Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 10, 2016

KINH TẾ TƯ NHÂN CÓ TRỞ THÀNH NỀN TẢNG TRONG NỀN KINH TẾ QUỐC DÂN?

Hình ảnh
Trong thời gian gần đây, khi một số tập đoàn, doanh nghiệp nhà nước gặp khó khăn, hoạt động sản xuất kinh doanh kém hiệu quả dẫn đến thua lỗ thì  một số tờ báo, trang mạng càng có dịp “hô hào” về việc xét lại vai trò chủ đạo của thành phần kinh tế nhà nước, kêu gọi phải “tư nhân hóa” nền kinh tế hay kinh tế tư nhân phải thay thế kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân… Những quan điểm này càng được cổ xúy thông một số cuộc hội thảo khoa học và phương tiện truyền thông đại chúng. Tiếp sức cho các quan đểm trên còn có “cố vấn” đẳng cấp nước ngoài. Vấn đề trung tâm mà họ kêu gọi là tư nhân hóa nền kinh tế... Vậy nhìn nhận vấn đề này như thế nào? Liệu kinh tế tư nhân có trở thành nền tảng trong nền kinh tế quốc dân được hay không? Nếu như trước đây trong giai đoạn cải tạo xã hội chủ nghĩa ở nước ta (1958 - 1960), kinh tế tư nhân, hay nói cách khác chế độ tư hữu bị lên án, bị xem là biểu hiện của phương thức sản xuất lạc hậu, không tương thích với chủ nghĩa xã h

CẦN HIỂU ĐÚNG VỀ VAI TRÒ CỦA CHÍNH PHỦ TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM

Hình ảnh
Theo lý thuyết kinh tế học hiện đại, để vận hành nền kinh tế không thể thiếu vai trò quản lý của Nhà nước cũng như vai trò tự điều tiết của thị trường thông qua các quy luật kinh tế khách quan. Điều quan trọng là việc sử dụng bàn tay nhà nước hay cơ chế thị trường ở mức độ nào để đạt hiệu quả cao nhất. Từ năm 1986 đến nay, Việt Nam thực hiện cơ chế kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng XHCN, điều đó càng cho thấy sự cần thiết phải có sự quản lý vĩ mô của Nhà nước đối với nền kinh tế. Tuy nhiên, trước thực trạng kinh tế - xã hội hiện nay, nhất là sau các sự việc phá sản của tập đoàn tàu thủy Việt Nam (Vinashin), Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines), gần đây nhất là vấn đề ô nhiễm môi trường biển ở các tỉnh miền Trung do công ty Formosa Hà Tĩnh gây ra đã và đang đặt ra nhiều câu hỏi, có cả sự hoài nghi về vai trò quản lý kinh tế của Nhà nước, thậm chí một số quan điểm cơ hội cho rằng: chỉ cần Nhà nước buông tay đối với nền kinh tế, nhất là trong lĩnh vự

SỨC SỐNG CỦA CÁCH MẠNG THÁNG 10 NGA TRONG THỜI ĐẠI NGÀY NAY - VẤN ĐỀ KHÔNG THỂ PHỦ NHẬN

Hình ảnh
Ngày 7­/11/­1917, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản (Bôn­sê­vích) do V.I. Lê­nin đứng đầu, Cách mạng Tháng Mười Nga đã nổ ra và giành thắng lợi, mở ra một thời đại mới -­ thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội trên phạm vi toàn thế giới. Chín mươi chín năm qua, mặc cho kẻ thù ra sức tuyên truyền xuyên tạc, bôi đen nhưng Cách mạng Tháng Mười vẫn tỏa sáng, khẳng định sức sống và giá trị thời đại. Các nước xã hội chủ nghĩa vẫn kiên trì sự nghiệp cải cách, đổi mới, vượt qua thử thách, vươn lên giành nhiều thành tựu mới (trong đó có Việt Nam) là bằng chứng chân thực để bác bỏ các luận điệu thù địch phủ nhận giá trị thời đại của Cách mạng Tháng Mười. Sau khi Cách mạng Tháng Mười thắng lợi, những người Bôn­sê­vích Nga đã phải kiên cường đấu tranh chống lại các thế lực tư sản, phản động. Kẻ thù luôn lớn tiếng vu cáo những người Bôn­sê­vích “đảo chính”, “tiếm quyền”. Chúng cho rằng: Cách mạng Tháng Mười là “sự đi chệch” khỏi con đường phát triển chính thống của nhân lo

