Nhận diện với hành động xuyên tạc ý nghĩa của Quỹ Vắc xin phòng COVID-19 của Việt Nam

 

Ngày 26/5, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 779/QĐ-TTg thành lập Quỹ vắc xin phòng COVID-19. Khi cả nước đang chung tay vào cuộc chống dịch bằng việc tích cực đóng góp để Chính phủ mua vaccine tiêm chủng cho toàn dân thì trên mạng xã hội những ngày qua các cá nhân, tổ chức chống phá liên tục tung ra luận điệu bịa đặt, xuyên tạc về hành động thiết thực này. Các tổ chức chống phá như Chân Trời mới media, Việt Tân… liên tục đăng tải thông tin về việc Chính phủ kêu gọi người dân, doanh nghiệp và các tổ chức đóng góp, hỗ trợ kinh phí mua vaccine ngừa Covid-19. Tiêu biểu là những bài viết như với nội dung hết sức xuyên tạc, bịa đặt như: “Chính phủ không thể thu xếp nổi 1,2 tỷ USD để mua vaccine về tiêm chủng cho người dân.”, “Nếu qui đổi ra tiền VN thì khoảng 25.000 tỷ đồng. Số tiền này tương đương với số tiền chưa giải ngân hết của gói “cứu trợ dân nghèo” 30.000 tỷ đồng mà Nhà nước đã hứa hồi quý 1 năm 2020”,...

Đáng chú ý, các tổ chức, cá nhân này còn lấy kinh phí mua vaccine để so sánh với việc tổ chức Đại hội Đảng, hay thậm chí còn tung lên mạng xã hội nhiều thông tin, bình luận xuyên tạc tình hình dịch bệnh trong nước và kế hoạch mua, sản xuất và tiêm vắc-xin của Việt Nam. Rõ ràng, những kẻ xấu muốn thổi phồng câu chuyện vắc-xin để gây hiểu lầm, hoang mang trong dư luận, kích động tâm lý nghi ngờ trong cộng đồng, tìm cách phủ nhận thành công của Việt Nam trong cuộc chiến chống dịch bệnh, chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc, đánh vào lòng tin của người dân đối với hệ thống chính trị, gây khó khăn cho công tác phòng chống đại dịch Covid.

Trước diễn biến phức tạp của đại dịch Covid-19, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, và Chính phủ đã có chủ trương mua đủ lượng vắc xin cần thiết để tiêm phòng cho nhân dân. Theo tính toán của Bộ Y tế, dự kiến chúng ta cần mua khoảng 150 triệu liều vắc xin phòng Covid-19 để tiêm phòng cho khoảng 75 triệu người dân, với tổng nhu cầu kinh phí ước khoảng 25,2 nghìn tỷ đồng. Đây là yêu cầu nguồn kinh phí rất lớn. Vì vậy chủ trương chung của Chính phủ là bên cạnh nguồn ngân sách thì cần huy động thêm các nguồn lực từ đóng góp mang tính thiện nguyện của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước để cùng với nhà nước mua đủ số lượng vắc xin tiêm kịp thời cho người dân.

Ngay khi nhận được Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Quỹ, Bộ Tài chính đã khẩn trương triển khai xây dựng để ban hành quy chế hoạt động của Quỹ và thiết lập bộ máy quản lý. Theo quy định, Quỹ sẽ được mở tài khoản tại ngân hàng thương mại. Trên cơ sở đó sẽ huy động nguồn lực đóng góp của các tổ chức, cá nhân. Nếu các doanh nghiệp muốn đóng góp vào quỹ thì hoàn toàn có thể chuyển tiền qua hệ thống các ngân hàng thương mại. Thủ tướng chính phủ cũng đã giao cho Bộ Tài chính làm việc với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Bộ Y tế để chuyển vào Quỹ các khoản tiền mà một số doanh nghiệp đã đóng góp hỗ trợ cho Chính phủ, Bộ Y tế trong thời gian liên quan đến việc mua vắc xin.

