MỘT CÁCH NHÌN PHIẾN DIỆN KHI PHỦ NHẬN VAI TRÒ CHỦ ĐẠO CỦA KINH TẾ NHÀ NƯỚC

Trên cơ sở tổng kết lý luận và thực tiễn đổi mới đất nước, Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng tiếp tục khng định Kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Tại Hội nghị lần thứ 5 của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XII, quan điểm đó một lần nữa được khng định cùng với việc xác lập vai trò “là một động lực quan trọng” của thành phần Kinh tế tư nhân. Nhưng điều này lại được một số người có cách nhìn phiến diện cổ súy, đề cao, đòi tư nhân hóa nền kinh tế, phủ nhận vai trò chủ đạo của thành phần kinh tế Nhà nước. Họ cho rằng, với quan niệm là vai trò chủ đạo thì Kinh tế nhà nước sẽ “lãnh đạo” các thành phần kinh tế khác. Việc Đảng Cộng sản Việt Nam “xác định Kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo là Việt Nam đã phải trả giá đắt, trong lĩnh vực kinh tế thì thành phần Kinh tế nhà nước là thành phần duy nhất xảy ra tham nhũng, như vậy Việt Nam là nước không chịu phát triển”... Một số người chỉ dựa vào những yếu kém, hạn chế của một số tập đoàn, tổng công ty nhà nước để phủ nhận vai trò của doanh nghiệp nhà nước, kinh tế nhà nước, tuyệt đối hóa kinh tế tư nhân. Từ đó, họ đòi tư nhân hóa doanh nghiệp nhà nước hoặc “khuyên” Đảng nên bỏ cụm từ “vai trò chủ đạo” đối với thành phần kinh tế này. Tất cả quan niệm đó đều là cách nhìn phiến diện, một chiều, đánh đồng hiện tượng với bản chất, “thấy cây mà không thấy rừng”, chỉ thấy mặt tiêu cực mà không thấy hết vai trò to lớn của Kinh tế nhà nước. Mục đích thật của họ không mấy khó hiểu, thậm chí rất rõ ràng: Thâm độc, xảo quyệt, nhằm thực hiện mưu đồ hướng lái sự phát triển của cách mạng Việt Nam theo con đường tư bản chủ nghĩa..
Cần thừa nhận rằng, dù có những hạn chế trong quá trình phát triển song thực tiễn cho thấy, đường lối phát triển kinh tế của Đảng ta là đúng đắn, khoa học, phù hợp với thực tiễn của thời kỳ quá độ ở Việt Nam. Việc xác lập vai trò chủ đạo của thành phần Kinh tê nhà nước đối với nền kinh tế quốc dân nhằm đảm bảo cho nền kinh tế thị trường phát triển đúng quỹ đạo định hướng xã hội chủ nghĩa. Cùng với đó, việc thừa nhận vai trò là động lực quan trọng của thành phần Kinh tế tư nhân chính là sự tôn trọng, khách quan quy luật quan hệ sản xuất phù họp với trình độ phát trin của lực lượng sản xuất, nhằm phát huy những nguồn lực quan trọng cho nền kinh tế.
Bàn về mối quan h giữa các thành phần kinh tế, Đảng ta xác định các thành phần kinh tế đều bình đng trước pháp luật, cùng phát triển lâu dài, hợp tác và cạnh tranh lành mạnh; trong đó, Kinh tế nhà nước đóng vai trò chủ đạo chứ không “lãnh đạo” đối với các thành phn kinh tế khác như một số luận điệu vẫn rêu rao. Đồng thời, chỉ rõ: Kinh tế nhà nước “là lực lượng vật chất quan trọng để Nhà nước định hướng và điều tiết nền kinh tế, tạo môi trường và điều kiện thúc đẩy các thành phần kinh tế cùng phát triển”. Nói đến vai trò chủ đạo của Kinh tế nhà nước trong nền kinh tế là nói đến tầm quan trọng và tính chất quyết định của nó đối với đường hướng phát triến của một chế độ xã hội; nắm giữ những vị trí then chốt, yết hầu, xương sống của nền kinh tế; là lực lượng có khả năng can thiệp, điều tiết, hướng dẫn, giúp đỡ, liên kết, tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế khác cùng phát trin theo đường hướng đã xác định. Ngoài ra, Kinh tế nhà nước còn đảm nhận các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh có tầm chiến lược đối với sự phát triển kinh tế - xã hội đòi hỏi vốn đầu tư lớn, ở những vùng chiến lược, khó khăn vượt quá khả năng của các thành phần kinh tế khác và tham gia vào những lĩnh vực khoa học, công nghệ mũi nhọn, có hệ số rủi ro cao... Việc Đảng ta xác định Kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân được thực hiện trên cơ sở lý luận và thực tiễn khoa học, chứ không hề mang tính chủ quan, áp đặt, duy ý chí.
