ĐỪNG “CỐ ĐẤM ĂN XÔI” MÀ “TÁT NƯỚC THEO MƯA”
Đối tượng Trịnh Bá Phương - kẻ chuyên gây rối, kích động tại Đồng Tâm
Đồng Tâm trở thành cái tên nhiều người biết tới từ tháng 4 năm 2017 sau
sự kiện người dân phong toả thôn Hoành (Đồng Tâm, Mỹ Đức) bắt giữ 38 cán bộ,
công an. Mặc dù sau hơn 2 tháng thanh tra, Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội đã
công bố kết luận thanh tra về đất ở Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức. Tuy nhiên, đến nay
các thế lực thù địch vẫn “cố đấm ăn xôi”, “tát nước theo mưa” để kích động tinh
thần, lòng tham người dân hòng gây rối, xáo trộn tình hình địa phương.
Theo trang Thông tin điện tử Hà Nội, tại buổi công bố dự thảo kết luận
thanh tra liên quan diện tích đất khu sân bay Miếu Môn thuộc xã Đồng Tâm, huyện
Mỹ Đức với sự có mặt ông Nguyễn Đức Chung, Uỷ viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư
Thành uỷ, Chủ tịch uỷ ban nhân dân Thành phố, thanh tra Thành phố Hà Nội đã trả
lời ba nội dung kiến nghị của cụ Lê Đình Kình và một số công dân xã Đồng Tâm:
Thứ nhất, không có diện tích 59 ha đất nông nghiệp xứ Đồng Sênh như công
dân đã nêu, diện tích sân bay Miếu Môn thuộc địa giới hành chính xã Đồng Tâm chỉ
có 64,11 ha, là đất quốc phòng:
Thứ hai, đề nghị trả tiền bồi thường về đất khi giải phóng mặt bằng khu
đất 14 hộ dân đang sử dụng đất quốc phòng cho nhân dân xã là không có cơ sở.
Thứ ba, diện tích 28,7 ha chênh lệch giữa Quyết định số 5383/QĐ-UBND
ngày 20/10/2014 của Uỷ ban nhân dân Thành phố với Quyết định số 113/TTg ngày
14/4/1980 của Thủ tướng Chính phủ (theo kết quả đo đạc ngày 21/6/2017 là 28,9
ha) chính là diện tích 31,9 ha bị ảnh hưởng của thi công thuộc địa giới hành
chính huyện Chương Mỹ nằm trong quy hoạch giai đoạn 2 sân bay Miếu Môn do nông
trường quốc doanh Lương Mỹ đã bàn giao cho Bộ Tư lệnh công binh sau khi trừ đường
giao thông 2,5 ha và sai số do đo đạc 0,5 ha.
Phó Chánh Thanh tra thành phố Hà Nội Nguyễn An Huy dẫn lại các quyết định
năm 1980, 1981 và 2014, theo đó, mốc giới sân bay Miếu Môn “được giới hạn bởi
các mốc giới bê tông cốt thép được cắm trên thực địa còn nguyên là đất quốc
phòng, do các đơn vị quốc phòng quản lý và sử dụng, có diện tích 236,9 ha, tăng
28,9 ha so với diện tích ghi trong Quyết định số 113/TTg ngày 14/4/1980 của Thủ
tướng Chính phủ”, Phó chánh Thanh tra Nguyễn An Huy giải thích thêm: “Trong diện
tích 236,9 ha có 64,11 ha đất thuộc địa giới hành chính xã Đồng Tâm (giảm 0,55
ha so với diện tích dất 3 đơn vị đã bàn giao cho Bộ Tư lệnh công binh trước đây
do sai số đo đạc).”
Theo Quyết định số 386-QĐ/UB ngày 10/11/1981 của Ủy ban Nhân dân tỉnh Hà
Sơn Bình, Bộ Tư lệnh Công binh đã nhận bàn giao, đền bù 236,9 ha đất, trong đó
có 64,66 ha đất thuộc địa giới hành chính xã Đồng Tâm do ba đơn vị bàn giao (Hợp
tác xã nông nghiệp Đồng Tâm 14,36 ha, Xí nghiệp Vôi đá Miếu Môn 3 ha và Nông
trường quốc doanh Lương Mỹ 14,3 ha).
Cũng trong buổi công bố, ông Nguyễn Đức Chung xác nhận tổng diện tích đất
quốc phòng ở Đồng Sênh 64,66 ha: Đất của khu Đồng Sênh cộng tất tần tật lại đất
nông nghiệp mà thu cho Sân bay Miếu Môn giao cho quân đội quản lý chỉ có hơn 64
ha thôi chứ không phải là 96 hay 106 ha. Đây là một trong những lý do tạo ra những
khúc mắc và khởi nguồn cho sự gian dối, lợi dụng để kích động lòng tham của người
dân.
Sự việc tưởng đã “hai lăm rõ mười”, thế nhưng trên các trang mạng xã hội,
một số người nhân danh người dân Đồng Tâm, được hà hơi, tiếp sức từ các thế lực
thù địch mà chủ yếu là từ hải ngoại vẫn cố tình không hiểu, “cố đấm ăn xôi”,
“tát nước theo mưa” cho rằng diện tích đất quốc phòng hơn 64 ha được nhắc tới
trong dự thảo kết luận thanh tra vẫn là đất nông nghiệp.
Thiết nghĩ những gì cần làm, các cấp các ngành, Ủy ban nhân dân thành phố
và các cơ quan hữu quan đã và đang tiến hành. Cùng với việc thu hồi đất lấn chiếm,
những sai phạm buông lỏng quản lý, chiếm đất quốc phòng ở Đồng Tâm của cán bộ
lãnh đạo cấp xã và huyện cũng sẽ được truy cứu, những khúc mắc xung quanh vấn đề
đất đai Đồng Tâm sẽ ngày càng sáng tỏ hơn. Các thế lực thù địch dù có thâm độc,
“tát nước theo mưa”, lừa bịp, kích động người dân gây rối trật tự địa phương.
Trung Dũng
Nhận xét