KHẮC PHỤC CĂN BỆNH THỜ Ơ, VÔ CẢM, THIẾU TRÁCH NHIỆM CỦA THẾ HỆ TRẺ HIỆN NAY
Hiện
nay, có thể nhận thấy trong xã hội, bên cạnh những người tốt, những câu chuyện
về “người tử tế”, những câu chuyện ấm áp lòng người như những huy sinh quên
mình cứu người dân, những người làm từ thiện chung tay ủng hộ những mảnh đời
khó khăn, bất hạnh trong cơn hoạn nạn… đã góp phần xây dựng tô thêm truyền
thống tương thân tướng ái, lối sống hướng thiện, một xã hội, cộng đồng tốt đẹp,
nhân văn…Tuy nhiên, bênh cạnh đó tình trạng thờ ơ, vô cảm, thiếu trách nhiệm
đang dần trở thành một căn bệnh nguy hiểm, có xu hướng lây lan trong xã hội. Đặc
biệt, nó lại càng ngày trở nên phổ biến trong giới trẻ. Một thế hệ được cho là
“rường cột nước nhà” nếu mắc phải căn bệnh này thì vận mệnh đất nước trở nên vô
cùng nguy hiểm. Do vậy, khắc phục căn bệnh này trong giới trẻ là việc làm vô
cùng cấp bách hiện nay.
Sinh thời
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ ra những căn bệnh, yếu kém của đội ngũ cán bộ, đảng
viên và tác hại của nó đối với đảng cầm quyền. Trong tác phẩm “Sữa đổi lối làm việc” ( năm 1947) Người
chỉ rõ: “Thái độ thứ ba, ai mặc kệ ai, cố nhiên cũng không đúng. Tuy vậy, trong
Đảng còn có nhiều người giữ thái độ đó, nhất là khi cấp dưới đối với cấp trên.
Thái độ đó thường sinh ra thói “không nói trước mặt, hục hặc sau lưng”. Nó gây
nên sự uất ức và không đoàn kết trong Đảng. Nó để cho bọn vu vơ có thể chui vào
hoạt động trong Đảng”. Hay trong Nghị quyết Trung ương 4, khóa XII của Đảng
cũng đã xác định: “Quan liêu, xa rời quần chúng, không sâu sát cơ sở, thiếu
kiểm tra, đôn đốc, không nắm chắc tình hình địa phương, cơ quan, đơn vị mình;
thờ ơ, vô cảm, thiếu trách nhiệm trước những khó khăn, bức xúc và đòi hỏi chính
đáng của nhân dân”.
Thực tế hiện nay cho thấy, căn bệnh
thờ ơ, vô cảm, thiếu trách nhiệm trong giới trẻ ngày càng có biểu hiện lây lan
rộng. Bệnh này thể hiện ở chỗ không hề động lòng, thờ ơ trước những nỗi đau của
người khác, cũng như không hề phẫn nộ trước những cái xấu trong xã hội. Chúng
ta chứng kiến không ít cảnh mọi người xúm lại mỗi khi xảy ra các vụ tai nạn
giao thông, bị hành hung đánh đập, cướp giật trên đường…Mọi người vây quanh mà
chỉ đứng chỉ trỏ, bàn tán, thậm chí là quay video, livetream… mà không hề giúp
đỡ nạn nhân hay gọi xe cứu thương, cơ quan chức năng hay sơ cứu nạn nhân. Phải
chăng, với tâm lý từ vô can dẫn đến vô cảm mà người ta thờ ơ, mặc kệ người gặp
nạn, thậm chí sợ trách nhiệm, ngại bị liên lụy, bị vạ lây nên mọi người đã thiếu
trách nhiệm với mọi người, với xã hội.
Căn
bệnh này sẽ trở nên nguy hiểm khi nó xâm nhập vào chính trị để hình thành sự
“vô cảm về chính trị” cho một số đội ngũ cán bộ, đảng viên, đoàn viên thanh niên
trẻ. Đó là việc cán bộ, đảng viên trẻ không quan tâm đến chính trị, lười học
nghị quyết của Đảng, xem nhẹ lịch sử, có lối sống thực dụng, không có hình
tượng lý tưởng để phấn đấu, thờ ơ với thời cuộc và các vấn đề chính trị, kinh
tế, xã hội của đất nước hay của đơn vị, địa phương mà chỉ chăm lo thu vén lợi
ích cá nhân; ngại va chạm, không tích cực tham gia đấu tranh với những vi phạm,
biểu hiện xấu ở xung quanh để xây dựng đơn vị, địa phương.
Đã
là căn bệnh thì cần phải tìm đúng “thuốc
chữa”, trong đó phải thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp; cần phải có sự phối
kết hợp của từng cá nhân, gia đình và xã hội. Trong đó chú trọng công tác đẩy
mạnh các hoạt động giáo dục, tuyên truyền làm thức dậy tình thương yêu con
người, đồng loại, sự hy sinh và trách nhiệm đối với xã hội trong đội ngũ cán
bộ, đảng viên và nhân dân; đặc biệt là thế hệ trẻ. Tích cực đấu tranh với cái
sai, cái xấu, những cái lệch lạc với những chuận mực xã hội, thuần phong mỹ tục
tốt đẹp của dân tộc Việt Nam. Đồng thời, phát huy vai trò của các cấp uỷ, chính
quyền, các tổ chức đoàn thể chính trị, xã hội và cá nhân trong đấu tranh, ngăn
ngừa căn bệnh thờ ơ, vô cảm, thiếu trách nhiệm; khuyến khích các hoạt động nhân
ái, bao dung, nghĩa hiệp, chống lại cái xấu, vun đắp và xây dựng những giá trị
văn hóa, đạo đức truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
Nhận xét