PHÒNG NGỪA NGUY CƠ “XÂM LĂNG VĂN HÓA” NGOẠI LAI

             Hàng nghìn năm phát triển cùng những thăng trầm và biến cố lịch sử, văn hóa Việt Nam đã thể hiện một sức sống mãnh liệt trước âm mưu đồng hóa của các thế lực nước ngoài. Việc mô phỏng chữ Hán để tạo thành chữ Nôm của cha ông ta là một biểu hiện sinh động về việc tiếp thu có sáng tạo những thành tựu văn hóa ngoại lai của dân tộc Việt Nam. Trong kỷ nguyên thông tin hiện nay, văn hóa Việt Nam đã đang và sẽ phải đối mặt với những vấn đề phức tạp hơn rất nhiều. Trên một bình diện khác, những giá trị văn hóa truyền thống cũng đang có biểu hiện rạn vỡ để lại nhiều vết thương trong lòng xã hội, có thể nói điều này liên quan đến việc thu nhập, tiếp thu một cách thiếu chọn lọc những quan điểm, lối sống từ nhiều nền văn hóa khác nhau trong quá trình hội nhập.

Toàn cầu hóa là một quá trình tất yếu không thể tránh khỏi đối với mọi quốc gia trên thế giới. Toàn cầu hóa bên cạnh những yếu tố tích cực còn kéo theo những hệ lụy không mong muốn.

 Ngôn ngữ mạng là khái niệm thường được sử dụng để chỉ cách nói, cách viết được sử dụng trên mội trường mạng, chủ yếu ở các địa chỉ không chính thống như các mạng xã hội Facebook, Youtube, Twitter, Tiktok, Instagram cùng nhiều kênh giao tiếp khác như Zalo, Viber ...thường được thể hiện qua livetream, comment, chat ... Gọi là phi chính thống nhưng ảnh hưởng của chúng trong cuộc sống hàng ngày thì lại vô cùng lớn. Quan sát các trang mạng xã hội có thể dễ dàng thấy được nhiều biểu hiện của sự lệch lạc tiếng Việt trong cách nói và cách viết, từ việc làm làm biến dạng vỏ từ ngữ hay cố tình viết sai chính tả. Cùng với việc làm méo mó, biến dạng tiếng Việt, hiện tượng xen tiếng Anh vào câu chuyện hàng ngày hoặc trên các kênh giao tiếp của giới trẻ ngày càng trở lên dày đặc các từ ngữ tiếng Anh sử dụng với tần số cao. Trong nhiều trường hợp, điều này tạo ra nhiều trở ngại khi người lớn tuổi muốn giao tiếp hoặc muốn đọc thông tin từ giới trẻ. Tình trạng lạm dụng ngôn ngữ mạng xuất hiện tràn lan với xu hướng ngày càng tăng trong thời gian qua đang lo lắng với cộng đồng, đặc biệt là những người quan tâm tới việc giữ gìn những giá trị văn hóa dân tộc, trong đó có ngôn ngữ.

Để góp phần bảo vệ sức sống của nền văn hóa Việt, không chỉ là công việc của những nhà quản lý mà đó còn là trách nhiệm của cả cộng đồng, của mỗi gia đình và mỗi cá nhân. Chúng ta cần sớm triển khai và hiện thực hóa Quyết định số 1755/QĐ-TTg ngày 08/9/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”. Thực tế cho thấy, việc chú trọng xây dựng, phát triển các ngành công nghiệp văn hóa không chỉ góp phần làm gia tăng giá trị cho nền kinh tế quốc dân, mà còn là giải pháp hữu hiệu để không ngừng làm giàu bản sắc văn hóa Việt. Chỉ khi nào đa số người Việt đều yêu thích nhạc Việt, phim Việt, ham mê tiêu dùng sản phẩm văn hóa Việt thì lúc đó chúng ta mới có “sức đề kháng” tốt để phòng ngừa nguy cơ “xâm lăng văn hóa” ngoại lai xâm nhập, thẩm thấu vào nước ta.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

LIỆU NGÀY NAY GIAI CẤP CÔNG NHÂN CÓ CÒN BỊ BÓC LỘT?

HIỂU ĐÚNG NGHĨA CỤM TỪ “DÂN GIÀU, NƯỚC MẠNH, DÂN CHỦ, CÔNG BẰNG, VĂN MINH”

BỆNH KINH NGHIỆM, GIÁO ĐIỀU VÀ CÁCH KHẮC PHỤC