LÀM RÕ LUẬN ĐIỆU XUYÊN TẠC VỀ QUÁ TRÌNH CÔNG NGHIỆP HOÁ, HIỆN ĐẠI HOÁ Ở VIỆT NAM
Là nước có nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu quá độ
lên chủ nghĩa xã hội (CNXH) như Việt Nam, việc xây dựng cơ sở vật chất - kỹ
thuật cho CNXH phải thực hiện thông qua quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa
(CNH, HĐH) đất nước. Mỗi bước tiến của quá trình CNH, HĐH là một bước tăng
cường cơ sở vật chất - kỹ thuật cho CNXH, phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất
và góp phần hoàn thiện quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa (XHCN), góp phần nâng
cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân.
Bản thân đường lối CNH, HĐH không phải dập khuôn hay
mô phỏng của một quốc gia cụ thể nào, mà được hình thành và xây dựng nên từ
chính đặc thù, điều kiện Việt Nam gắn liền với sự phát triển của thành tựu khoa
học và công nghệ thế giới cũng như gắn với chuyển biến trong môi trường kinh
doanh khu vực và toàn cầu. Trong tiến trình CNH, HĐH Việt Nam luôn cập nhật và
ngày càng hoàn thiện mục tiêu, nội dung và các giải pháp để thực hiện. Ở nước
ta, quá trình CNH gắn chặt với quá trình HĐH. Trong điều kiện Cách mạng công
nghiệp lần thứ tư, nên nguồn lực, động lực cho tăng trưởng chính là công nghệ
và đổi mới sáng tạo, và “Khoa học và công nghệ là động lực của quá trình
CNH,HĐH”.
Thực tiễn CNH, HĐH cho thấy có những quốc gia thành
công và có cả những quốc gia thất bại. Vấn đề là ở xác định đúng đường lối CNH,
tránh lệ thuộc bên ngoài. Nội lực là chính, tận dụng ngoại lực, biến ngoại lực
thành nội lực. Đây cũng là cách thức mà Việt Nam đã xác định và đang từng bước
hiện thực hóa CNH, HĐH. Tuy quá trình CNH, HĐH ở Việt Nam còn có hạn chế, song,
phải khách quan thấy rằng, quá trình CNH, HĐH của Việt Nam đã có những kết quả
tích cực, không thể phủ nhận, góp phần rất quan trọng trong công cuộc xây dựng
cơ sở vật chất- kỹ thuật cho xã hội mới cũng như góp phần nâng cao đời sống vật
chất và tinh thần cho người dân. Và chúng ta hoàn toàn có thể tin tưởng đến năm
2025, Việt Nam sẽ trở thành nước đang phát triển có công nghiệp theo hướng hiện
đại, vượt qua mức thu nhập trung bình thấp, đến năm 2030 là nước đang phát
triển có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao và đến năm 2045 trở
thành nước phát triển, thu nhập cao.
Rõ ràng là, CNH, HĐH của Việt Nam không hề mơ hồ,
không có mục tiêu, hay sai lầm mà Đảng ta đặt ra yêu cầu với tiến trình CNH,
HĐH là cùng với chuyển biến về mặt kinh tế - kỹ thuật phải tạo ra và đồng thời
là chuyển biến về mặt kinh tế - xã hội, tăng trưởng kinh tế phải gắn liền với
việc giải quyết các vấn đề xã hội ngay trong mỗi bước phát triển và trong từng
chính sách. Các nghị quyết đại hội Đảng qua các nhiệm kỳ đều từng bước bổ sung,
hoàn chỉnh và ngày càng làm rõ nội hàm của CNH, HĐH ở Việt Nam; Quyết định số
1043/QĐ-TTg ngày 1-7-2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược công
nghiệp hóa của Việt Nam trong khuôn khổ hợp tác Việt Nam – Nhật Bản hướng đến
2020 và tầm nhìn 2030, và ngày 22-3-2018, Bộ chính trị đã ban hành Nghị quyết
số 23-NQ/TW về định hướng xây dựng chính sách phát triển công nghiệp quốc gia
đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đã xác định rõ mục tiêu của CNH, HĐH đến
2030 và tầm nhìn 2045. Đây là những sản phẩm kết tinh trí tuệ của nhiều chuyên
gia, nhà nghiên cứu Việt Nam, sự hợp tác của các chuyên gia, các nhà khoa học
quốc tế. Vì thế cũng không thể cho rằng CNH, HĐH ở Việt Nam là mơ hồ, không có
mục tiêu.
Quá trình CNH,HĐH nhà nước cũng như thành phần kinh
tế nhà nước có vai trò vô cùng quan trọng. Nhà nước không chỉ thực hiện vai trò
quản lý, xây dựng hệ thống thể chế phù hợp, khuyến khích các thành phần kinh
tế, khơi dậy các nguồn lực, mà còn trực tiếp đầu tư kinh doanh mang tính dẫn
dắt và đầu tư vào lĩnh vực mà doanh nghiệp tư nhân chưa muốn đầu tư để tạo môi
trường thuận lợi chung cho hoạt động kinh doanh của xã hội. Quá trình CNH,HĐH
đất nước trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, kinh tế nhà nước giữ vai
trò chủ đạo là một yêu cầu tất yếu khách quan. KTNN là lực lượng vật chất giúp
nhà nước định hướng XHCN nền kinh tế quốc dân; là sức mạnh để nhà nước thông
qua các cơ chế chính sách điều tiết nền kinh tế; là nguồn lực để nhà nước đầu
tư tạo môi trường phát triển chung cho nền kinh tế; KTNN giữ vai trò chủ đạo
không có nghĩa là phân biệt, đối xử hay hạn chế các thành phần kinh tế khác,
mà, ngược lại, khuyến khích các thành phần kinh tế ngoài nhà nước (tư nhân, có
vốn đầu tư nước ngoài…) có tác động tích cực đến sự phát triển của KTNN, để
KTNN thực hiện tốt hơn vai trò chủ đạo của mình.
Như vậy, quá trình CNH,HĐH ở nước ta hoàn toàn có
mục tiêu, định hướng, giải pháp cụ thể, phù hợp với từng giai đoạn phát triển
của đất nước. Đây là nhiệm vụ trung tâm của cả thời kỳ quá độ lên CNXH ở Việt
Nam. Vấn đề là với sự quyết tâm, đồng lòng của cả Hệ thống chính trị, của toàn
dân chắc chắn những mục tiêu được Đại hội XIII của Đảng đề ra trong quá trình
CNH,HĐH sẽ thắng lợi, đưa đất nước sớm xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội./.
Nhận xét