GIÁ TRỊ CỦA CHỦ NGHĨA MÁC - LÊNIN ĐỐI VỚI SỰ NGHIỆP CÁCH MẠNG VIỆT NAM
Chủ
nghĩa Mác-Lênin không chỉ trang bị cho giai cấp vô sản thế giới quan, phương
pháp luận khoa học, công cụ để nhận thức thế giới theo nguyên tắc: khách quan,
toàn diện, lịch sử, cụ thể, phát triển mà còn là vũ khí sắc bén giúp họ cải tạo
thế giới. Chủ nghĩa Mác-Lênin là sự
thống nhất giữa tính khoa học, tính cách mạng và tính nhân văn - kết tinh và là đỉnh cao thành tựu của trí tuệ, tinh hoa văn
hoá nhân loại.
Các nhà sáng lập ra chủ nghĩa Mác-Lênin đã kế thừa có chọn
lọc những thành tựu khoa học, những giá trị tư tưởng và văn hoá, những tiền đề
kinh tế, chính trị, xã hội mà nhân loại đã đạt được; bằng nhãn quan chính trị
thiên tài và tầm cao của trí tuệ cộng với quá trình lao động nghiêm túc, vượt
lên mọi trở ngại, khó khăn, cám dỗ của vật chất và quy định hà khắc của chế độ
chính trị đương thời, cống hiến cho nhân loại một di sản vô cùng quý báu, một
cơ sở lý luận khoa học để giải phóng con người, giải phóng xã hội, đem lại cuộc
sống ấm no, tự do và hạnh phúc cho con người. Chủ nghĩa Mác - Lênin định hướng giải phóng con người là giải
phóng con người hiện thực bằng chính các hoạt động của những con người hiện
thực ấy với quan điểm “bất kỳ sự giải
phóng nào cũng bao hàm ở chỗ là nó trả thế giới con người, những quan hệ của
con người về bản thân con người”[1].
Đây chính là quá trình từng bước xóa bỏ sự áp bức, bóc lột để xây dựng một xã
hội trong đó “sự phát triển tự do của mỗi
người là điều kiện cho sự phát triển tự do của tất cả mọi người”[2].
Phải “xóa bỏ một cách tích cực chế độ
tư hữu với tính cách là khẳng định sinh hoạt của con người là sự xóa bỏ một
cách tích cực mọi sự tha hóa”[3].
Chủ nghĩa Mác-Lênin là
học thuyết duy nhất đặt ra mục tiêu, chỉ rõ con đường giải phóng triệt để giai
cấp công nhân, nhân dân lao động và các dân tộc bị áp bức trên thế giới thoát
khỏi tình trạng bị nô dịch và bóc lột, thoát khỏi đói nghèo và tha hoá về nhiều
mặt. Đồng thời, học thuyết này cũng chỉ ra lực lượng cách mạng thực hiện sự
nghiệp giải phóng và phát triển xã hội là giai cấp công nhân và nhân dân lao
động, đem lại cho họ niềm tin vào khả năng và sức mạnh của chính mình. Quần chúng nhân dân trước hết và quan trọng nhất là nhân dân lao
động, là chủ thể chân chính của mọi tiến trình lịch sử. Họ chính là lực lượng
sản xuất ra của cải vật chất - cơ sở tồn tại và phát triển của xã hội, là lực
lượng sản xuất ra những giá trị tinh thần và là lực lượng cơ bản của mọi cuộc
cách mạng xã hội.
Học thuyết chủ nghĩa Mác-Lênin đồng thời chỉ ra quy luật của
sự giải phóng và phát triển xã hội. Đó là quy luật về mối quan hệ giữa lực
lượng sản xuất và quan hệ sản xuất; về sự chuyển biến từ hình thái kinh tế - xã
hội này sang hình thái kinh tế-xã hội khác không phải diễn ra một cách tự phát
mà phải thông qua cuộc đấu tranh giai cấp gay go quyết liệt “trong sự sản xuất xã
hội ra đời sống của mình, con người có những quan hệ nhất định, tất yếu không
phụ thuộc vào ý muốn của họ - tức những quan hệ sản xuất này phù hợp với trình
độ phát triển nhất định của lực lượng sản xuất vật chất của họ. Toàn bộ những
quan hệ sản xuất ấy hợp thành cơ cấu kinh tế của xã hội, tức là cái cơ sở hiện
thực trên đó dựng lên một kiến trúc thượng tầng pháp lý và chính trị tương ứng
với cơ sở hiện thực đó. Phương thức sản xuất đời sống vật chất quyết định các
quá trình sinh hoạt xã hội, chính trị và tinh thần nói chung”[4]. Từ đó, Mác-Ăngghen và Lênin đã trực tiếp nghiên cứu sự vận
động của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa, tìm ra quy luật về sự diệt vong
của chủ nghĩa tư bản cũng như thắng lợi của chủ nghĩa xã hội như một tất yếu
thông qua cuộc cách mạng xã hội.
