ĐẤU TRANH CHỐNG CÁC LUẬN ĐIỂM XUYÊN TẠC, PHỦ NHẬN MỤC TIÊU ĐỘC LẬP DÂN TỘC VÀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI
Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội được Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng ta, nhân dân ta lựa chọn và khẳng định trong các văn kiện của Đảng từ mùa xuân năm 1930, được bổ sung và phát triển qua 13 kỳ Đại hội và là sợi chỉ đỏ xuyên suốt, nhất quán, trong hành trình đi tới mục tiêu vì một nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
Trên thực
tế trước đây, hiện nay và trong những năm tới, các thế lực thù địch, những phần
tử cơ hội đang và sẽ ráo riết tìm mọi cách xuyên tạc, phủ nhận mục tiêu độc lập
dân tộc và chủ nghĩa xã hội mà Đảng, Bác Hồ và nhân dân ta đã lựa chọn. Chúng
tìm mọi cách xuyên tạc, phủ nhận mục tiêu độc lập dân tộc và
chủ nghĩa xã hội mà Đảng, Bác Hồ và nhân dân ta đã lựa chọn. Gần đây, họ
cho rằng, con đường mà Việt Nam muốn đi là thứ chủ nghĩa tư bản theo định hướng
xã hội chủ nghĩa, nhưng con đường này không thể thành công vì không thể nào
giải quyết thỏa hiệp giữa hai chủ nghĩa đối lập nhau. Thực hiện mưu đồ
này, chúng ra sức bôi đen chủ nghĩa xã hội hiện thực, bác bỏ con đường đi lên
chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, công khai ca ngợi chế độ tư bản chủ nghĩa và ra
sức cổ súy, tô son, trát phấn cho chủ nghĩa tư bản, rằng chủ nghĩa tư bản đã
thay đổi bản chất, chủ nghĩa tư bản có thể hội tụ với chủ nghĩa xã hội trong
thời đại hậu công nghiệp, văn minh tin học. Họ lấy một số khuyết điểm, yếu kém
của ta về quản lý kinh tế, quản lý xã hội để quy chụp cho bản chất của chủ
nghĩa xã hội, xuyên tạc rằng, ở nước ta không có chủ nghĩa xã hội. Trong khi
nước ta đang ở trong thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội, họ lại đòi hỏi
những nhân tố của chủ nghĩa xã hội phải xuất hiện đầy đủ ngay ở nước ta. Tiến
công vào đường lối của Đảng, các thế lực thù địch cho rằng, phải phát triển chủ
nghĩa tư bản dưới sự lãnh đạo của Đảng, giải quyết những vấn đề xã hội ở chừng
mực nào đó theo chủ nghĩa xã hội dân chủ.
Những luận điệu nói trên của các thế lực thù địch và những kẻ cơ hội
không có mục đích nào khác là gây sự hoài nghi; phá vỡ sự đồng thuận xã hội,
làm suy giảm niềm tin của nhân dân ta đối với mục tiêu độc lập dân tộc và chủ
nghĩa xã hội , đối với sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý, điều hành của Nhà
nước; tiến tới xóa bỏ chế độ xã hội chủ nghĩa, đưa nước ta đi vào con đường tư
bản chủ nghĩa. Chính vì vậy, việc đấu tranh, phê phán các quan điểm sai trái,
thù địch; củng cố, giữ vững sự kiên định niềm tin của cán bộ, đảng viên và nhân
dân ta vào mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội là nhiệm vụ vô cùng
quan trọng của cuộc đấu tranh chống “diễn biến hòa bình” trên mặt trận tư
tưởng, lý luận ở nước ta hiện nay.
Luận cứ để mục tiêu độc lập
dân tộc và chủ nghĩa xã hội có thể trở thành hiện thực sinh động ở Việt Nam
chính là cách mạng giải phóng dân tộc được đặt trong quỹ đạo cách mạng vô sản,
là một bộ phận khăng khít của cách mạng thế giới, trong cuộc đấu tranh vì hòa
bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội theo tinh thần khẩu hiệu chiến
lược của Quốc tế thứ III: “Vô sản giai cấp và dân tộc bị áp bức trong thế giới
liên hợp lại”. Khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời vào mùa Xuân năm 1930, tư tưởng
độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội được khẳng định trong Cương lĩnh
chính trị đầu tiên của Đảng. Kể
từ khi nước nhà hòa bình, độc lập, thống nhất, non sông liền một dải đến nay.
Trong suốt hành trình đó, đặc biệt là sau hơn 35 năm thực hiện công cuộc đổi mới
đất nước, độc lập dân tộc gắn liền chủ nghĩa xã hội được Đảng ta, nhân dân ta
kiên định thực hiện, bất chấp sự chống phá điên cuồng của các thế lực thù địch,
bất chấp sự sụp đổ của Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu.
Trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng luôn ta xác định độc lập dân
tộc và chủ nghĩa xã hội tiếp tục là kim chỉ nam cho sự nghiệp đổi mới đất nước,
vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Tuy nhiên, mục
tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội cần được bổ sung, phát triển cho phù
hợp với những đặc điểm về chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học và công nghệ
của thời đại và tình hình đất nước. Kết hợp độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội
phải đặt trong xu thế phát triển của thời đại và quá trình vận động của các
nhân tố dân tộc, giai cấp trong điều kiện của cuộc cách mạng khoa học và công
nghệ hiện đại, của xu thế toàn cầu hóa. Quan hệ giữa các quốc gia-dân tộc trên
thế giới được hình thành và vận động trên cơ sở tác động tổng hợp của cuộc đấu
tranh giai cấp, đấu tranh dân tộc và đấu tranh giải quyết những vấn đề toàn
cầu. Sự kết hợp, đan xen và thống nhất giữa lợi ích dân tộc, giai cấp, quốc tế
tạo ra động lực mới cho sự phát triển các quan hệ quốc tế trong thời đại
ngày nay. Đi lên chủ nghĩa xã hội là khát vọng của nhân dân ta, là sự lựa chọn
đúng đắn của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh, phù hợp với xu thế
phát triển của lịch sử. Độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội là hai mặt của một
quá trình thống nhất biện chứng của sự nghiệp giải phóng giai cấp, giải phóng
dân tộc, giải phóng con người.
Lý luận và thực tiễn lịch sử cách mạng Việt Nam đều khẳng định: con đường
duy nhất đúng để đất nước phát triển bền vững là độc lập dân tộc gắn liền với
chủ nghĩa xã hội; là sự lựa chọn kiên quyết và đúng đắn, là sự kiên định và
sáng tạo của Đảng ta dưới ánh sáng tư tưởng Hồ Chí Minh, phù hợp quy luật, đúng
như Đại hội lần thứ XII của Đảng khẳng định: “Con đường đi lên chủ nghĩa xã hội
của nước ta là phù hợp với thực tiễn của Việt Nam và xu thế phát triển của lịch
sử”. Đó là sợi chỉ đỏ xuyên suốt, không chỉ tạo cơ sở lý luận
và thực tiễn cho con đường phát triển của cách mạng Việt Nam mà còn là điều kiện
tiên quyết để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đồng thời
đây là cơ sở để đấu tranh chống lại các luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù
địch về mục tiêu độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội.
Nhận xét