BÁC BỎ LUẬN ĐIỆU XUYÊN TẠC CỦA CÁC THẾ LỰC THÙ ĐỊCH VỀ CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG Ở VIỆT NAM
Công tác phòng, chống tham nhũng có vai trò vô cùng quan
trọng đối với công cuộc đổi mới ở nước ta hiện nay, được Đảng xác định là nhiệm vụ trực tiếp, thường xuyên của
cả hệ thống chính trị, toàn dân và toàn xã hội dưới sự lãnh đạo của Đảng.Trong phần phương hướng,
nhiệm vụ và giải pháp phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025, Văn kiện Đại
hội XIII của Đảng đã đưa ra nhiều chủ trương và giải pháp căn cơ quyết liệt về
phòng, chống tham nhũng: “Triển khai đồng
bộ có hiệu quả quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng. Nâng cao hiệu
quả thu hồi tài sản tham nhũng, bảo đảm đúng pháp luật. Thực hiện quyết liệt
nghiêm minh có hiệu quả cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng”.
Những quan điểm chỉ đạo của Đảng được
thực tiễn kiểm nghiệm và chứng minh hoàn toàn đúng đắn với các bước đi phù hợp,
hiệu quả trong một quyết tâm chính trị cao nhằm tạo chuyển biến tích cực trong
hệ thống chính trị, góp phần cảnh tỉnh, cảnh báo, răn đe, từng bước ngăn chặn
và đẩy lùi tiêu cực, suy thoái, quan liêu, tham nhũng, lãng phí trong Đảng. Với
sự quyết tâm và nghiêm khắc của lãnh đạo Đảng và Nhà nước, nhiều vụ tham nhũng
được xét xử, nhiều cán bộ tha hóa, biến chất ở mọi cấp, mọi ngành, “không có
vùng cấm” đã chịu sự trừng phạt của pháp luật; đã thu hồi, đề nghị thu hồi tại
sản trị giá hàng nghìn tỷ đồng cho Nhà nước. Nhiều vụ việc, vụ án tham nhũng
nghiêm trọng, phức tạp, dư luận xã hội quan tâm đã được điều tra, khởi tố, truy
tố và xử lý công khai, khẳng định quyết tâm của Đảng, Nhà nước trong cuộc đấu
tranh phòng, chống tham nhũng.
Theo
báo cáo tại Hội nghị toàn quốc tổng kết công tác phòng, chống tham nhũng giai
đoạn 2013-2020, đã xử lý kỷ luật 131.000 đảng viên, trong đó có nhiều trường hợp
liên quan đến tham nhũng.
Khởi
tố, điều tra truy tố xem xét hơn 1.900 vụ án tham nhũng với 4.400 bị cáo trong
đó có 18 cán bộ diện Trung ương quản lý bị xử lý hình sự, trong đó có: 1 Ủy
viên Bộ Chính trị, 7 Ủy viên, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, 4 Bộ trưởng và
nguyên Bộ trưởng, 7 sĩ quan cấp tướng thuộc lực lượng vũ trang.
Các
cơ quan có thẩm quyền đã kiến nghị thu hồi 700.000 tỉ đồng, 20.000 ha đất, kiến
nghị xử lý trách nhiệm 14.000 tập thể và cá nhân; chuyển cơ quan điều tra xử lý
700 vụ việc có dấu hiệu tội phạm; tỷ lệ thu hồi tài sản tham nhũng đạt 32,04%.
Từ
năm 2016 đến năm 2020, đã kỷ luật 87.000 đảng viên trong đó có hơn 3.200 trường
hợp liên quan tới tham nhũng.
Từ những dẫn chứng nêu trên để thấy rằng, Đảng và Nhà nước
Việt Nam chưa và cũng không bao giờ bao che, dung túng cho quan liêu, tham
nhũng, lãng phí. Tất cả những ai phạm tội thì tùy theo mức độ vi phạm mà bị xem
xét xử lý kỷ luật một cách thấu đáo.
Đảng Cộng sản Việt Nam là đảng được hiến
định là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội. Vì vậy, Đảng phải chịu trách
nhiệm trước Nhân dân về tất cả các quyết định của mình. Trong bộ máy Nhà nước,
đa phần cán bộ đều là đảng viên của Đảng. Vì vậy, nếu để một bộ phận cán bộ,
công chức thoái hóa, biến chất dẫn tới quan liêu, tham nhũng, lãng phí sẽ làm
mất lòng dân, gây ra tác hại khôn lường và đe dọa nguy cơ cầm quyền của Đảng.
Đảng Cộng sản Việt Nam luôn kiên định các quan điểm về đấu tranh phòng, chống
quan liêu, tham nhũng, lãng phí. Đảng luôn coi tham nhũng là “giặc nội xâm”,
một trong các nguy cơ, đe dọa sự tồn vong của chế độ, cản trở tiến trình phát
triển đất nước, phải kiên quyết đấu tranh loại trừ ra khỏi đời sống xã hội. Vậy
nên, để giữ vững vai trò lãnh đạo và cầm quyền, để nâng cao uy tín trước Nhân
dân, để thực sự xứng đáng là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội, Đảng Cộng
sản Việt Nam không thể không quyết liệt trong phòng, chống tham nhũng. Phòng, chống
tham nhũng là mệnh lệnh sống còn của Đảng. Luận điệu cho rằng Đảng Cộng sản
Việt Nam không thực tâm chống tham nhũng là luận điệu xuyên tạc nhằm đánh lạc
hướng dư luận, gây xói mòn niềm tin của cán bộ, đảng viên và các tầng lớp Nhân
dân đối với công cuộc phòng, chống tham nhũng hiện nay.
Nhận xét