ĐỀ XUẤT ĐỔI CHỮ QUỐC NGỮ DƯỚI CON MẮT KẺ ĐỘI LỐT YÊU NƯỚC HOÀNG TRỌNG KHANH
Thời gian qua,
sau khi đề xuất cải tiến chữ quốc ngữ của Phó
Giáo sư, Tiến sĩ Bùi Hiền, nguyên Hiệu phó trường Đại học Sư phạm Ngoại ngữ Hà
Nội đưa ra tại hội thảo "Ngôn ngữ ở Việt Nam: Hội nhập và Phát triển"
đã tạo ra một làn sóng tranh luận trên mạng xã hội. Vì chỉ là một đề xuất được đưa ra trên quan điểm trân trọng tất cả công trình nghiên cứu và đề xuất
nghiêm túc của các nhà khoa học, Bộ Giáo dục và Đào tạo khẳng định sẽ không sử
dụng
nên không bàn
đến việc đúng, sai, tốt, xấu của nó. Tuy nhiên, nhân đề xuất này, những kẻ cơ
hội đã tạo cơ, mượn cớ
để rêu rao, xuyên tạc.
Trong một bài viết trên Danlambao.com, mang danh Hoàng
Trọng Thanh đã cố tình xuyên tạc, qua đó xúc phạm đến nét đẹp văn hóa Việt Nam:
“Theo lối cải cách này của Bùi Hiền thì chắc chắn người Việt sẽ biến thành
những kẻ viết ngọng. Nói ngọng là dị tật thể xác. Viết ngọng là dị tật của tâm
hồn. Bùi Hiền và những thế lực nào đứng sau hắn đang manh tâm biến văn hóa 4000
năm của dân tộc Việt trở thành một nền văn hóa què quặt?!!”.
Ấy vậy mà kẻ đội lốt yêu nước lại tự đặt ra câu hỏi:
“Tại sao trong lúc này CSVN lại muốn thực hiện một cuộc cải cách Quốc Ngữ
Việt???”... rồi hắn tự giải thích: “Do đấu đá thanh trừng nội bộ và ngân
sách hiện đang nợ ngập đầu… nên phải chỉ thị cho Bùi Hiền bày ra cái trò
khỉ để cho dân chúng quên đi cái thực trạng thập phần nguy hiểm”. Thậm
chí chúng còn cho rằng đó là mưu đồ hán hóa của TC được Việt Nam tiếp tay hòng
tạo ra một tình trạng hỗn loạn chưa từng có trong lịch sử loài người, dân
tộc Việt Nam kể như chấm dứt.
Cần thấy rằng, Tiếng Việt là một phần của văn hóa dân tộc. Việt Nam có một nền văn hóa phong phú và đa dạng
trên tất cả các khía cạnh, người Việt cùng cộng đồng 54 dân tộc có những phong tục đẹp
từ lâu đời, có những lễ hội nhiều
ý nghĩa sinh hoạt cộng đồng, những niềm tin bền vững trong tín ngưỡng, sự khoan dung trong tư tưởng giáo lý khác nhau của tôn giáo,
tính cặn kẽ và ẩn dụ trong giao tiếp truyền đạt của ngôn ngữ… Tiếng
Việt là một thứ tiếng giàu đẹp và trong sáng, như nhà văn Đặng Thai Mai đã viết:
“Tiếng Việt, một biểu hiện hùng hồn của sức sống dân tộc. Tiếng Việt có những đặc
sắc của một thứ tiếng đẹp, một thứ tiếng hay”. Cố thủ tướng Phạm Văn Đồng cũng
khẳng định: “Tiếng Việt của chúng ta rất giàu. Tiếng Việt của chúng ta rất đẹp.
Giàu bởi kinh nghiệm đấu tranh của nhân dân ta lâu đời và phong phú. Đẹp bởi
tâm hồn của người Việt Nam ta rất đẹp. Hai nguồn của cái giàu, cái đẹp ấy là ở
chỗ tiếng Việt là tiếng nói của nhân dân, đầy tình cảm, màu sắc và âm điệu. Tiếng
Việt có vốn từ cụ thể, phong phú, giàu âm sắc hình ảnh, lối diễn đạt cân xứng,
nhịp nhàng, sống động, dễ chuyển đổi, thiên về biểu trưng, biểu cảm… được phát
triển bảo tồn theo chiều dài lịch sử”.
Theo quy luật
phát triển, mọi thứ có thể thay đổi. Đối với việc thay đổi chữ quốc ngữ, Bộ Giáo dục và Đào tạo nhấn mạnh rằng: để đưa một đề
xuất liên quan vấn đề cải tiến chữ viết của ngôn ngữ quốc gia vào thực tế cần
có sự thẩm định của chuyên gia, ý kiến của nhiều tầng lớp nhân dân và sự xem
xét, quyết định của Quốc hội, Chính phủ. Vì vậy, tại phiên họp thường kỳ của
Chính phủ tháng 12 năm 2017 (1/12), Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân
Nhạ đã khẳng định: sẽ không sử dụng đề xuất cải tiến chữ quốc ngữ của
PGS, TS Bùi Hiền đưa ra tại hội thảo "Ngôn ngữ ở Việt Nam: Hội nhập và
Phát triển".
Vì lẽ đó, bàn về đề xuất cải tiến chữ quốc ngữ của PGS, TS Bùi
Hiền chúng ta cũng thấy rõ một điều: trên cơ sở tôn trọng quyền con người, các
hội thảo khoa học diễn ra chính là nơi để các tác giả đề xuất vấn đề nghiên cứu,
bàn luận; một khi chưa được nghiệm thu, công bố thì nó vẫn chỉ là vấn đề đặt ra
để nghiên cứu. Vì vậy, những kẻ mạo danh yêu nước xuyên tạc, bình luận vô đối
như Hoàng Trọng Thanh đã bộc lộ rõ nét bộ mặt phản động, lợi dụng để nói xấu Đảng,
Nhà nước, chia rẽ tình đoàn kết quốc tế của Việt Nam.
Thảo Chi
Nhận xét