Bản chất khoa học và cách mạng của chủ nghĩa Mác-Lênin còn
thể hiện ở chỗ: Đó là học thuyết mở, không cứng nhắc, bất biến mà nó đòi hỏi
luôn được bổ sung, tự đổi mới, tự phát triển trong dòng phát triển trí tuệ của
nhân loại. Mác-Ăngghen cũng như Lênin đã nhiều lần khẳng định học thuyết của
các ông không phải là cái đã xong xuôi, bất biến. “Học thuyết của chúng tôi - Ăngghen nói về mình và về người bạn
nổi tiếng của mình - không phải là một giáo điều mà là một kim chỉ nam cho hành
động. Luận điểm kinh điểm ấy nhấn mạnh một cách đặc biệt rõ rệt và nổi bật một
phương diện của chủ nghĩa Mác mà người ta rất thường hay quên không nhìn tới.
Mà quên không nhìn tới là phương diện ấy thì chúng ta sẽ làm cho chủ nghĩa Mác
trở thành phiến diện, quái dị, chết cứng, sẽ vứt bỏ linh hồn sống của nó, sẽ
phá hủy cơ sở lý luận cơ bản của nó...; như thế chúng ta sẽ phá hủy sự liên hệ
giữa chủ nghĩa Mác với những nhiệm vụ thực tiễn nhất định của thời đại, những nhiệm
vụ có thể biến đổi ở mỗi bước ngoặt mới của lịch sử”[5]. Chủ
nghĩa Mác - Lênin không phải là liều thuốc vạn năng được bốc sẵn để chữa trị
mọi căn bệnh trong đời sống xã hội, cũng không phải là cái gì đã xong xuôi hẳn
và bất khả xâm phạm, song, thế giới quan, phương pháp luận của chủ nghĩa Mác -
Lênin, mục đích của chủ nghĩa Mác - Lênin, nội dung mang tính khoa học, tính
cách mạng, tính nhân văn của chủ nghĩa Mác - Lênin là những chân lý bền vững
đang và sẽ là nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động đối với tất cả những
cuộc cách mạng lấy con người làm mục đích cuối cùng. Điều này được minh chứng
sự vận dụng sáng tạo, làm phong phú lý luận chủ nghĩa Mác-Lênin qua hơn 80 năm
lãnh đạo cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào thực tiễn Việt Nam, sự ra đời của chính đảng của
giai cấp công nhân Việt Nam
năm 1930 là sản phẩm tất yếu của sự kết hợp giữa chủ nghĩa Mác-Lênin với phong
trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam. Từ khi ra đời cho đến nay, Đảng ta luôn lấy chủ nghĩa Mác - Lênin
làm nền tảng tư tưởng của Đảng, đề ra đường lối chiến lược và sách lược lãnh
đạo cách mạng. Trong những văn kiện đầu tiên của Đảng (chính cương vắn tắt, sách lược vắn tắt,..) đã xác định: Cách mạng
Việt Nam
phải trải qua hai giai đoạn: “Tư sản dân
quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản”4.
Luận cương Chính trị tháng 10-1930 của Đảng tiếp tục cụ thể hoá hai giai đoạn
cách mạng trong Cương lĩnh đầu tiên và nhấn mạnh thêm: “Trong cuộc cách mạng tư sản dân quyền, vô sản giai cấp và nông dân là
hai động lực chính, nhưng vô sản có cầm quyền lãnh đạo thì cách mạng mới thắng
lợi được”5. Có lý luận cách mạng soi đường, giai cấp công nhân
Việt Nam đã nhanh chóng giành quyền lãnh đạo cách mạng, không chia sẻ quyền
lãnh đạo cách mạng cho bất kỳ giai cấp nào, đảng phái nào. Giai cấp công nhân
Việt Nam
đã đoàn kết, tổ chức quần chúng yêu nước thành mặt trận dân tộc thống nhất, đưa
cách mạng nước ta đi từ thắng lơi này đến thắng lợi khác.
