TÍNH TẤT YẾU VÀ NHẬN DIỆN CUỘC ĐẤU TRANH GIAI CẤP Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
Trong tác phẩm "Sáng kiến vĩ đại" Lênin đã đưa ra định nghĩa về đấu tranh giai cấp: “Đấu tranh giai cấp là đấu tranh của một bộ phận nhân dân này chống lại bộ phận khác, đấu tranh của quần chúng bị tước hết quyền, bị áp bức và lao động, chống bọn có đặc quyền, đặc lợi, bọn áp bức và bọn ăn bám, cuộc đấu tranh của những người công nhân làm thuê hay những người vô sản chống những người hữu sản hay giai cấp tư sản” (V.I.Lênin, Toàn tập, t. 7, Nxb TB, M. 1979, tr. 237 - 238).
Người khẳng định rằng trong xã hội còn tồn tại giai
cấp và đối kháng giai cấp thì đấu tranh giai cấp vẫn còn là một tất yếu khách
quan và đấu tranh giai cấp là một trong những động lực quan trọng, trực tiếp
thúc đẩy xã hội có giai cấp phát triển.
Lý luận về giai cấp và đấu tranh giai cấp luôn là một
trong những nội dung căn bản nhất của chủ nghĩa Mác - Lênin, là lý luận khoa
học chỉ ra nguồn gốc, động lực trực tiếp, quan trọng của sự phát triển lịch sử
xã hội từ khi xã hội phân chia thành giai cấp đến nay, đồng thời trở thành kim
chỉ nam cho các Đảng của giai cấp công nhân trên thế giới trong việc định ra đường
lối, chiến lược, sách lược giải phóng giai cấp, giải phóng dân tộc, giải phóng
con người khỏi áp bức bóc lột.
Nhận
thấy vai trò to lớn của lý luận chủ nghĩa mácxít nói chung, lý luận đấu tranh
giai cấp nói riêng, các thế lực đế quốc hiếu chiến và các lực lượng thù địch
bao giờ cũng tìm mọi cách phủ nhận học thuyết về đấu trah giai cấp, vì chúng
biết đó là hệ tư tưởng chủ đạo của giai cấp vô sản trong tiến trình đấu tranh
xóa bỏ chúng vì vậy chúng coi sự tồn tại của CNXH là sự uy hiếp đối với mình. Chúng
không bao giờ chấp nhận sự hiện diện của CNXH và phong trào đấu tranh vì sự
tiến bộ, công bằng xã hội trên thế giới. Từ âm mưu phá bỏ Liên Xô, đến làm tan
rã CNXH hiện thực ở Đông Âu, lật đổ lãnh đạo của các đảng cộng sản, phủ định
hình thái kinh tế CNCS là mục tiêu nhất quán trong kế hoạch, cũng như trong
hành động của chủ nghĩa đế quốc. Thực hiện hàng loạt chiến lược qua nhiều thập
kỷ "chiến tranh lạnh", mà đặc biệt là cuộc chạy đua vũ trang vô cùng
tốn kém làm suy yếu và kiệt sức Liên Xô, chủ nghĩa đế quốc tới nay vẫn chưa từ
bỏ âm mưu làm suy yếu các nước XHCN còn lại. Ở mỗi giai đoạn khác nhau, tùy
theo sự phát triển tình hình của mỗi nước, chúng đều tiến hành điều chỉnh chiến
lược chống phá cách mạng và các lực lượng tiến bộ trên thế giới cho thích hợp.
"Diễn biến hòa bình", tiếp đến là “cách mạng nhung”, “cách mạng
màu”... là những chiến lược tổng thể của chủ nghĩa đế quốc, nhằm thực hiện mục
tiêu nói trên. Thế giới gọi đó là "cuộc chiến tranh không có khói
súng". Đây thực chất là kế sách phá vỡ thành lũy của CNXH từ bên trong, là
chiến thuật "mối xông nhà", nhằm phá ruỗng cơ cấu kinh tế - chính trị
- xã hội của các nước XHCN. Các chính trị gia đề xuất chiến lược "Diễn
biến hòa bình" đã tổng kết: muốn xoá bỏ chế độ XHCN, không thể dùng vũ lực
tấn công từ bên ngoài. Thực tiễn đã diễn ra đúng như vậy. Chủ nghĩa đế quốc
từng bị thất bại liên tiếp trong những cuộc xâm lược vũ trang chống các nước
XHCN, như: đối với Liên Xô sau Cách mạng Tháng Mười; đối với Cộng hoà Dân chủ
nhân dân Triều Tiên đầu những năm 50; đối với Cu-ba đầu những năm 60; và nổi
bật nhất, đối với Việt Nam từ cuối những năm 40 đến giữa thập kỷ 70 của thế kỷ
XX... Do vậy, chúng chuyển hướng sang chống phá các nước XHCN bằng cách làm tan
rã các đảng cộng sản cầm quyền. Để thực hiện điều đó, chúng tìm mọi thủ đoạn
phá hoại các đảng cộng sản về mặt tư tưởng và tổ chức. Nhằm phá hoại đảng cộng
sản cầm quyền về tư tưởng, họ lấy tư tưởng xã hội dân chủ thay cho chủ nghĩa
Mác - Lê-nin. Từ việc phá hoại về tư tưởng, bài bản "diễn biến" tiếp
theo là phá hoại về mặt tổ chức kêu gọi đa nguyên chính trị và đa đảng đối
lập trong chế độ XHCN; đòi huỷ bỏ nguyên tắc tập trung dân chủ, hạ thấp
yếu tố "tập trung", nhấn mạnh vai trò của nhân tố "dân
chủ", hô hào dân chủ tư sản...
