PHÊ PHÁN QUAN ĐIỂM CHO RẰNG: “KINH TẾ THỊ TRƯỜNG KHÔNG THỂ ĐI ĐÔI VỚI ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA” Ở VIỆT NAM
Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, với mục tiêu xã hội chủ
nghĩa, vượt qua thách thức, mọi sự chống phá của các thế lực thù địch, chúng ta
đi lên chủ nghĩa xã hội một cách kiên định và tự tin. Công cuộc đổi mới toàn diện
theo định hướng xã hội chủ nghĩa, sự nghiệp phát triển kinh tế thông qua kinh tế
thị trường định hướng xã hội Việt Nam đã và đang tiến những bước quan trọng,
làm nên những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch
sử. Tuy nhiên một số phần tử phản động đi ngược lại với lợi ích của quốc gia
dân tộc đã xuyên tạc về thành tựu 30 năm đổi mới xây dựng chủ nghĩa xã hội, nhất
là công cuộc phát triển kinh tế Việt Nam. Chúng
bài bác định hướng xã hội chủ nghĩa, phủ nhận nền kinh tế thị trường định hướng
xã hội chủ nghĩa, đặc biệt nguy hiểm là chúng cho rằng: “kinh tế thị trường
không thể đi đôi với định hướng xã hội chủ nghĩa”. Đây chính là luận điểm sai
trái bởi vì:
Kinh tế thị trường không phải là cái riêng của chủ
nghĩa tư bản hay chủ nghĩa xã hội, mà là thành tựu chung của văn minh nhân loại.
Nó tồn tại và phát triển qua nhiều phương thức sản xuất khác nhau. Như vậy,
trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, nền kinh tế thị trường tồn tại là tất
yếu khách quan. Việt Nam đã và đang xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng
xã hội chủ nghĩa là phù hợp với qui luật đó.
Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
là một kiểu tổ chức nền kinh tế vừa dựa trên những nguyên tắc và qui luật vận động
của kinh tế thị trường, vừa dựa trên và được dẫn dắt, chi phối nguyên tắc và
tính chất xã hội chủ nghĩa, thể hiện một cách toàn vẹn và tập trung trên cả ba
mặt: sở hữu, tổ chức quản lý và phân phối.
Việt Nam đã và đang thực hiện nhất quán, lâu dài
chính sách phát triển nền kinh tế hàng
hóa nhiều thành phần, giải phóng tối đa sức xuất của người lao động, huy động mọi
nguồn lực nhằm mục tiêu hàng đầu là nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội, cải thiện
không ngừng đời sống mọi mặt của nhân dân, chủ động đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế nhà nước, kinh
tế tập thể và các thành phần
kinh tế khác, trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo và cùng với kinh tế
tập thể trở thành nền tảng
vững chắc của nền kinh tế quốc dân; tạo khung pháp lý thuận lợi và môi trường
chính trị - xã hội ổn định và môi trường sản xuất,
kinh doanh bình đẳng, thông thoáng để tất cả các thành phần
kinh tế hoạt động tốt nhất;
tiếp tục xác lập, củng cố và không ngừng nâng cao
địa vị làm chủ của người lao động trong nền sản xuất xã hội, thực hiện công bằng xã hội
ngay trong từng bước phát triển…; thực hiện nhiều hình thức phân phối, trong đó
lấy phân phối theo kết quả lao động và hiệu quả kinh tế làm chủ; đồng thời, dựa
trên mức đóng góp của các nguồn lực khác vào kết quả sản xuất, kinh doanh, tiến
hành phân phối và phân phối lại một cách hợp lý các nguồn thu nhập, khuyến
khích làm giàu hợp pháp đi đôi với xóa đói, giảm nghèo; tăng trưởng kinh tế gắn
chặt với bảo vệ môi trường sinh thái và bảo đảm an sinh xã hội; tăng cường vai
trò lãnh đạo quản lý vĩ mô của Nhà nước; giữ vững độc lập, tự chủ, chủ động và
tích cực hội nhập quốc tế…
Như vậy, chúng ta chỉ coi kinh tế thị trường là phương tiện,
là cách
thức để xây dựng cơ sở vật chất cho chủ nghĩa xã hội
gắn chặt với việc
không ngừng nâng cao đời sống toàn diện của
nhân dân, chứ tuyệt nhiên không phải là vì mục đích dành lấy lợi
nhuận tối đa bằng mọi giá như chủ nghĩa tư bản đã và cố sức
làm. Nói cách cụ thể hơn, nếu như dưới chủ
nghĩa tư bản, kinh tế thị trường tồn tại như một thể chế được bảo đảm bởi chế độ chiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất, được đẩy nhanh bằng tốc độ
