NỀN DÂN CHỦ CỦA VIỆT NAM LÀ NỀN DÂN CHỦ GẮN VỚI CHẾ ĐỘ LÀM CHỦ CỦA NHÂN DÂN
Chế độ dân chủ của nước ta khởi nguồn
từ khi dân tộc Việt Nam đi theo con đường cách mạng giải phóng dân
tộc của Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Giữa vòng vây của chủ
nghĩa thực dân, đế quốc, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, dân tộc
ta đã vùng lên tiến hành cuộc Cách mạng Tháng Tám năm 1945 giành lại được độc
lập dân tộc, đồng thời xây dựng xã hội mới. Trong “Tuyên ngôn Độc lập”, Chủ
tịch Hồ Chí Minh khẳng định Nhà nước của chúng ta đã kế thừa có chọn lọc những
tư tưởng dân chủ trên thế giới: “Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình
đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những
quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc”. Ngay
từ hiến pháp đầu tiên của Nhà nước ta (Hiến pháp năm 1946) đã cho thấy các
quyền công dân (bao gồm cả quyền con người) được bảo đảm.
Đất nước ta hơn 77 năm qua dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng
sản Việt Nam (từ năm 1945 đến nay), nền dân chủ của Việt Nam luôn
khẳng định là nền dân chủ gắn với chế độ làm chủ của nhân dân, do một
Đảng duy nhất lãnh đạo, cầm quyền đó là Đảng Cộng sản Việt Nam. Chế độ dân
chủ của Việt Nam còn bao hàm cả văn hóa dân chủ. Trong đó, các cán bộ,
công chức phải là công bộc của nhân dân. Các cấp chính quyền phải bảo
đảm phương châm: “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân
thụ hưởng”. Chúng ta đang nỗ lực xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp
quyền XHCN, bản chất là yêu cầu thượng tôn pháp luật, tuân thủ pháp luật, mọi
cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân trong xã hội phải sống và làm việc trong
khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật. Đây là yêu cầu mà mọi nhà nước pháp quyền
trên thế giới đều hướng tới.
Thế nhưng, hiện nay có những luận điệu sai trái được lan
truyền trên không gian mạng cho rằng: “Mô hình “độc đảng” (Đảng Cộng sản Việt
Nam lãnh đạo) là một mô hình tạo ra sự mất dân chủ trong xã hội Việt Nam”, có
nhiều người lầm tưởng rằng, môi trường internet, mạng xã hội là môi trường dân
chủ vô hạn độ, người ta muốn nói gì thì nói, viết gì thì viết... mà không phải
chịu trách nhiệm. Đó là một sai lầm rất nguy hiểm, vì suy nghĩ như vậy không
khác nào coi môi trường internet, mạng xã hội là một môi trường vô luật pháp.
Thời gian qua đã không ít người vi phạm pháp luật bị xử lý, thậm chí bị xử lý
hình sự vì những phát ngôn xuyên tạc, chống đối Đảng, Nhà nước; vu khống, lăng
mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác trên internet và bị quy vào tội
danh “lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và
lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân” theo Bộ luật Hình sự.
Không chỉ ở Việt Nam mà ở bất cứ quốc gia nào, các quyền dân
chủ đều phải nằm trong khuôn khổ pháp luật. Sở dĩ ngày nay Việt
Nam được cộng đồng quốc tế đánh giá cao trước hết nhờ những thành tựu
phát triển kinh tế - xã hội, tích cực chăm lo đời sống vật chất và tinh thần
của nhân dân, bảo đảm các quyền tự do, dân chủ, bảo đảm an sinh xã hội. Hơn nữa
Việt Nam là một môi trường hòa bình, ổn định, có quan hệ ngoại giao hữu nghị
với các nước, đấu tranh vì tiến bộ trên thế giới. Vừa qua, Việt Nam đã trúng cử
vào Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2023 - 2025. Đây là lần tái cử
của Việt Nam vào Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc sau nhiệm kỳ 2014 - 2016 rất
thành công, cho thấy uy tín cao của Việt Nam đối với cộng đồng quốc tế về dân
chủ, nhân quyền. Những thực tế khách quan đó cho thấy bản chất của xã hội XHCN
tại Việt Nam là một xã hội dân chủ, vì con người, và không có luận điệu xuyên
tạc nào có thể phủ nhận.
Nhận xét