Ở nước ta hiện nay đấu tranh giai
cấp vẫn là một tất yếu khách quan vì nước ta vẫn đang trong giai đoạn quá độ
gián tiếp đi lên CNXH bỏ qua giai đoạn CNTB từ một nước thuộc địa, nửa phong
kiến với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất còn thấp, cơ sở kinh tế để
nảy sinh những áp bức bất công và mâu thuẫn giai cấp vẫn tồn tại; Nền kinh tế
sản xuất nhỏ là phổ biến và bị tàn phá nặng nề bởi chiến tranh, hơn nữa hiện
nay trong quá trình phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận hành
theo cơ chế thị trường đòi hỏi tất yếu phải đấu tranh chống lại khuynh hướng tự
phát đi lên chủ nghĩa tư bản, giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa trên các
lĩnh vực phát triển của đất nước vì thực chất đấu tranh giai cấp ở nước ta hiện
nay vẫn là đấu tranh ai thắng ai giữa 2 con đường TBCN và XHCN trong điều kiện
mới, nội dung mới và hình thức mới. Bên cạnh đó do mục tiêu xoá bỏ áp bức bất
công, thực hiện công bằng xã hội, xây dựng thành công CNXH chưa hoàn thành, nên
chúng ta phải tiếp tục đấu tranh để đạt mục tiêu. Tuy nhiên, đáng lo ngại nhất
vẫn là sự chống phá của các thế lực thù địch đang ngày đêm ra sức tập hợp lực lượng,
lôi kéo các phần tử bất mãn với chế độ, lợi dụng chiêu bài dân chủ, nhân quyền,
dân tộc, tôn giáo… nhằm chống phá sự nghiệp cách mạng. Để thực hiện các mưu đồ
phản động, chúng tìm mọi cách cấu kết với chủ nghĩa đế quốc, ráo riết thực hiện
âm mưu “diễn biến hòa bình”, “bạo loạn lật đổ” hòng xóa bỏ vai trò
lãnh đạo của Đảng và chế độ xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Chúng còn rêu rao rằng
hiện nay không còn đấu tranh giai cấp và con đường đi lên CNXH là không còn phù
hợp với hiện thực. Tại các kỳ đại hội mà mới nhất là tại Đại hội XIII Đảng ta
luôn khẳng định phải : “Chủ động đấu tranh phòng, chống
“diễn biến hòa bình”, “bạo loạn lật đổ”, phòng ngừa, ngăn chặn những biểu hiện
“tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ”.
Tất
cả những thủ đoạn mà các thế lực đế quốc đã và đang sử dụng đối với các nước
XHCN nói chung và ở Việt Nam nói riêng đã cho thấy, cuộc đấu tranh giai cấp
hiện nay so với trước đây không kém phần gay go, quyết liệt, phức tạp. Nhất là
đối với Việt Nam, một quốc gia luôn kiên định và tin tưởng tuyệt đối vào chủ
nghĩa Mác -Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đã khẳng định được tính đúng đắn của
việc giữ vững lập trường chủ nghĩa Mác, thông qua việc hoạch định đường lối
sách lược, chiến lược đúng đắn của Đảng ta trong quá trình lãnh đạo sự nghiệp
cách mạng Việt Nam, giành thắng lợi to lớn trong hai cuộc kháng chiến chống hai
tên thực dân, đế quốc khổng lồ là Pháp và Mỹ, cũng như thắng lợi của sự nghiệp
đổi mới để đưa nước ta từ một nước nghèo nàn, lạc hậu, kém phát triển trở thành
một nước có thu nhấp trung bình thấp, với nhiều mặt hàng thuộc lĩnh vực nông
nghiệp có giá trị xuất khẩu đứng hàng đầu thế giới.
Trong
điều kiện mở cửa và hội nhập với thế giới, nhất là việc chúng ta đang từng bước
xây dựng hoàn thiện, quan hệ sản xuất XHCN, không ngừng nâng cao trình độ lực
lượng sản xuất và tận dụng công cụ kinh tế của CNTB để xây dựng CNXH, thì đòi
hỏi Đảng ta càng phải đề cao cảnh giác, mài sắc ý chí cách mạng, kiên định lập
trường giai cấp, nhận dạng thật rõ các hành động và âm mưu thù địch để có biện
pháp đấu tranh có hiệu quả, “Kiên quyết, kiên trì bảo vệ vững
chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc; bảo vệ Đảng,
Nhà nước, nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa. Giữ vững an ninh chính trị, bảo
đảm trật tự, an toàn xã hội, an ninh con người, an ninh kinh tế, an ninh mạng,
xây dựng xã hội trật tự, kỷ cương. Chủ động ngăn ngừa các nguy cơ chiến tranh,
xung đột từ sớm, từ xa; phát hiện sớm và xử lý kịp thòi những yếu tố" bất
lợi, nhất là những yếu tố nguy cơ gây đột biến; đẩy mạnh đấu tranh làm thất bại
mọi âm mưu và hoạt động chống phá của các thế lực thù địch” (Văn kiện Đại hội XIII, tập 2, tr. 331).
Nhận xét