BÁC HỒ VỚI BÁO CHÍ CÁCH MẠNG VIỆT NAM

 

Ngày 21/6/1925, tờ báo Thanh Niên do lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc, chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập ra số báo đầu tiên, khởi nguồn ánh sáng cho dòng chảy của báo chí cách mạng Việt Nam. Từ đó đến nay, dưới sự lãnh đạo của Đảng, báo chí cách mạng Việt Nam trở thành lực lượng nòng cốt, giữ vai trò quan trọng trên mặt trận tư tưởng, văn hóa, thông tin, tuyên truyền.

Sinh thời, chủ tịch Hồ Chí Minh không nhận mình là nhà báo, Người chỉ nhận mình là người có nhiều duyên nợ với báo chí. Những bài viết của Người không đơn giản là viết tuyên truyền cổ động mà là những bài viết nêu rõ quan điểm chỉ đạo của Đảng, Nhà nước, Chính phủ về những vấn đề to lớn của đất nước. Hơn 50 năm liên tục cầm bút, bằng cả tình yêu, trí tuệ và kinh nghiệm hoạt động cách mạng nói chung và hoạt động báo chí nói riêng, chủ tịch Hồ Chí Minh đã để lại cho các thế hệ những người làm báo hôm nay những chỉ dẫn, cẩm nang về nghề nghiệp hết sức sâu sắc.

Con đường cách mạng của Người cũng song hành cùng con đường cách mạng Việt Nam. Cuộc cách mạng đầu tiên trong sự nghiệp của Người là dùng báo chí làm vũ khí để thực hiện sứ mệnh xây dựng, đấu tranh và bảo vệ chân lý. Những năm đầu thế kỉ XX ở Việt Nam, hàng loạt tờ báo của người Việt được xuất bản, tập hợp nhiều nhà văn, nhà báo, nhà trí thức theo hướng chính trị khác nhau. Nhưng cho đến ngày 21/6/1925, Tại Quảng Châu, Trung Quốc, tờ báo Thanh niên do lãnh tụ Hồ Chí Minh sáng lập đã chính thức ra mắt số đầu tiên, ghi dấu cho sự ra đời của nền báo chí cách mạng Việt Nam. Tờ báo Thanh niên tự do và công khai. Báo chí Việt Nam giương cao ngọn cờ cách mạng nói lên ý chí khát vọng của dân tộc Việt Nam và chỉ rõ phương hướng đấu tranh của nhân dân Việt Nam vì độc lập tự do, vì chủ nghĩa xã hội. Sự kiện này đã mở đầu cho cuộc cách mạng tư tưởng, đưa nền tảng tư tưởng truyền thống của dân tộc Việt Nam lên một tầm cao mới.

Sau cách mạng tháng 8/1945 và Tuyên ngôn độc lập ngày 2/9, báo chí cách mạng Việt Nam được Đảng ta trao cho sứ mệnh là người tiên phong trong việc tuyên truyền, giáo dục về đường lối, chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước. Phản ánh thực tiễn công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc với quan điểm xuyên suốt đó là "độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội". Đây vừa là mục tiêu, vừa là tiêu chí quy định chức năng, nhiệm vụ phát triển của báo chí nước nhà.

Với Bác Hồ, mặc dù bận rất nhiều công việc của một vị chủ tịch nước, nhưng người vẫn quan tâm đến sự phát triển của nền báo chí cách mạng. Phát biểu tại đại hội hội nhà báo Việt Nam lần thứ 2 vào tháng 4/1959 người chỉ rõ "về nội dung viết mà các cô các chú gọi là đề tài thì tất cả những bài Bác viết chỉ có một đề tài là chống thực dân, đế quốc, chống phong kiến địa chủ, tuyên truyền độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội". Trong cuộc đời của Người, Người đặc biệt có duyên nợ đối với báo chí. Trong hơn 50 năm cầm bút, Người đã viết hơn 2000 bài báo và kí với gần 200 bút danh. Người cũng đã từng chỉ đạo mở lớp đào tạo cho hơn 300 cán bộ quản lý và trực tiếp viết báo, biên tập cho đến xuất bản. Từ thực tiễn cách mạng đấu tranh giải phóng dân tộc, Người luôn căn dặn đội ngũ những người làm báo: để làm tròn nhiệm vụ vẻ vang của mình, cán bộ báo chí cần tu dưỡng đạo đức cách mạng. Có thể nói rằng, báo chí đã đi đầu trong công tác tư tưởng và công tác tư tưởng là công tác đi đầu để vận động cách mạng, làm giác ngộ cách mạng.