ĐẤU TRANH, BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN CHỦ NGHĨA MÁC - LÊNIN TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

Hình ảnh
                                                                                                Nhìn lại lịch sử từ khi Học thuyết Mác ra đời, đặc biệt sau khi Cách mạng xã hội chủ nghĩa Tháng Mười Nga thành công đến nay, các thế lực thù địch và những phần tử cơ hội, xét lại không lúc nào ngừng công kích, chống phá chủ nghĩa Mác - Lênin và chủ nghĩa xã hội. Vậy, vì sao các thế lực thù địch lại hết sức hoảng sợ, luôn tìm trăm phương ngàn kế để phản bác chủ nghĩa Mác - Lênin và chủ nghĩa xã hội hiện thực như vậy ? Sau sự kiện ở Liên Xô và các nước Đông Âu những năm 90 của thế kỷ XX, trong hàng ngũ cộng sản và nhân dân, có người đã nhiễm phải những luận điệu tuyên truyền hết sức tinh vi và thâm độc của các thế lực thù địch, từ đó nảy sinh tư tưởng bi quan, dao động, thậm chí đánh mất niềm tin vào chủ nghĩa Mác - Lênin và chủ nghĩa xã hội. Trước thực tế đó, những người cộng sản chân chính cần phải bình tĩnh, tăng cường đoàn kết thống nhất để bảo vệ các giá trị đích thực của chủ ng

CẢNH GIÁC VỚI CHIÊU BÀI MỚI TRONG CHIẾN LƯỢC “DIỄN BIẾN HÒA BÌNH” CỦA CÁC NƯỚC PHƯƠNG TÂY

Hình ảnh
Sau sự tan rã của Liên Xô và sự sụp đỗ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở các nước Đông Âu, phương Tây cho rằng đây là cơ hội “ngàn vàng” để xóa bỏ các nước xã hội chủ nghĩa còn lại, sớm thực hiện giấc mộng “bá chủ thế giới”. Mặt khác, do sự biến đổi mau lẹ của thời cuộc nên phương thức “kinh điển” đã trở nên kém hiệu quả, lỗi thời. Vì vậy “diễn biến hòa bình” với các chiêu bài “dân chủ”, “nhân quyền”, “đa nguyên chính trị”, “đa đảng đối lập”,... được phương Tây coi là “ngón đòn độc chiêu”, hấp dẫn, trở thành điểm “then chốt” của chiến lược đối ngoại thời hậu “chiến tranh lạnh” của phương Tây như là một phương thức hữu hiệu để họ tấn công vào nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Cụ thể, phương Tây đã và đang tung ra luận thuyết cực kỳ nguy hiểm “dân chủ không biên giới”, “nhân quyền cao hơn chủ quyền” và coi đó là chuẩn mực để thực hiện “chủ nghĩa can thiệp mới”. Côxôvô, Irắc, Ápganixtan, Lybi, Xiri là kết quả của những cuộc thử nghiệm mà phương Tây sắm vai “vừa ăn cướp

