VỮNG BƯỚC TRÊN CON ĐƯỜNG ĐÃ CHỌN, XÂY DỰNG ĐẤT NƯỚC PHỒN VINH
Trên con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội, đất nước ta
đã vượt qua muôn vàn khó khăn, thách thức để giữ vững nền độc lập, thống nhất
đất nước và đạt nhiều thành tựu xây dựng và phát triển đáng tự hào. Với nỗ lực
bền bỉ, Việt Nam vươn lên trở thành một nền kinh tế đang phát triển, đời sống
nhân dân được nâng cao; chính trị, xã hội ổn định; quốc phòng, an ninh được bảo
đảm; đối ngoại và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng. Qua hơn 35 năm đổi mới,
đến nay Việt Nam được xếp hạng Top 40 nền kinh tế có quy mô GDP lớn nhất thế
giới, Top 16 nền kinh tế mới nổi thành công nhất, là nơi hội tụ của hàng vạn
nhà đầu tư đến từ hơn 140 quốc gia, vùng lãnh thổ, thuộc nhóm nước đạt mức cao
chỉ số HDI về phát triển con người, hoàn thành trước thời hạn nhiều mục tiêu
phát triển thiên niên kỷ... Kiên định với đường lối đối ngoại hòa bình, độc lập
tự chủ, là đối tác có trách nhiệm, chủ động hội nhập quốc tế, đến nay Việt Nam
có quan hệ đối ngoại với 190 quốc gia; quan hệ gắn bó với các nước láng giềng;
thiết lập quan hệ ổn định lâu dài với 30 đối tác chiến lược và toàn diện.
Hiện nay tình hình thế giới có những diễn biến phức
tạp, cơ hội và thách thức đan xen nhất là những thách thức về an ninh phi
truyền thống, về năng lượng, lương thực, sự đứt gẫy các chuỗi cung ứng, tiến
trình toàn cầu hóa chậm lại, biến đổi khí hậu, thiên tai khắc nghiệt… đang tác
động sâu sắc đến tất cả các mặt của đời sống kinh tế xã hội. Trong khi đó, Đại
hội lần thứ XIII của Đảng Cộng sản Việt Nam đã xác định mục tiêu, nỗ lực phấn
đấu: Đến 2025, Việt Nam là nước đang phát
triển có công nghiệp theo hướng hiện đại, vượt qua mức thu nhập trung bình
thấp; đến 2030, là nước đang phát triển có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung
bình cao; và đến 2045, trở thành nước phát triển, có thu nhập cao. Để hoàn
thành mục tiêu này, xác định động lực phát triển đất nước trong thời kỳ mới,
Đại hội XIII của Đảng nhấn mạnh: “Khơi
dậy mạnh mẽ tinh thần yêu nước, ý chí tự cường dân tộc, sức mạnh đại đoàn kết
toàn dân tộc và khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc”. Theo
đó:
Một là, luôn kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và
chủ nghĩa xã hội; kiên định đường lối đổi mới; bảo đảm cao nhất lợi ích quốc
gia, dân tộc trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế.
Hai
là, tập trung triển khai ba đột phá chiến lược về hoàn thiện đồng bộ thể chế,
phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao và xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng.
Tiếp tục phát triển nhanh và bền vững; gắn kết phát triển kinh tế - xã hội, với
văn hóa, an sinh xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh. Xây dựng Nhà nước tinh
gọn, hiệu lực, hiệu quả, phòng, chống tham nhũng, lãng phí. Thúc đẩy đổi mới
sáng tạo, ứng dụng mạnh mẽ khoa học - công nghệ, chuyển đổi sang nền kinh tế
số, kinh tế xanh.
Ba là, thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc
lập, tự chủ, hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển; đa dạng hóa, đa phương
hóa quan hệ đối ngoại. Tôn trọng các nguyên tắc cơ bản của Hiến chương Liên hợp
quốc và luật pháp quốc tế, bình đẳng, hợp tác cùng có lợi. Chủ động và tích cực
hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng. Việt Nam là bạn, là đối tác tin cậy và là
thành viên tích cực, có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế.
Bám sát tinh thần “Chúng ta đã cố gắng, càng cố gắng
hơn nữa; đã đoàn kết, càng đoàn kết hơn nữa; đã quyết tâm, càng quyết tâm cao
hơn nữa”, càng khó khăn, phức tạp, càng phải đoàn kết, thống nhất,… như lời
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng; tin tưởng vào sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, biện pháp điều hành của
Chính phủ và chính quyền các địa phương, nhân dân cả nước quyết tâm cùng nhau
dốc sức, đồng lòng, đoàn kết, vững bước trên con đường đã chọn sớm đưa Việt Nam
tiến lên chủ nghĩa xã hội vì mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng,
văn minh”.
Nhận xét