Nói đến báo chí trước hết là nói đến cán bộ báo chí, họ là người cán bộ cách mạng, biết đặt quyền lợi của dân tộc, của nhân dân lên trên hết. Người làm báo phải là những chiến sĩ trên mặt trận tư tưởng. Đây là tư tưởng bao quát của chủ tịch Hồ Chí Minh đối với những người làm báo. Với đội ngũ nhà báo, cán bộ cũng là chiến sĩ cách mạng, cây bút trang giấy là vũ khí sắc bén, ngòi bút của các bạn cũng là những vũ khi sắc bén trong sự nghiệp "phò chính trừ tà", cho nên phải có tính chất quần chúng và tinh thần chiến đấu.

Theo chủ tịch Hồ Chí Minh, trên mặt trận báo chí người làm báo phải có phẩm chất chính trị vững vàng, Người cũng đã cụ thể hóa phẩm chất chính trị của người làm báo, là để phục vụ nhân dân, để tuyên truyền giải thích đường lối của Đảng và chính phủ. Cho nên, báo chí phải có tính chất quần chúng và tinh thần chiến đấu. Người khẳng định: một tờ báo không được đại đa số dân chúng ham muốn thì không xứng đáng là một tờ báo. Người cho rằng, để báo chí hoàn thành sứ mệnh, là cầu nối giữa Đảng, Nhà nước và quần chúng, cho nên làm báo phải hết sức cẩn thận về hình thức, về nội dung, về cách viết. Các nhà báo của chúng ta xứng đáng là người tiên phong trên mặt tư tưởng văn hóa của Đảng. Nhờ tinh thần chiến đấu đó, mà báo chí của ta đã phản ánh một cách một cách sống động các hoạt động của đất nước trên tất cả các lĩnh vực và báo chí đã có đóng góp vô cùng quan trọng với công cuộc xây dựng đất nước.

96 năm qua, thấm nhuần tư tưởng của Người, việc học tập tu dưỡng rèn luyện nghề cũng như rèn luyện bản lĩnh của người cầm bút là một quá trình nối tiếp nhâu không có điểm đầu mà cũng không có điểm kết thức. Dũng cảm "phò chính trừ tà" để mỗi người cầm bút hôm nay có thể tự hào là những người làm báo vì nhân dân, vì đất nước. Những lời căn dặn của Người vẫn mãi là kim chỉ nam cho mọi hành động của đội ngũ những người làm báo cách mạng Việt Nam nói chung và Quân đội nói riêng. Học tập lời dạy của Người để thêm sáng mắt sáng lòng, để mỗi người cầm bút càng rõ thêm trách nhiệm của mình, để không ngừng nâng cao ý thức trách nhiệm và ý thức nghề nghiệp, phấn đấu không ngừng cho một nền báo chí cách mạng Việt Nam ngày càng vững mạnh phát triển và hội nhập.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

LIỆU NGÀY NAY GIAI CẤP CÔNG NHÂN CÓ CÒN BỊ BÓC LỘT?

HIỂU ĐÚNG NGHĨA CỤM TỪ “DÂN GIÀU, NƯỚC MẠNH, DÂN CHỦ, CÔNG BẰNG, VĂN MINH”

BỆNH KINH NGHIỆM, GIÁO ĐIỀU VÀ CÁCH KHẮC PHỤC