CẦN CÓ CÁI NHÌN KHÁCH QUAN VỀ CHÍNH SÁCH PHÒNG CHỐNG BUÔN NGƯỜI CỦA VIỆT NAM

 Trước hết, cần phải khẳng định rằng, chính sách nhất quán của Đảng và Nhà nước Việt Nam là bảo vệ và thúc đẩy quyền con người, trong mọi chiến lược phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam, con người luôn được đặt vào vị trí trung tâm, công tác đấu tranh phòng chống mua bán người cũng được xác định là nhiệm vụ chính trị thường xuyên, lâu dài và được thực hiện một cách chủ động, điều này có thể thấy qua nhiều văn bản chính sách pháp luật về phòng ngừa mua bán người, cưỡng bức lao động, hỗ trợ nạn nhân, bảo vệ trẻ em trong suốt thời gian qua.

Pháp luật Việt Nam nghiêm cấm mọi hành vi ngược đãi, mua bán người, bắt người làm nô lệ. Hiến pháp Việt Nam năm 1946, 1959, 1980, 1992 đến năm 2013 đều có các quy định về quyền công dân và quyền con người được nhà nước bảo hộ. Ngày 10/5/2016, thủ tướng Chính phủ đã ban hành quyết định số 793/QĐ-TTg lấy ngày 30/7 hàng năm là ngày toàn dân phòng chống mua bán người nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và toàn dân tham gia chủ động phòng ngừa, ngăn chặn đẩy lùi tội phạm mua bán người trên mọi miền tổ quốc, bên cạnh đó, việc quan tâm hỗ trợ, chăm sóc các nạn nhân của hành vi mua bán người được Chính phủ đặc biệt quan tâm thể hiện thông qua Nghị định số 20/2021NĐCP về việc quy định chính sách xã hội về việc bảo trợ xã hội. Nhiều năm qua, Việt Nam cũng có những bước tiến lớn trong việc hoàn thiện hệ thống pháp luật về quyền con người nói chung, phòng chống mua bán người nói riêng thể hiện qua luật phòng chống mua bán người Bộ luật Hình sự năm 2015, Bộ luật Lao động năm 2019, và gần đây là luật người lao động Việt Nam làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

Việc tăng cường vào cuộc của các Bộ, Ban, Ngành trong hoạt động phòng chống mua bán người đã được thể hiện khi ngày 18/7/2022, Bộ LĐTB&XH, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng và Bộ Ngoại giao đã ký quy chế phối hợp liên ngành, tiếp nhận, bảo vệ và hỗ trợ nạn nhân mua bán người.

Tháng 2/2021, Chính phủ đã ban hành chương trình phòng chống mua bán người giai đoạn 2021 – 2025 và định hướng đến 2030, chương trình nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, góp phần tạo chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức, ý thức trách nhiệm của các cấp các ngành, các tầng lớp nhân dân.

Trên bình diện quốc tế, Việt Nam luôn sẵn sàng tiếp thu cộng tác với Chính phủ, cơ quan, tổ chức quốc tế nhằm tìm ra các giải pháp hữu hiệu để ngăn chặn tội phạm mua bán người, hỗ trợ các nạn nhân của mua bán người: thông qua công ước Liên Hợp Quốc về chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia, Công ước ASEAN về phòng chống mua bán người, Nghị định thư về ngăn ngừa, phòng chống và trừng trị việc mua bán người, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em. Cùng với đó, Việt Nam tiếp tục triên khai có hiệu quả các Hiệp định hợp tác với nhiều quốc gia trong khu vực và trên thế giới về phòng chống mua bán người, tiếp tục nỗ lực triển khai thỏa thuận toàn cầu về di cư hợp pháp, an toàn toàn và trật tự nhằm củng cố môi trường di cư minh bạch, ngăn chặn nguy cơ mua bán người trong các hoạt động di cư quốc tế. Những việc làm cụ thể có hiệu quả này, thực tế đã chứng minh được Việt Nam là một thành viên trách nhiệm của cộng đồng quốc tế trong phòng chống mua bán người.

Cần phải nhìn nhận trên thực tế, không chỉ ở Việt Nam mà ở nhiều quốc gia trên thế giới, hoạt động mua bán người vẫn đang có chiều hướng diễn biến phức tạp, đây là loại tội phạm có nguồn thu lợi bất chính cao, chỉ sau ma túy và mua bán vũ khí. Mua bán người được Liên Hợp Quốc xác định là một trong bốn loại tội phạm nguy hiểm nhất được đưa vào chương trình phòng chống tội phạm toàn cầu. Tuy nhiên, Việt Nam đã, đang và tiếp tục sẽ nỗ lực trong phòng ngừa, ngăn chặn, tiếm tới đẩy lùi các loại tội phạm nguy hiểm này, đó là một thực tế mà các nước, kể cả Hoa Kỳ cần ghi nhận một cách khách quan hơn

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

LIỆU NGÀY NAY GIAI CẤP CÔNG NHÂN CÓ CÒN BỊ BÓC LỘT?

HIỂU ĐÚNG NGHĨA CỤM TỪ “DÂN GIÀU, NƯỚC MẠNH, DÂN CHỦ, CÔNG BẰNG, VĂN MINH”

BỆNH KINH NGHIỆM, GIÁO ĐIỀU VÀ CÁCH KHẮC PHỤC