TIẾT KIỆM TRONG MỌI HOẠT ĐỘNG CỦA QUÂN ĐỘI LÀ GÓP PHẦN PHÁT TRIỂN NỀN KINH TẾ QUỐC DÂN

Quân đội nhân dân Việt Nam do Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta sáng lập, giáo dục, rèn luyện. Từ khi thành lập đến nay, Quân đội không những thực hiện tốt nhiệm vụ chiến đấu bảo vệ Tổ quốc, mà còn tích cực tham gia lao động sản xuất, phát triển kinh tế. Do vậy, thực hành tiết kiện trong mọi hoạt động của quân đội là một nội dung hết sức quan trọng có ý nghĩa to lớn trong phát triển nền kinh tế quốc dân. Góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho bộ đội và của cả xã hội. Mọi tiêu dùng của quân đội, từ hoạt động huấn luyện, chiến đấu, đến tiêu dùng  cá nhân đều do nền kinh tế cung cấp. Nếu xét ở góc độ kinh tế thuần tuý thì tiêu dùng của quân đội là một sự tốn kém, mà theo V.I.Lênin là sự “bớt đi” chứ không phải “cộng thêm” vào nền kinh tế quốc dân trong tái sản xuất mở rộng.       
        Khi bàn về tiết kiệm, C.Mác cho rằng: “Đó là phương pháp nhằm đạt một kết quả nhất định với những phí tổn ít nhất”[1]. Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng chỉ rõ: “Tiết kiệm không phải là bủn xỉn, không phải là xem đồng tiền bằng cái nống, gặp việc đáng làm cũng không làm, đáng tiêu cũng không tiêu”[2]. Đại hội lần thứ XI của Đảng khẳng định: Thực hành tiết kiệm là nhiệm vụ vừa cấp bách vừa lâu dài, mọi cán bộ của Đảng, Nhà nước, nhân dân, LLVT phải thực hành tiết kiệm.
        Vì thế, hơn bao giờ hết quân đội phải thực hành tiết kiệm trong mọi hoạt động của mình để phát triển kinh tế quốc dân.
        Về tiết kiệm nguồn nhân lực: Nguồn nhân lực trong quân đội nhìn chung trẻ, khoẻ, có trình độ văn hoá (Tuyển quân 02/2017 trình độ PTTH trở lên trong đó CĐ, ĐH = 12%; sức khỏe loại 1; 2 = 70%; đảng viên = 3%), được rèn luyện về ý thức tổ chức kỷ luật, được đào tạo cơ bản, trong đó có những ngành nghề mang tính lương dụng. Ngoài nhiệm vụ chính là huấn luyện sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu, có thể sử dụng vào phát triển kinh tế, với phương châm: Kết hợp quốc phòng với kinh tế; tiết kiệm lao động không những bảo đảm thực hiện nhiệm vụ chính trị của quân đội tốt hơn, mà còn giành được nhiều lao động trẻ, khỏe cho phát triển kinh tế quốc dân. Vì vậy, tiết kiệm trong hoạt động quân sự vừa đem lại lợi ích cho quân đội, vừa mang lại lợi ích cho sự nghiệp xây dựng và phát triển nền kinh tế quốc dân.
        Trong huấn luyện sẵn sàng chiến đấu và công tác, tiết kiệm lao động quân sự gắn liền với việc hoàn thành tốt nhất các mục tiêu đề ra cho mỗi nhiệm vụ, nhưng làm giảm đi tuyệt đối về số lượng nhân lực được sử dụng, cơ cấu nhân lực hợp lý, xắp xếp lao động quân sự một cách khoa học, nâng cao hiệu quả công tác và kết quả thực hiện nhiệm vụ của đơn vị ngày càng tốt hơn. Đó vừa là biểu hiện, vừa là kết quả của việc đẩy mạnh thực hành tiết kiệm lao động quân sự.
