Trong mấy
ngày qua, tình hình chính trị trên chính
trường Venezuela diễn biết hết sức phức tạp. Sau khi Tổng thống Hugo Chavez qua
đời, Tổng thống đương nhiệm Nicolas Maduro được lựa chọn và nắm quyền lãnh đạo
đất nước. Những khó khăn thời hậu Hugo Chavez cùng với sự cấm vận kinh tế đã đẩy
Venezuela vào tình cảnh bất ổn. Khủng hoảng kinh tế ngày càng trầm trọng, tỉ lệ
lạm phát ở mức cao đến 1,3 triệu %, 3 triệu người rời khỏi đất nước. Ngày 23/1/2019
thủ lĩnh đối lập Venezuela Juan Guaido tự tuyên thệ nhậm chức tổng thống lâm thời.
Ngày 24/1/2019 Mỹ chính thức công nhận ông Juan Guaido là Tổng thống lâm thời của
Venezuela, đồng thời phủ nhận quyền Tổng thống của ông Nicolas Maduro. Các làn
sóng biểu tình hỗn loạn, sục sôi khắp đất nước.
Lợi dụng
tình hình bất ổn ở Venezuela, vừa qua, trên trang mạng
cá nhân Facebook, Linh mục Nguyễn Ngọc Nam Phong đã đăng tải bài viết “Tin vui
cho nhân loại đầu năm 2019” với nội dung hết sức phản động, đi ngược lại lợi
ích chung của dân tộc. Trong đó, Linh mục Nguyễn Ngọc Nam Phong cho rằng “Người
dân Venezuela đã đứng lên lật đổ chế độ độc tài, xoá bỏ chủ nghĩa xã hội. Bao
giờ Việt Nam!”. Đây là hành động không thể chấp nhận được, đi ngược lại giáo
lý, giáo điều của Thiên chúa và mong ước của cả dân tộc ta, bỡi rằng.
Lý tưởng cao cả của CNXH là, giải phóng áp bức, bất công đem lại cuộc
sống ấm no hạnh phúc cho nhân dân, và trên thực tế sự ra đời chế độ XHCN đã
khẳng định CNXH là mục tiêu tất yếu của sự phát triển xã hội loài người, là
chân lý lịch sử. Sự khủng hoảng của các nước XHCN dẫn tới sự sụp đổ của nhiều
nước chính là do sai lầm của sự lựa chọn mô hình, của giải pháp, bước đi kém
hiệu quả. Không thể vì sự sụp đổ của chế độ XHCN ở Đông Âu và Liên Xô mà phủ
nhận tư tưởng XHCN, một xã hội văn minh tiến bộ trên thế giới.
Ở Việt Nam, dân
giàu nước mạnh không chỉ là niềm mong ước của nhân dân mà là mục tiêu duy nhất
của cách mạng mà Đảng Cộng sản Việt Nam vươn tới. Chế độ XHCN ở Việt Nam đã
phản ánh đúng quy luật phát triển của dân tộc, đáp ứng nguyện vọng tha thiết
của toàn dân và đã chứng minh sức sống mãnh liệt của nó. Một người có thể lầm,
một thế hệ có thể lầm nhưng cả dân tộc với gần trọn một thế kỷ đổ máu xương cho
nền độc lập tự do thì không thể lầm. Con đường XHCN của Việt Nam mang hơi thở
thời đại, sự lựa chọn con đường đi của dân tộc ta là hoàn toàn đúng đắn.
Cũng cần phải nói rõ
là, chế độ CNXH không có bản chất “độc tài”, “toàn trị”. Đây là một sự cố ý gán
ghép, lẫn lộn khái niệm để hạ thấp bản chất của CNXH một cách tinh vi, xảo trá
với ý đồ xấu. CNXH nói chung và con đường cách mạng ở Việt Nam nói riêng được
thực hiện trên nguyên tắc là sự lãnh đạo của Đảng cộng sản, vai trò quản lý của
Nhà nước pháp quyền XHCN và quyền làm chủ của nhân dân. Xét về mặt lý luận nói
chung, đảng phái, nhà nước đều mang bản chất giai cấp; dù là ở thể chế chính
trị nào, nhà nước đều là bộ máy của giai cấp thống trị để thống trị xã hội.
Vì vậy không thể
nói thể chế chính trị ở Việt Nam là “độc tài”, “toàn trị” như Linh mục Nguyễn
Ngọc Nam Phong rêu rao nhằm kích động, thúc đẩy “tự diễn biến”, “tự chuyển
hóa”, hướng lái cách mạng Việt Nam đi theo quỹ đạo “đa nguyên chính trị, đa
đảng đối lập”, “xã hội dân sự”, theo con đường tư bản chủ nghĩa. Bài học lịch sử đau xót của nhân loại tiến bộ trước sự sụp
đổ Liên Xô và Đông Âu là sự sụp đổ của một mô hình CNXH do xa rời những nguyên
tắc của chủ nghĩa Mác - Lênin, sự mất cảnh giác trước chiến lược “diễn biến hòa
bình” của các thế lực thù địch.
Hơn ba mươi năm
thực hiện công cuộc đổi mới, Việt Nam đã đạt được những thành tựu to lớn trên
mọi mặt của đời sống xã hội, trong đó có những thành tựu có ý nghĩa lịch sử.
Đất nước đã thay da, đổi thịt, đời sống nhân dân từng bước được nâng cao, cuộc
sống bình yên, ấm no, tự do, hạnh phúc. Có được kết quả ấy là do Đảng và nhân
dân ta đã kiên định con đường đi lên CNXH. Tuy nhiên cũng như nhiều nước XHCN,
mô hình CNXH ở Việt Nam một thời gian còn nhiều mặt yếu kém, thậm chí có cả
khuyết điểm, sai lầm. Đảng Cộng sản Việt Nam đã tiến hành đổi mới để tìm những
giải pháp tốt hơn, hữu hiệu hơn. Và tình hình kinh tế, chính trị ở Venezuela có
những đặc thù riêng, không thể so sánh, lồng ghép để suy diễn đối với thể chế
chính trị, kinh tế ở Việt Nam, vậy mà Nguyễn Ngọc Nam Phong lại viện dẫn sự
kiện Người dân Venezuela đảo chính để nói về chế độ XHCN ở Việt Nam thì không
thể chấp nhận được. Điều này đã minh chứng rõ bản chất phản động của Nguyễn Ngọc
Nam Phong, sự hả hê đó chỉ là cảm xúc của một “Tên cơ hội chính trị”,
thừa cơ “đục nước béo cò” lợi dụng, xuyên tạc với dã tâm hòng lật đổ vai trò
lãnh đạo của Đảng và Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Do đó, nhận
diện, đấu tranh với luận điệu sai trái của Linh Mục Nguyễn Ngọc Nam Phong là
trách nhiệm của mọi cán bộ, chiến sĩ và người dân yêu nước chân chính./.
LÊ ĐỒNG
Nhận xét