Như
vậy, ngay từ khi ra đời, Đảng Cộng sản Việt Nam đã nhận thức con đường phát
triển tất yếu của cách mạng Việt Nam là độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa
xã hội để đạt đến đích cuối cùng là chủ nghĩa cộng cộng sản. Từ đó đến nay,
cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân và cách mạng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam đã
trải qua nhiều giai đoạn chứa đầy những biến cố lịch sử: Cao trào cách mạng
(1930-1931), cuộc vận động dân chủ (1936-1939) và cách mạng tháng Tám năm 1945
với sự ra đời của Nhà nước công nông đầu tiên ở khu vực Đông nam Á là thắng lợi
đầu tiên của chủ nghĩa Mác-Lênin được Nguyễn Ái Quốc vận dụng sáng tạo vào cách
mạng Việt Nam. Cuộc kháng chiến chống Pháp xâm lược và can thiệp Mỹ
(1945-1954). Quá trình tiến hành đồng thời hai chiến lược cách mạng ở hai miền
(1954-1975), chính là sự vận dụng đầy sáng tạo chủ nghĩa Mác-Ăngghen vào hoàn
cảnh cụ thể cách mạng nước ta, giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa cách mạng
dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam và cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc,
tiếp tục giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội nhằm giải phóng
hoàn toàn miền Nam, thống nhất Tổ quốc. Hai nhiệm vụ chiến lược cách mạng ở hai
miền đã được Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh kết hợp một cách tài tình trong
suốt cả quá trình lãnh đạo, chỉ đạo cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước vĩ đại
hơn hai thế kỷ, đưa non sông về một mối. Thắng lợi này chính là quá trình vận
dụng sáng tạo phép biện chứng duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác-Lênin vào chiến
lược và sách lược, vào nghệ thuật lãnh đạo, chỉ đạo cách mạng của Đảng Cộng sản
Việt Nam, nhằm giải phóng dân tộc khỏi ách áp bức bóc lột của chủ nghĩa thực
dân cũ và mới, đưa cả nước bước vào thời kỳ xây dựng CNXH.
Công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ
Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ
nghĩa từ 1975 đến nay là những giai đoạn phát triển không ngừng và đầy sáng tạo
của cách mạng Việt Nam.
Sự sáng tạo đó được đánh dấu bằng bước ngoặt đổi mới tư duy lý luận trên tất cả
các mặt kinh tế, chính trị, đời sống xã hội mà Đại hội đại biểu toàn quốc lần
thứ VI của Đảng đã đề ra. Bên cạnh Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ
quá độ lên CNXH, chiến lược phát triển kinh tế xã hội, Đại hội lần thứ VII của
Đảng đã chính thức đưa vào văn kiện: “Lấy
chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng kim chỉ nam cho
mọi hành động”. Đây chính là nền tảng vững chắc để Đảng ta tiếp tục đẩy
mạnh sự nghiệp CNH, HĐH đất nước, phấn đấu đến năm 2020 nước ta cơ bản trở
thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Mỗi bước đi của cách mạng Việt Nam đều tuân
theo quy luật phát triển của lịch sử nhân loại trên nền tảng chủ nghĩa
Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Việc tuân theo quy luật phát triển và sự sáng
tạo đó đã đưa cả dân tộc ta ra khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế - xã hội kéo dài,
tiếp tục sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạn mới… Đặc biệt,
những thành tựu kỳ diệu đạt được trên tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế,
văn hoá - xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại… đã tạo điều kiện cho nền kinh
tế Việt Nam phát triển nhanh và bền vững, tiếp tục đẩy mạnh sự nghiệp CNH, HĐH
đất nước, tình hình chính trị ổn định, vị thế và uy tín của Việt Nam trong các
tổ chức quốc tế ngày càng nâng cao.
