu tranh chống “chủ
nghĩa cơ hội, xét lại”.
Năm là, huy động sức mạnh tổng hợp của cả hệ
thống chính trị; chuẩn bị kỹ, chặt chẽ, khoa học và quyết tâm cao trong tổ chức
đấu tranh phê phán, phản bác các quan điểm sai trái, thù địch nói chung, “chủ
nghĩa chống cộng” nói riêng.
Sáu là, cần thường
xuyên sơ kết, rút kinh nghiệm, biểu dương những cơ quan, cá nhân làm tốt
nhiệm vụ. Cần thực hiện tốt phương châm cách mạng “thêm bạn, bớt thù” mà Chủ
tịch Hồ Chí Minh đã chỉ dẫn, phải có sách lược đúng đắn, xem xét từng đối
tượng cụ thể trong đấu tranh. Biết cách đấu tranh cho phù hợp với từng đối
tượng.
Nhận xét