Quỹ vắc xin được thành lập với sứ mệnh huy động tổng hợp nguồn lực đóng góp xã hội để chia sẻ với ngân sách nhà nước nhằm phục vụ cho hoạt động mua, nhập khẩu vắc xin, nghiên cứu, sản xuất vắc xin. Mỗi đóng góp của người dân vào Quỹ vắc xin phòng Covid-19 đều hướng tới mục tiêu cuộc sống an toàn hơn của bản thân, gia đình, cộng đồng và cả xã hội. Những ngày qua, kể từ khi Quỹ vắc xin phòng, chống Covid-19 được Thủ tướng ký thành lập, không chỉ doanh nghiệp, địa phương mà rất nhiều cá nhân, trên mọi miền của Tổ quốc, đều đã nhiệt tình hưởng ứng, ủng hộ, đóng góp cho quỹ. Làn sóng, phong trào ủng hộ không ngừng lớn mạnh và lan xa. Những con số của Quỹ vắc xin liên tục được cập nhật với niềm vui, sự hy vọng cộng dồn, lan tỏa mãi. Theo báo cáo từ Ban Quản lý Quỹ Vắc-xin phòng, chống Covid-19, tính đến 17h ngày 12/6/2021, số dư của quỹ là 4.845 tỷ đồng.

Như vậy, Trong cuộc chiến chống Covid – 19 mỗi bước đi của Việt Nam đều căng mình thận trọng nhưng lại vô cùng quyết liệt. Khi nhiều quốc gia trên thế giới còn chần chừ chọn lựa giữa bảo vệ sức khỏe người dân và bài toán kinh tế, Việt Nam đã sẵn sàng hành động. Việt Nam chắc chắn không sở hữu thuốc chữa Covid bí truyền.. việc điều trị thành công các ca bệnh nặng là kết quả của trí tuệ, lương tâm, tình thương và trách nhiệm của những người thầy thuốc. Từ những tấm lòng của một dân tộc thiện lương, hình ảnh một đất nước dù phải “căng” mình chống dịch nhưng luôn chung một niềm tin “vượt qua bão tố” một lần nữa hiện lên vô cùng đẹp đẽ và đầy tình người. Giữa cơn xáo động toàn cầu, cái tên Việt nam hiện lên như một “biểu tượng chiến thắng” đầy cảm xúc.

Việc đại dịch Covid-19 bùng phát trở lại, diễn biến phức tạp chính là cơ hội để kẻ xấu lợi dụng, tăng cường chống phá. Giai đoạn này, công tác phòng chống dịch bệnh Covid-19 được dự báo có nhiều phức tạp, khó lường hơn, nhưng cũng ở chính thời điểm khó khăn nhất, thì tình người, sức mạnh đoàn kết lại được phát huy và trở thành điểm tựa cho tất cả chúng ta. Là công dân có trách nhiệm, chúng ta cần phải tỉnh táo, biết “gạn đục khơi trong”, luôn lạc quan, tin tưởng vào công tác phòng, chống dịch của Chính phủ và các ngành, địa phương. Chỉ có đoàn kết đồng lòng, chúng ta mới không bị dẫn dắt bởi kẻ xấu, vững vàng trước mọi khó khăn, chiến thắng trong cuộc chiến với đại dịch Covid-19 này.

Trong bối cảnh dịch Covid-19 còn diễn biến phức tạp, bên cạnh sự nỗ lực vào cuộc của các cấp, ngành, để ngăn ngừa và đi tới thành công trong việc dập dịch lần này, chúng ta nên thật bình tĩnh và tuân thủ nghiêm những cảnh báo cũng như hướng dẫn khoa học phòng chống lây nhiễm của ngành Y tế. Những thông tin này liên tục được ngành Y tế chuyển tải đến người dân qua các phương tiện truyền thông đại chúng cũng như tin nhắn rất chi tiết đến máy điện thoại cầm tay mỗi người dân mỗi ngày. Hãy sáng suốt trong tiếp nhận và xử lý thông tin, theo dõi sát thông tin trên các kênh chính thống, không nghe theo, không lan truyền thông tin không xác thực, kịp thời thông báo đến cơ quan chức năng các trường hợp đăng thông tin bịa đặt, sai sự thật về dịch bệnh.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

LIỆU NGÀY NAY GIAI CẤP CÔNG NHÂN CÓ CÒN BỊ BÓC LỘT?

HIỂU ĐÚNG NGHĨA CỤM TỪ “DÂN GIÀU, NƯỚC MẠNH, DÂN CHỦ, CÔNG BẰNG, VĂN MINH”

BỆNH KINH NGHIỆM, GIÁO ĐIỀU VÀ CÁCH KHẮC PHỤC