NHẬN ĐỊNH, ĐỀ PHÒNG THẾ LỰC MUỐN XOÁ BỎ ĐIỀU 4 CỦA HIẾN PHÁP

Hình ảnh
Hiến pháp nước ta là đạo luật cơ bản nhất của Nhà nước và xã hội, nó thể hiện ý chí và nguyện vọng của đại đa số nhân dân Việt Nam. Trải qua suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc. Tuy nhiên hiện nay,  các thế lực thù địch, phản động đang hàng ngày, hàng giờ thực hiện các âm mưu, hoạt động “Diễn biến hòa bình”, tiến tới bạo loạn lật đổ, tác động từng bước chuyển hóa chế độ chính trị ở nước ta. Trong đó, mục tiêu hàng đầu của chúng là xóa bỏ điều 4 của Hiến pháp : Thứ nhất, chúng cho rằng: “Điều 4 của Hiến pháp chính là “giấy phép độc quyền” cho Đảng cầm quyền lãnh đạo”. Chúng quên mất rằng lịch sử đã chứng minh Đảng Cộng sản Việt Nam là người lãnh đạo duy nhất đáp ứng các yêu cầu bức thiết của nhân dân ta trong các giai đoạn cách mạng. Nhiều Đảng vì không thể đáp ứng được nguyện vọng chính đáng của nhân dân mà tự nguyện giải tán (Đảng dân chủ Việt Nam, Đảng Xã hội Việt Nam đã tự tuyên bố giải thể năm 1988). Như vậy “Giấy phép” cho Đảng Cộng sản Việt Nam c

CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH – NHÀ DỰ BÁO THIÊN TÀI

Hình ảnh
Tiến sĩ M.Átnút, Giám đốc  UNESCO  khu vực châu Á - Thái Bình Dương đã viết:  “Chỉ có ít nhân vật trong lịch sử trở thành một bộ phận của huyền thoại ngay khi còn sống và rõ ràng Hồ Chí Minh là một trong số đó. Người sẽ được ghi nhớ không phải chỉ là người giải phóng cho Tổ quốc và nhân dân bị đô hộ, mà còn là nhà hiền triết hiện đại đã mang lại một viễn cảnh và hy vọng mới cho những người đang đấu tranh không khoan nhượng để loại bỏ bất công, bất bình đẳng khỏi trái đất này” . Rất nhiều nhà cách mạng, nhà hoạt động xã hội, nhà khoa học, nhiều nhân vật lỗi lạc trong nước và quốc tế đã dành những lời trân trọng như vậy khi nói và viết về Chủ tịch Hồ Chí Minh. Và một trong những yếu tố thiên tài của Người, tạo nên huyền thoại Hồ Chí Minh chính là sự anh minh, mẫn tiệp, óc phán đoán tài tình, những dự cảm mang tính tiên tri của Người trên từng chặng đường cách mạng, ở mỗi thời điểm lịch sử của dân tộc.  Tại Hội nghị Trung ương 8 (tháng 5/1941), Người và Trung ương Đảng đã nhận

ĐẬP TAN LUẬN ĐIỆU TỰ DO TÔN GIÁO TUYỆT ĐỐI CỦA CÁC THẾ LỰC THÙ ĐỊCH

Hình ảnh
            Tôn giáo là một trong những hình thái ý thức xã hội đặc biệt, ra đời, tồn tại và phát triển cùng với xã hội loài người. Đại bộ phận các dân tộc trên thế giới đều theo các tôn giáo khác nhau. Giải quyết các vấn đề liên quan đến tôn giáo là những nội dung quan trọng của nhiều quốc gia, và thể hiện đặc trưng riêng của từng nền văn hóa. Đối với Việt Nam, Đảng và Nhà nước luôn tôn trọng, và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo; mọi người dân đều có quyền theo hoặc không theo một tôn giáo nào; và đồng thời Đảng và Nhà nước đều xem đồng bào các tôn giáo là một bộ phận của khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Thế nhưng, các thế lực thù địch luôn tìm mọi cách lợi dụng tôn giáo để chống phá cách mạng Việt Nam. Chúng vin vào cái gọi là nhân quyền tự nhiên về tự do tuyệt đối, không bị giới hạn, không phụ thuộc vào các thiết chế xã hội và nhà nước để ngụy biện cho quyền tự do tuyệt đối về tôn giáo. Từ đó chúng cho rằng ở Việt Nam không có tự do tôn giáo; tự do tín ngưỡng, tôn giáo ở