hàng hóa hóa, tiền
tệ
hóa mọi thứ, kể cả nhân phẩm đạo đức con người, đồng
tiền giữ vai trò quan trọng
chế ngự và chi phối hết thảy nhằm sinh lợi
tối đa cho giai cấp tư sản, thì dưới
chủ nghĩa xã hội, kinh tế thị trường được sử dụng như một phương tiện để đẩy nhanh tốc độ phát triển của nền kinh tế nhằm
phục vụ toàn thể nhân dân lao động
trên nền tảng sở hữu toàn dân về tư liệu sản xuất chủ yếu. Mặt
khác, nếu
dưới chế độ tư bản chủ nghĩa,
phát triển kinh tế thị trường coi việc bóc lột một con lắc đơn có biên độ dao
động khuếch đại dần, thì chúng ta nỗ lực bằng mọi phương thức làm cho con lắc
đơn đó dao động tắt dần theo qui luật: ngăn chặt mọi sự tha hóa con người,
không còn tính bần cùng hóa, bảo đảm sự bình đẳng giữa các thành phần kinh tế, cũng
như phát huy tối đa năng lực của các thành phần kinh tế và hiệu quả của các
hình thức sở hữu, nhằm xây dựng một xã hội ngày càng phồn vinh… Đó là con đường
đi tới thủ tiêu mọi sự nô dịch dân tộc và xóa bỏ tình trạng người bóc lột
người. Đó là sự khác biệt về chất giữa nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa
và nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa mà Việt Nam đã, đang xây
dựng và phát triển.
Nền
kinh tế thị trường định hướng xã
hội chủ nghĩa ở Việt Nam
đang phát triển mạnh và không ngừng được hoàn thiện với tư cách là mô hình kinh tế tổng quát của Việt Nam trong thời kỳ lên chủ
nghĩa xã hội. Và
sự thật, trên thực tế nó đã đưa Việt Nam lên vị trí cao ở châu Á và thứ nhất ở khu vực Đông Nam Á về độ tăng trưởng của nền kinh tế suốt nhiều
năm liền cho tới nay.
Nếu
kinh tế thị trường là thành quả chung của nhân loại, nó phát triển mạnh mẽ dưới chủ nghĩa tư bản và đem lại tiềm
lực rất lớn cho chính chế độ
tư bản chủ nghĩa (mà người ta thường gọi là kinh tế thị trường tư bản chủ
nghĩa), thì trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, phát triển
nền kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa là điều hết sức bình thường, rõ ràng, tuyệt
nhiên không phải là thứ “đầu Ngô mình Sở”. Hơn nửa, trong thực tiễn, quá trình định
hướng xã hội chủ nghĩa được thể hiện ngay trong sự vận động của các thành tố kinh tế thị trường, phản ánh xu thế phát triển tất yếu của kinh tế trong thời đại ngày nay, chứ đâu phải là sự gán ghép, chắp vá một cách
thô lậu, vụng về. Điều quyết định cơ bản là nếu
dưới chủ nghĩa tư bản, kinh tế
thị trường được xem là mục tiêu, thì dưới thể chế xã hội chủ nghĩa của chúng ta, nó chỉ là công cụ, là phương tiện
để thực hiện mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” mà thôi. Nói cách khác, Việt Nam không rơi vào sự
quyết định luận kinh tế mà
các thể chế tư sản hiện sử dụng kinh tế đang làm nhằm chiếm đoạt ngày
càng nhiều lợi nhuận cá nhân nhưng không bao giờ thỏa mãn lòng tham. Nếu bỏ định hướng xã hội chủ
nghĩa đi, thì nền kinh tế thị trường đơn giản chỉ là thứ kinh tế thị trường
hoang dã hay kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa. Điều đó càng chứng tỏ, Việt
Nam phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là một đòi hỏi
tất yếu, không phải là chuyện “Việt Nam phát triển kinh tế thị trường là quyết
tâm trượt sang con đường tư bản chủ nghĩa”.
Tóm
lại, Việt Nam phát triển
kinh tế thị trường tất yếu phải đặt dưới sự định hướng xã hội chủ nghĩa, tức là
kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, không rơi vào quyết định luận
kinh tế. Nó vừa là yêu cầu, vừa là nhu cầu, vừa là tất yếu, là thời cơ gắn liền
với thách thức đối với chúng ta trên con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội. Do
đó, tiến lên chủ nghĩa xã hội thông qua phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là phương hướng phát triển có tính
quy
luật của chủ nghĩa xã hội nói chung và là sự lựa chọn đúng đắn của cách
mạng Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Băng Vi
Nhận xét