CẦN HIỂU ĐÚNG VỀ CÔNG CUỘC PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG, LÃNG PHÍ Ở VIỆT NAM

 

Để chống phá Việt Nam, một trong các thủ đoạn mà các thế lực thù địch sử dụng là tìm cách xuyên tạc đường lối, kết quả phát triển đất nước dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Mới đây, Đài Châu á tự do đã đưa thông tin xuyên tạc chủ trương phòng, chống tham nhũng, lãng phí của Việt Nam. Chúng cho rằng “Với cơ chế chính trị của Việt Nam hiện nay, đây là công việc chống tham nhũng của một người, và khi người ấy không còn trên vũ đài chính trị nữa thì lò cũng sẽ tắt”. 

Thật nực cười khi chúng dùng cụm từ “cơ chế chính trị” của Việt Nam mà lại nói rằng “là việc của một người”. Chúng cố tình lờ đi rằng, hệ thống chính trị ở Việt Nam vận hành theo cơ chế: Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ. Hệ thống chính trị ở Việt Nam được tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ, với cơ chế đó, vai trò lãnh đạo của Đảng luôn được phát huy hiệu quả.

Mặt khác, thực tiễn đã cho thấy: Những năm qua, nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu, Đảng luôn làm tốt các mặt công tác cán bộ, công tác kiểm tra, giám sát… Trên cơ sở đó, xử lý nghiêm minh cán bộ, đảng viên sai phạm, tạo bước đột phá mới trong công tác phát hiện và xử lý tham nhũng, tiêu cực. Trong năm 2021, cả nước đã xử lý hơn 1000 vụ vi phạm, trong đó có xử lý kỷ luật 32 cán bộ thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý; thu hồi 9.000 tỉ tiền tham nhũng, chiếm đoạt… Điều đó cho thấy sự đồng lòng, quyết tâm của toàn Đảng trong công tác phòng chống tham nhũng, lãng phí và tiêu cực.

Đặc biệt, 25 tháng 10 năm 2021, Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XIII) đã ban hành Quy định số 37-QĐ/TW về “Những điều đảng viên không được làm”; Kết luận số 21-KL/TW “Về đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị; Kiên quyết ngăn chặn, đẩy lùi, xử lý nghiêm cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hoá””. Đây là bước đột phá của Đảng nhằm đẩy mạnh công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị, nâng cao năng lực lãnh đạo, năng lực cầm quyền, sức chiến đấu của Đảng; hiệu lực, hiệu quả hoạt động của Nhà nước… Tạo bước phát triển mới của Đảng về trí tuệ, bản lĩnh chính trị, thực sự là đạo đức, là văn minh, đủ sức lãnh đạo đất nước trước yêu cầu phát triển mới, thực hiện mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

LIỆU NGÀY NAY GIAI CẤP CÔNG NHÂN CÓ CÒN BỊ BÓC LỘT?

HIỂU ĐÚNG NGHĨA CỤM TỪ “DÂN GIÀU, NƯỚC MẠNH, DÂN CHỦ, CÔNG BẰNG, VĂN MINH”

BỆNH KINH NGHIỆM, GIÁO ĐIỀU VÀ CÁCH KHẮC PHỤC