Về mặt lý luận, Kinh tế nhà nước dựa trên chế độ công hữu (sở hữu toàn dân) về tư liệu sản xuất; là chế độ sở hữu phù hp với xu hướng xã hội hóa của lực lượng sản xuất. Mỗi chế độ xã hội bao giờ cũng có thành phần kinh tế chủ đạo, ở Việt Nam, nền kinh tế nhiều thành phần, nhiều hình thức sở hữu đang được xây dựng và phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa; trong đó, sở hữu toàn dân và thành phn Kinh tế nhà nước là đặc trưng, giữ vai trò chủ đạo và là một trong các yếu tố quan trọng đảm bảo cho nền kinh tế thị trường phù hợp với quy luật khách quan của thời kỳ quá độ. Nó được ví như “hòn đá thử vàng” để xem xét sự đúng hướng hay chệch hướng xã hội chủ nghĩa trong tiến trình phát triển kinh tế. Nếu không có thành phần Kinh tế nhà nước thì không thể nói tới chủ nghĩa xã hội; thành phần Kinh tế nhà nước không thực hiện tốt vai trò chủ đạo của mình thì cũng không thể nói tới định hướng xã hội chủ nghĩa và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội.
Về mặt thực tiễn, Kinh tế nhà nước ngày càng khẳng định vị thế chủ đạo của mình trong nền kinh tế. Do bản chất và mục đích hoạt động, nên thành phần Kinh tế nhà nước có vai trò chính trị - xã hội to lớn. Các doanh nghiệp trong thành phần kinh tế nhà nước luôn là “người lính đi dầu” trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; đóng vai trò quan trọng trong một số ngành, lĩnh vực then chốt của nền kinh tế, như: viễn thông, than, điện, xăng dầu, khai khoáng, tài chính, ngân hàng và các dịch vụ công thiết yếu đảm bảo nhu cầu tiêu dùng, sản xuất trong nước và xuất khu. Các doanh nghiệp nhà nước là công cụ quan trọng để thực hiện hiệu quả các chính sách n định kinh tế vĩ mô, đối phó với những biến động thị trường, kiềm chế lạm phát, đóng góp tích cực trong xây dựng, phát triến hệ thống kết cấu hạ tầng, chuyn dịch cơ cấu kinh tế và là nguồn thu lớn của ngân sách nhà nước. Nhiều doanh nghiệp nhà nước trực tiếp tham gia phủ xanh đất trống, đồi trọc, nhiệm vụ quốc phòng, an ninh, khu vực biên giới, bin đảo; tích cực thực hiện chính sách an sinh xã hội, xóa đói giảm nghèo...
Như vậy, có thể khẳng định Kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam là đúng đắn, cần thiết. Tuy vẫn còn những hạn chế, yếu kém, song đó là những yếu kém trong khâu t chức, quản lý sản xuất, kinh doanh, năng lực điều hành của một số nhà quản trị, lãnh đạo doanh nghiệp chứ không phải là sai lầm về quan đim, chủ trương khi Đảng ta xác định Kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo. Hơn nữa, nhìn chung toàn
bộ nền kinh tế, trong đó có Kinh tế nhà nước dựa trên lực lượng sản xuất chưa phát triển, cùng với nền kinh tế thị trường còn mới mẻ và hội nhập quốc tế, chúng ta vừa học hỏi, tìm tòi, vừa rút kinh nghiệm trong chỉ đạo thực tiễn thì những hạn chế đó là khó tránh khỏi. Suy cho cùng, Kinh tế nhà nước vẫn là thành phần kinh tế mang ý nghĩa chính trị - xã hội to lớn mà không phải thành phần kinh tế nào cũng làm được và là lực lượng vật chất quan trọng để Nhà nước định hướng, điều tiết, thúc đẩy các thành phần kinh tế cùng phát triển vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh./.
                                                                                                       Yến Chi


Nhận xét

Unknown đã nói…
cần tăng cường đấu tranh phản bác các quan điểm xuyên tạc trên lĩnh vực kinh tế của thế lực thù địch

Bài đăng phổ biến từ blog này

LIỆU NGÀY NAY GIAI CẤP CÔNG NHÂN CÓ CÒN BỊ BÓC LỘT?

HIỂU ĐÚNG NGHĨA CỤM TỪ “DÂN GIÀU, NƯỚC MẠNH, DÂN CHỦ, CÔNG BẰNG, VĂN MINH”

BỆNH KINH NGHIỆM, GIÁO ĐIỀU VÀ CÁCH KHẮC PHỤC