CẦN NHẬN ĐỊNH ĐÚNG VỀ VAI TRÒ CỦA CHỦ NGHĨA XÃ HỘI HIỆN THỰC ĐỐI VỚI TIẾN TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA NHÂN LOẠI
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 mở
ra trang sử mới đối với nước Nga và tiến trình phát triển của nhân loại - thời
đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội trên phạm vi toàn thế giới.
Thắng lợi đó đã khai phá con đường đi lên chủ nghĩa xã hội cho toàn thể nhân
loại, đưa đến khả năng sáng tạo to lớn và cách mạng triệt để của giai cấp vô
sản cùng nhân dân lao động ở các nước trong cuộc đấu tranh tự giải phóng, thoát
khỏi ách áp bức, bóc lột của chế độ thực dân, đế quốc. Đồng thời, là “ngọn
đuốc” dẫn đường cho giai cấp vô sản vững tin bước lên vũ đài chính trị với tư
cách là giai cấp trung tâm của thời đại - “hạt nhân” của phong trào cách mạng
thế giới, đưa thời kỳ “bão táp cách mạng” từ châu Âu lan tỏa nhanh chóng và
mạnh mẽ sang châu Á, châu Phi và khu vực Mỹ La-tinh, làm cho giai cấp tư sản
run sợ, buộc phải lùi bước, xuống thang và thay đổi chính sách.
Với sự xuất hiện và tồn
tại gần 80 năm của nước Nga Xô viết, nhân loại đã được chứng kiến những biến đổi kỳ diệu của đời sống con người trên diện
tích khoảng một phần ba trái đất; chiến thắng oanh liệt của Hồng quân Liên xô
trước chủ nghĩa Phát Xít đã cứu loài người khỏi thảm họa phát xít, Liên Xô trở
thành thành trì hòa bình của thế giới… Và cho dù sự khủng hoảng và sụp đổ chủ nghĩa xã hội hiện
thực ở Liên Xô và các nước Đông Âu thì điều đó cũng không đồng nghĩa với cái
gọi là “sự sụp đổ chủ nghĩa xã hội”. Vì vậy, có thể nhận định về giá
trị to của chủ nghĩa xã hội hiện thực ở một
số góc độ sau :
Thứ nhất, chủ nghĩa xã hội hiện thực đã trở thành một mô hình của chế độ xã hội
mới, phát huy tác dụng đối với tiến trình phát triển nhân loại. Trong thời kỳ
chủ nghĩa xã hội giành được những thắng lợi vĩ đại, dân số các nước xã hội chủ
nghĩa đã chiếm đến 1/3 dân số thế giới, còn diện tích lãnh thổ cũng chiếm khoảng
1/3. Phong trào xây dựng chủ nghĩa xã hội ở các nước xã hội chủ nghĩa đã không
ngừng được phát huy, thúc đẩy sự phát triển kinh tế, chính tri, văn hóa và các
lĩnh vực khác. Sự phát triển nhanh chóng và mạnh mẽ của các nước xã hội chủ
nghĩa đã tạo ra một áp lực rất lớn đối với chủ nghĩa tư bản, buộc các nước tư
bản phải có sự điều chỉnh ở một mức độ nhất định trong việc cải thiện điều kiện
sinh hoạt, lao động, tiền lương của người lao động và giai cấp công nhân…. Với
sự xác lập và phát triển của chủ nghĩa xã hội thì tổ chức Đảng Cộng sản - đội
quân tiên phong của giai cấp công nhân trên thế giới cũng đã có những sự phát
triển lớn mạnh. Từng bước làm thay đổi tương quan so sánh lực lượng trên vũ đài
chính trị thế giới, tạo cơ sở làm suy yếu nền chính trị tư sản, cổ vũ và củng
cố niềm tin cho nhân dân yêu chuộng hòa bình trên thế giới vào sự nghiệp tiến
bộ nhân loại mà cuộc cách mạng tạo ra.
Thứ hai, sự tồn tại
và ảnh hưởng trên các phương diện kinh tế, chính trị, ngoại giao, quân sự của
các nước xã hội chủ nghĩa đã làm thay đổi cục diện chính trị thế giới. Ở một
mức độ nhất định, đã hạn chế được sự bành trướng trên phạm vi thế giới của chủ
nghĩa tư bản và chủ nghĩa bá quyền của các nước đế quốc. Lực lượng xã hội chủ
nghĩa đã tham gia vào hoạt động chính trị quốc tế, xuất phát từ lợi ích căn bản
của quần chúng nhân dân thế giới. Đứng vững trên lập trường bảo vệ hòa bình thế
giới và sự tiến bộ của nhân loại, phát huy những tác dụng tích cực, từng bước
một làm thất bại và sụp đổ mưu đồ cùng dã tâm của chủ nghĩa tư bản hòng nô dịch
nhân dân thế giới. Lực lượng xã hội chủ nghĩa cùng với nhân dân thế giới đã
giành được thắng lợi trong cuộc chiến tranh chống chủ nghĩa phát xít, đây là
một bằng chứng đầy sức thuyết phục về sức mạnh và tính ưu việt của chủ nghĩa xã
hội.
