BÁC BỎ CÁC QUAN ĐIỂM XUYÊN TẠC VỀ KHẢ NĂNG, ĐIỀU KIỆN QUÁ ĐỘ LÊN CNXH BỎ QUA CHẾ ĐỘ TƯ BẢN Ở NƯỚC TA HIỆN NAY
Thực tiễn của quá trình đổi mới đất nước đã và đang chứng
minh đường lối cách mạng độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội (CNXH) ở
Việt Nam là hoàn toàn đúng đắn. Các thế lực thù địch cũng không thể bác bỏ được
thực tế đó. Vì vậy, chúng ra sức tìm cách xuyên tạc, phủ nhận khả năng quá độ
lên CNXH bỏ qua CĐTB chủ nghĩa với những lời lẽ không mấy thuyết phục.
Một là, họ
thường nói: Một đất nước chưa phát triển cao về kinh tế như Việt Nam thì không
thể quá độ lên CNXH bỏ qua CNTB. Bởi thiếu điều kiện để hiện thực hóa con đường
phát triển “rút ngắn”. Họ lờ đi những thời cơ, thuận lợi mà thời đại đem đến
cho quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa để chúng ta có thể phát triển lực
lượng sản xuất, khoét sâu, thổi phồng và khuếch đại những khó khăn, thách thức
mà Việt Nam phải đối mặt. Với thái độ nôn nóng, họ hoài nghi về khả năng và
điều kiện quá độ lên CNXH bỏ qua CĐTB chủ nghĩa. Họ muốn Việt Nam phải kinh qua
giai đoạn tư bản chủ nghĩa như một vấn đề tất yếu.
Hai là, các quan điểm sai trái còn cho
rằng, công nghiệp hóa, hiện đại hóa để phát triển nhanh lực lượng sản xuất, để
phát triển “rút ngắn” phải có tiền đề quốc tế. Trước đây tiền đề quốc tế quan
trọng nhất chính là sự giúp đỡ về kinh tế, kỹ thuật của các nước XHCN tiên
tiến. Do đó, họ cho rằng: Việt Nam đã
mất đi điều kiện đưa đất nước quá độ lên CNXH bằng phương thức quá độ gián tiếp
như các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác đã nêu ra.
Ba là, họ ngụy biện rằng xã hội loài
người nhất thiết phải trải qua 5 phương thức sản xuất, 5 hình thái kinh tế xã
hội. Từ đó khẳng định rằng, Việt Nam không thể làm trái qui luật khách quan đó.
Bốn là, có quan điểm cho rằng, sau sự kiện Liên Xô,
Đông Âu đầu thế kỷ 90 của thế kỷ XX, Việt Nam đã mất điều kiện quốc tế cho việc
bỏ qua CĐTB chủ nghĩa. Họ rêu rao rằng, hệ thống xã hội chủ nghĩa thế giới
không còn, khi CNTB lại đạt được những thành tựu to lớn. Trong quá trình hội
nhập,Việt Nam không thể vượt qua những thách thức về vốn, khoa học công nghệ,
chất lượng nguồn nhân lực, tri thức quản lý… Từ đó họ cổ vũ con đường đi lên CNTB.
Năm là, họ còn cho rằng, CNXH đã sụp đổ ở Liên Xô và
Đông Âu, tức “hệ tư tưởng cộng sản đã cáo chung” nên Việt Nam không thể đi theo con đường mà
chưa có quốc gia nào khai phá, thậm chí họ cho rằng con đường đó qua khảo
nghiệm đã thất bại, nếu Việt Nam lựa chọn con đường ấy tất yếu sẽ đi theo vết
xe đổ của Liên Xô và Đông Âu nên mất mát và thất bại là điều không tránh khỏi.
