BÁO CHÍ CÁCH MẠNG KHÔNG ĐỂ CÁC THẾ LỰC THÙ ĐỊCH LỢI DỤNG

Hiện nay, sự phát triển hệ thống truyền thông đã giúp công chúng mở rộng không gian thu nhận tin tức và tri thức, làm phong phú phương tiện giải trí, tiếp xúc một cách đa diện, đa dạng với mọi biến chuyển đời sống xã hội trong nước và quốc tế. Báo chí không chỉ là công cụ truyền bá thông tin, thỏa mãn nhu cầu giải trí, thỏa mãn sự tò mò của bạn đọc,… mà ở mức cao hơn, báo chí đã trở thành phương tiện gần gũi, có ý nghĩa thiết thực trong việc nâng cao nhận thức và giáo dục con người.
Những năm gần đây, báo chí cách mạng đã phát huy vai trò phát hiện những tiêu cực trong xã hội, đấu tranh, ngăn chặn, đẩy lùi suy thoái, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong cán bộ, đảng viên; từ đó chỉ rõ bản chất vấn đề, giúp nâng cao nhận thức, định hướng dư luận xã hội. Tuy nhiên, thời gian gần đây, mức độ vi phạm của giới báo chí trong quá trình tác nghiệp, đưa tin, bài lại diễn ra khá phổ biến, thậm chí nghiêm trọng, tiếp tay cho các thế lực thù địch chống phá, khai thác một số hiện tượng tiêu cực nảy sinh trong đời sống, gieo rắc vào xã hội những thông tin xuyên tạc, bịa đặt; tạo sự ngộ nhận, suy nghĩ tiêu cực trong xã hội, gây mơ hồ, hoang mang, sa sút niềm tin vào Đảng, chế độ trong nhân dân.
Từ đầu năm 2017 đến nay, liên tiếp xảy ra các vụ nhà báo lợi dụng nghề nghiệp để đe dọa, tống tiền người dân, doanh nghiệp,... Vụ phóng viên Lê Duy Phong của Báo điện tử Giáo dục Việt Nam bị cơ quan công an bắt vì hành vi lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản ở Yên Bái chưa lắng xuống thì cách đây vài tuần, lại đến công an thành phố Cần Thơ bắt quả tang Phạm Lê Hoàng Uyển (1976), phóng viên của Tạp chí Hướng nghiệp và Hòa nhập, đang nhận 280 triệu đồng của doanh nghiệp để “gỡ bài”… đã và đang nói lên lập trường, bản lĩnh, đạo đức nghề nghiệp của người làm báo.
          Một số phóng viên báo chí vì muốn giật tít đưa tin, bài không đúng sự thật mục đích “câu like”, đưa tin “nóng” gây bức xúc dư luận xã hội. Ví dụ: Tháng 6 năm 2016, trên địa bàn tỉnh Bình Phước xảy ra việc công an bắt tội phạm. Sau một hồi giằng co với công an để giải thoát cho con trai, người đàn ông 77 tuổi, là cha của người có lệnh bắt đã lên cơn đau tim đột ngột và tử vong. Thế nhưng ngay lập tức, trên các trang mạng và thậm chí cả một số tờ báo chính thống đã tràn ngập thông tin “Bình Phước: Công an bắn chết cụ ông 77 tuổi”, “Xô xát với công an, cụ ông bị bắn chết”, “Công an bắn chết người chạy trốn khỏi hiện trường”.
Trong năm 2017, những điểm nóng về tranh chấp đất đai, một số vụ tham nhũng, những vụ án ngân hàng,… tạo cơ hội cho những kẻ chống phá ở hải ngoại và những “nhà dân chủ” trong nước được dịp “té nước theo mưa”, suy diễn, xuyên tạc. Điều nguy hại là những thông tin từ các vụ án này được một số tờ báo và trang mạng trong nước đưa tin phiến diện, một chiều được các phương tiện truyền thông nước ngoài khai thác triệt để, trích dẫn, cắt xén, nhào nặn thành những bài viết nói xấu Đảng, nói xấu chế độ và xuyên tạc đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước ta một cách nguy hại. Điển hình là: Vụ tranh chấp đất đai ở Đồng tâm, huyện Mỹ Đức, Hà Nội; vụ nổ súng bắn chết Bí thư tỉnh Yên Bái và vụ “Biệt phủ” ở Yên Bái mới đây…  được cánh báo giới vào cuộc rầm rộ, có hàng ngàn tin bài phản ảnh, đưa tin, có cả xuôi chiều, trái chiều gây hoang mang trong dư luận xã hội. Các phương tiện truyền thông nước ngoài như: BBC, RFI, RFA, AP, Times, Việt Tân… được dịp “mượn gió bẻ măng” đưa hàng loạt nhận định: “dân làng Việt Nam bắt cảnh sát làm con tin trong vụ biểu tình hiếm hoi chống thu hồi đất”, “mâu thuẫn đất đai là nguyên nhân chính dẫn đến bất bình và biểu tình ở Việt Nam”, “cộng sản thanh toán lẫn nhau”, “Đảng Cộng sản bất lực trong chống tham nhũng”, “lợi ích nhóm ở Việt Nam chẳng lẽ người dân”… 

Báo chí là công cụ chủ yếu của Đảng đấu tranh trên lĩnh vực chính trị, tư tưởng. Những bài báo tưởng chừng là vũ khí chống tiêu cực sắc bén lại trở thành công cụ hữu hiệu để những kẻ cơ hội chính trị chống lại Đảng, Nhà nước là điều những người làm báo trăn trở suy nghĩ về lập trường, bản lĩnh, đạo đức nghề nghiệp.
                                                                                                  Minh Quân 

Nhận xét

người yêu nước đã nói…
báo chí là cơ quan ngôn luận của Đảng, là tiếng nói của nhân dân. chúng ta luôn cảnh giác không để địch lợi dụng
nguyễn nguyên đã nói…
trong thời đại hiện nay, trước những thông tin ngập tràn trên các phương tiện thông tin đại chúng, chúng ta cần phải chọn lọc thông tin, cảnh giác để không
mắc bẫy của kẻ thù

Bài đăng phổ biến từ blog này

LIỆU NGÀY NAY GIAI CẤP CÔNG NHÂN CÓ CÒN BỊ BÓC LỘT?

HIỂU ĐÚNG NGHĨA CỤM TỪ “DÂN GIÀU, NƯỚC MẠNH, DÂN CHỦ, CÔNG BẰNG, VĂN MINH”

BỆNH KINH NGHIỆM, GIÁO ĐIỀU VÀ CÁCH KHẮC PHỤC