        Tiết kiệm về tài chính, cơ sở vật chất kỹ thuật: Tài chính, trang thiết bị kỹ thuật do quân đội quản lý và sử dụng là một bộ phận của cải có giá trị lớn do nền kinh tế tạo ra, tách khỏi quá trình tái sản xuất xã hội để phục vụ nhu cầu quốc phòng, an ninh. Đặc biệt trong điều kiện chiến tranh hiện đại, những chỉ số đáp ứng nhu cầu vũ khí trang bị kỹ thuật, hậu cần và tài chính cho quân đội là rất lớn. Do đó, tiết kiệm có ý nghĩa quan trọng, không những vì lợi ích trực tiếp của nhiệm vụ chiến đấu mà còn có ý nghĩa quan trọng cả về mặt kinh tế.
        Trong chiến đấu, tiết kiệm tài chính và cơ sở vật chất, kỹ thuật được biểu hiện hoàn thành được nhiệm vụ, tiêu hao, tiêu diệt được nhiều sinh lực địch với mức tiêu hao vũ khí trang bị thấp nhất, sử dụng mọi loại vũ khí trang bị với số lượng ít hơn, chất lượng thấp hơn để đánh thắng đối phương lớn hơn.
        Trong huấn luyện sẵn sàng chiến đấu, tiết kiệm tài chính và cơ sở vật chất kỹ thuật biểu hiện ở mỗi cá nhân và đơn vị biết quản lý, bảo quản giữ gìn, sử dụng vũ khí trang bị một cách hợp lý, đạt hiệu quả cao, với phương châm “giữ tốt, dùng bền, an toàn, tiết kiệm”. Phải quản lý chặt chẽ và sử dụng tài chính đúng mục đích; biết lựa chọn hướng đầu tư hợp lý, tổ chức bảo đảm vật chất kỹ thuật theo hướng tinh và thiết thực, chất lượng với giá cả sản phẩm hợp lý; có cơ chế thích hợp nhằm phát huy tối đa khả năng, thế mạnh của từng đơn vị, đáp ứng tốt hơn các nhu cầu vật chất kỹ thuật và hậu cần của từng đơn vị cũng như toàn quân.
Tiết kiệm trong mọi hoạt động của quân đội là tiết kiệm ngân sách quốc phòng. Nhằm giảm bớt chi tiêu cho quân đội nhưng vẫn hoàn thành nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ tổ quốc và phát triển kinh tế - xã hội. Góp phần thực hiện thành công chủ trương của Đảng “tiết kiệm là quốc sách hàng đầu”. Không để lãng phí về công sức, cơ sở vật chất, trang thiết bị của Quân đội và Nhà nước. Tuy nhiên trong thời gian qua, lợi dụng những chính sách ưu tiên xây dựng quân đội, các thế lực thù địch, cơ hội đang ra sức tuyên truyền rằng Quân đội Việt Nam là tiêu dùng ngân sách nên mọi hoạt động của quân đội không cần phải tiết kiệm. Đây là luận điệu xuyên tạc cần đấu tranh loại bỏ, để bảo vệ đường lối của Đảng và nhiệm vụ của quân đội ta. Góp phần đầu tư phát triển phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
                                                                                                                 Trường Kỳ



[1] C.Mác, Ph.Ăngghen. Toàn tập, tập 20, Nxb CTQG, H.1994, tr.137.
[2] Hồ Chí Minh. Toàn tập, tập 6, Nxb CTQG, H 1995, tr.485.

Nhận xét

người yêu nước đã nói…
làm kinh tế là một chức năng cơ bản của Quân đội NDVN, những ý kiến đi ngược lại quan điểm đó cần được loại bỏ

Bài đăng phổ biến từ blog này

LIỆU NGÀY NAY GIAI CẤP CÔNG NHÂN CÓ CÒN BỊ BÓC LỘT?

HIỂU ĐÚNG NGHĨA CỤM TỪ “DÂN GIÀU, NƯỚC MẠNH, DÂN CHỦ, CÔNG BẰNG, VĂN MINH”

BỆNH KINH NGHIỆM, GIÁO ĐIỀU VÀ CÁCH KHẮC PHỤC