Trước những luận điệu sai lầm nêu trên, chúng ta cần
khẳng định rằng, Việt Nam quá độ lên CNXH bỏ qua CĐTB chủ nghĩa trong bối cảnh
của một nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu, với những thách thức và nguy cơ trong
tiến trình phát triển. Yếu tố này đang trực tiếp chi phối đến đặc điểm của thời
kỳ quá độ lên CNXH ở nước ta. Nhưng không vì khó khăn, thách thức ấy mà phủ
nhận khả năng và điều kiện để Việt Nam quá độ lên CNXH bỏ qua CĐTB. Các quan
điểm sai trái nêu trên muốn Việt Nam lựa chọn lại con đường phát triển mới. Con
đường đó không gì khác hơn ngoài CNTB. Phủ định khả năng quá độ bỏ qua CĐTB chủ
nghĩa, thực chất là chúng muốn phê phán tính định hướng chính trị của học
thuyết Mác- Lênin về CNXH, phê phán sự lựa chọn con đường phát triển đất nước
của Đảng, của lịch sử và của dân tộc Việt Nam.
Sâu xa hơn, từ việc phản bác khả năng, điều kiện quá
độ lên CNXH ở Việt Nam, chủ thể của các quan điểm sai trái muốn phản bác toàn
bộ giá trị phương pháp luận và bản chất khoa học của chủ nghĩa Mác- Lênin.
Thông qua đó phủ nhận hệ tư tưởng của Đảng Cộng Sản và giai cấp công nhân, làm
giảm sút niềm tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước. Mục đích cuối cùng là phủ định con đường đi lên CNXH ở
nước ta hiện nay.
Trước sự sụp đổ, tan rã của CNXH
ở Liên Xô và Đông Âu, các quan điểm sai trái còn triệt để khai thác những khía
cạnh hạn chế, khuyết tật của mô hình để chứng minh một cách phiến diện, siêu
hình về tính không hiện thực của con đường đi lên CNXH bỏ qua CĐTB chủ nghĩa. Thực chất, đây không phải là sự sụp đổ của CNXH mà
chỉ là sự sụp đổ của một mô hình CNXH cụ thể mang tính tập trung, quan liêu bao
cấp, nguyên nhân cơ bản là đường lối cải tổ sai lầm do xa dời, từ bỏ những vấn
đề có tính nguyên tắc của chủ nghĩa Mác- Lênin, do đội ngũ cán bộ thoái hóa
biến chất. Nhờ đó, chiến lược “ diễn biến hòa bình” của chủ nghĩa đế quốc đã
phát huy tác dụng.
Thực
chất của các quan điểm phủ nhận con đường quá độ lên CNXH ở nước ta là biểu
hiện tính phai nhạt về lập trường chính trị, tư tưởng. Mặt khác, nó thể hiện
khá rõ nét tính bất cập trong nhận thức cũng như trong thực tiễn về chủ nghĩa
Mác - Lênin và con đường đi lên CNXH. Những quan điểm sai lầm đó có thể xuất
phát từ tư tưởng chống cộng được núp dưới danh nghĩa là vì nhân dân, lo lắng
cho tương lai, vận mệnh của dân tộc. Nhưng thực chất là hoài nghi, thậm
chí phủ nhận tính
khoa học, cách mạng chủ nghĩa Mác, chủ trương xét lại con đường đi lên CNXH ở
Việt Nam.
Đã đến lúc, các thế lực thù địch hay những kẻ mưu toan phủ
nhận con đường đi lên CNXH ở nước ta cần nhận thức được rằng: Trong cuộc đấu
tranh giữa CNTB và CNXH không phải ở đâu, lúc nào CNXH cũng luôn thắng lợi. Sự
thất bại của CNXH ở thời điểm nào đó có thể xảy ra nhưng CNXH không thể bị tiêu
diệt, không sụp đổ, không tan rã. CNXH ở từng quốc gia cụ thể bị thất bại nhưng
không bị tiêu diệt, cái bị tiêu diệt là những ảo tưởng, những ấu trĩ của thời
kỳ tiền cách mạng. CNXH sẽ tự mở con đường đi theo những qui luật vốn có của
nó.
Nhận xét