Sau
20 năm thực hiện Cương lĩnh năm 1991, Đảng ta đã rút ra 5 kinh nghiệm từ thực
tiễn lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Nghị quyết Đại hội X, kinh nghiêm thứ nhất: “…
trong bất kỳ điều kiện và tình huống nào,
phải kiên trì thực hiện đường lối và mục tiêu đổi mới; kiên định và vận dụng
sáng tạo, phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, kiên định với
mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội”[6].
Thực tiễn phong phú và những thành tựu
to lớn của công cuộc đổi mới hơn hai mươi năm là chứng minh sự lãnh đạo đúng
đắn, sáng tạo của Đảng, đồng thời cho thấy việc khẳng định lấy chủ nghĩa Mác -
Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động là
bước phát triển quan trọng trong nhận thức và tư duy lý luận của Đảng ta hơn 80
năm lãnh đạo cách mạng Việt Nam.
Ngày nay trước những thay đổi khôn lường của tình hình
thế giới, khu vực và trong nước, đặc biệt chế độ XHCN ở Liên Xô và Đông Âu sụp
đổ đã ảnh hưởng không nhỏ đối với phong trào cách mạng thế giới. Trước tình
hình đó, Đảng ta vẫn vững vàng, kiên định mục tiêu, lý tưởng “Đi lên chủ nghĩa xã hội là khát vọng của
nhân dân ta, là sự lựa chọn đúng đắn
của Đảng Cộng sản Việt Nam
và Chủ tịch Hồ Chí Minh, phù hợp với xu thế phát triển của lịch sử”[7].
Nhận thức đúng quy luật phát triển, vận dụng học thuyết Mác-Lênin vào bối cảnh
của Việt Nam, Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa
xã hội (Bổ sung phát triển năm 2011)
của Đảng chỉ ra 8 đặc trưng về xã hội XHCN mà nhân dân ta xây dựng, 8 đặc trưng
này mang màu sắc Việt Nam, đúng với thực tiễn Việt Nam và phù hợp với xu thế
phát triển của thời đại. Bên cạnh đó, Cương lĩnh còn đưa ra những định hướng
lớn về phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại,
trong đó, Đảng ta coi “con người là
trung tâm của chiến lược phát triển, đồng thời là chủ thể của phát triển. Tôn
trọng và bảo vệ quyền con người, gắn quyền con người với quyền và lợi ích của
dân tộc, đất nước và quyền làm chủ của nhân dân…”[8]. Đường lối này được xây dựng trên quan
điểm lịch sử - cụ thể về con người mà chủ nghĩa Mác - Lênin đã chỉ ra, đồng
thời đây là một quá trình cách mạng sâu sắc, triệt để, đấu tranh phức tạp giữa
cái cũ và cái mới nhằm tạo ra sự biến đổi về chất trên tất cả các lĩnh vực của
đời sống xã hội, nhất thiết phải trải qua một thời kỳ quá độ lâu dài với nhiều
bước phát triển, nhiều hình thức tổ chức kinh tế, xã hội đan xen… Điều đó chứng
tỏ tư duy sáng tạo, bản lĩnh vững vàng của Đảng ta trước những khó khăn thách
thức, từng bước làm sáng rõ hơn về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
và minh chứng hùng hồn sự tất thắng của hình thái kinh tế XHCN mà chủ nghĩa
Mác-Lênin đã dự báo. Đảng ta khẳng định: “Theo
quy luật tiến hoá của lịch sử, loài người nhất định sẽ tiến tới chủ nghĩa xã
hội”[9].
Với
những thành tựu đạt được của Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng Việt Nam hơn 85
năm qua không chỉ thể hiện sự lãnh đạo sáng suốt tài tình của Đảng ta mà còn
chứng minh ý nghĩa lịch sử và giá trị thời đại của học thuyết Mác-Lênin. Học
thuyết này đến nay vẫn giữ nguyên giá trị, vẫn là vũ khí đấu tranh chống lại
mọi âm mưu, thủ đoạn của kẻ thù, là nền tảng tư tưởng để Đảng ta tiếp tục đẩy
mạnh sự nghiệp CNH, HĐH đất nước, thực hiện thắng lợi mục tiêu: “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng,
văn minh”.
Nhận xét