Thứ ba, lực lượng
xã hội chủ nghĩa đã kiên trì bảo vệ các dân tộc và nhân đàn bị áp bức, thúc đẩy
phong trào đấu tranh vì hòa bình và sự tiến bộ trên thế giới. Sự lớn mạnh của
chủ nghĩa xã hội đã thúc đẩy sự phát triển của phong trào đấu tranh giải phóng
các dân tộc ở châu Á, châu Phi và khu vực Mỹ Latinh, đả kích và làm tan rã hệ
thống chủ nghĩa thực dân đế quốc, làm co lại phạm vi thế lực của chủ nghĩa tư bản.
Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, hơn 100 nước thuộc địa của chủ nghĩa thực dân
đã giành được độc lập dân tộc, tự tìm con đường phát triển của chính mình. Các
nước xã hội chủ nghĩa luôn đứng bên cạnh và bảo vệ các nước đang phát triển,
trở thành một lực lượng chính trị lớn mạnh.
Thứ tư, trong giai
đoạn hiện nay, chủ nghĩa xã hội vẫn đang là mục tiêu, dẫn dắt nhân dân thế giới
hướng tới sự tiến bộ xã hội. Lý tưởng và niềm tin xã hội chủ nghĩa chẳng những
đã được thấm sâu trong ý thức hệ của quảng đại quần chúng nhân dân các nước xã
hội chủ nghĩa mà còn ngày càng có xu hướng thu phục niềm tin, ý tưởng của nhân
dân trên thế giới. Thực tiễn hiện nay cho thấy dù các nước chủ nghĩa xã hội không
nhiều song mục tiêu dân chủ, công bằng, bình đẳng, văn minh vẫn là cốt lõi của
hầu hết các quốc gia; Trung Quốc - mô hình xã hội chủ nghĩa cụ thể đã và đang
khẳng định sự phát triển mạnh mẽ trên các phương diện, thậm chí dự báo có khả
năng thay thế vị trí “cường quốc số 1 thế giới” về kinh tế của Mĩ trong một vài
năm tới. Và đặc biệt là Việt Nam - một quốc gia đất không rộng, người không
đông song chính con đường đi lên chủ nghĩa xã hội là mục tiêu đã đưa Việt Nam
từ một nước thuộc địa phụ thuộc trở thành nước độc lập, phát triển luôn hướng
tới tính bền vững, lấy mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn
minh” để lựa chọn. Và điều đó cũng đồng nghĩa rằng, chừng nào mà chủ nghĩa tư
bản còn tồn tại với bản chất bóc lột, thống trị, xâm lược phản động thì chừng
đó còn cần đến vũ khí tư tưởng lý luận cũng như cần đến phong trào xã hội chủ
nghĩa. Nhờ sự nhất quán lập trường của chủ nghĩa xã hội là thực hiện sự thúc đẩy
hòa bình và phát triển nên đã trở thành ngọn cờ của thời đại, luôn có ảnh hưởng
tới quá trình phát triển của lịch sử thế giới và mãi về sau này nó vẫn là ngọn
cờ dẫn dắt nhân dân thế giới tiến lên phía trước.
Những thập kỷ 80, 90
của thế kỷ XX, nhân loại phải chứng kiến sự khủng hoảng và sụp đổ của chủ nghĩa
xã hội hiện thực ở Liên Xô và các nước Đông Âu. Thực tiễn đó khiến cho những kẻ
cơ hội lợi dụng chống phá, chúng cho rằng “đó là sự sụp đổ của chủ nghĩa xã
hội”? Cần khẳng định rằng luận điểm trên là hoàn toàn sai lầm. Bởi sự khủng
hoảng và sụp đổ của chủ nghĩa xã hội hiện thực ở Liên Xô và các nước Đông Âu
không phải là "sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội" mà đó chỉ là sự khủng
hoảng và sụp đổ của một mô hình cụ thể của chủ nghĩa xã hội trong tiến trình
phát triển lịch sử của nó. Bởi vì, chủ nghĩa xã hội không có một mô hình khuôn
mẫu cho mọi quốc gia, và trong quá trình phát triển của bất kỳ một sự vật, hiện
tượng, yếu tố nào luôn diễn ra trong sự chi phối, đan xen tác động của rất
nhiều nhân tố, rất nhiều khuynh hướng khác nhau thậm chí đối lập nhau, nếu như
sự vận dụng không phù hợp, linh hoạt với điều kiện thực tiễn thì sẽ bị đào
thải. Sự khủng hoảng của các nước Đông Âu và sự tan rã của Liên Xô chỉ là sự
sụp đổ của một mô hình cụ thể trên tiến trình phát triển tất yếu của xu hướng
vận động của lịch sử. Sự khủng hoảng và sụp đổ đó đã cho chúng ta bài học sâu
sắc rằng: nếu xa rời chủ nghĩa Mác – Lênin, xã rời những nguyên tắc cơ bản của
Đảng cộng sản, không giữ vững bản chất giai cấp công nhân của Đảng thì khủng
hoảng là tất yếu.
Yên Chi
Nhận xét