TỪ VIỆC SUY DIỄN NỘI DUNG CUỐN SÁCH ĐẾN XUYÊN TẠC, MIỆT THỊ CHẾ ĐỘ
Cuối tháng 8 vừa qua, Cục Xuất bản, in và phát hành (Bộ Thông tin và
Truyền thông) đã có công văn gửi Sở Thông tin và Truyền thông các tỉnh, thành
phố đề nghị kiểm tra, rà soát và thu hồi cuốn sách “Gạc Ma - vòng tròn bất
tử”.
Tuy
nhiên, lợi dụng sự quan tâm từ người đọc, các thế lực xấu tiếp tục tìm cách
xuyên tạc bản chất sự việc, đưa ra những thông tin nhằm miệt thị chế độ. Nhiều
trang mạng nước ngoài suy diễn rằng, do đây là vấn đề nhạy cảm mà “cộng sản
đang tìm cách bưng bít, che đậy” nên đã cấm đoán, thu hồi cuốn sách.
Công
văn của Cục Xuất bản, in và phát hành bị suy diễn thành “công văn bịt mồm”,
ngăn cản tự do ngôn luận, tự do tiếp cận thông tin. Một số trường hợp còn đăng
tải trên facebook, nói rằng hành động thu hồi cuốn sách trong thời đại công
nghệ thông tin là kiểu quản lý lạc hậu, bảo thủ và cho thấy “sự lo sợ của chính
quyền”. Số này đăng trên trang facebook kêu gọi mọi người hãy săn lùng để
đọc sách và hứa sẽ tìm cách in ấn, gửi tặng sách, chỉ cần cung cấp tên, địa chỉ
trên phần comment của bài viết đăng trên facebook đó.
Về
nội dung do Thiếu tướng Lê Mã Lương đề cập trong cuốn sách bị các đối tượng suy
diễn là đang có “đấu đá nội bộ”. Nó là nhân chứng sống, là “đứa con thoát thai
từ trong lòng của cộng sản, nói lên sự thật của chính chế độ mà ông ta tôn thờ
phục vụ hàng bao nhiêu chục năm”. Từ việc miệt thị, họ tung hứng “đây là một sự
kiện hy hữu, và có lẽ đây cũng là điềm báo ngày suy tàn của chế độ cộng sản
Việt Nam”...
Một
số trang mạng xã hội đả kích rằng, cuốn sách “Gạc Ma – vòng tròn bất tử” bị cấm
phát hành vì “các tướng tranh luận thô bạo, mạt sát lẫn nhau, chỉ vì một chữ
“trước” có hay không có trong câu “không được nổ súng” hay “không được nổ súng
trước”. Bằng những câu từ như “Gạc Ma – vòng tròn bất tử hay bức tử”, một số
bài viết tìm cách suy diễn vấn đề “nổ súng” trong cuốn sách rồi tùy tiện xuyên
tạc, đả kích quan điểm, đường lối quân sự, ngoại giao của lãnh đạo Đảng, Nhà
nước ta.
Các
đối tượng tìm cách liệt kê, xâu chuỗi một số sự kiện trong chiến tranh biên
giới Việt – Trung cũng như diễn biến tại Hoàng Sa, Trường Sa trong thế kỷ
trước, mượn lời của một số đối tượng phản động lấy danh nghĩa “nghiên cứu lịch
sử”, từ đó cải sửa, đưa đẩy vấn đề sai lệch bản chất rồi nhằm vào cá nhân lãnh
đạo Đảng, Nhà nước trong thời kỳ đó để đả kích, nguyền rủa.
Chiêu
bài này rất nguy hiểm vì nếu người đọc thiếu hiểu biết, thiếu nhận thức sẽ bị
các đối tượng đẩy vấn đề từ sai lệch bản chất vụ việc ở Gạc Ma đến kích động
quan điểm, tư tưởng thù hận chế độ dưới danh nghĩa “kêu gọi lòng tự tôn dân
tộc, lòng xả thân vì Tổ quốc”.
Rõ
ràng, việc mượn cớ những sự kiện lịch sử để xuyên tạc sự thật rồi phê phán,
miệt thị cá nhân các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, chỉ trích, nguyền rủa
chế độ là một trong những thủ đoạn mà các thế lực thù địch đã, đang tìm cách
lợi dụng chống phá nhằm thực hiện âm mưu “diễn biến hòa bình”.
Trong
khi đó, những vấn đề này lại thường thu hút sự chú ý của dư luận. Khi một cuốn
sách, một ấn phẩm xuất bản hay báo chí bị đình bản, thu hồi do liên quan đến
nội dung lịch sử, nhiều người thường có tâm lý tò mò tìm hiểu thông tin, còn
các thế lực thù địch lại lợi dụng tâm lý đó để tự tung tự tác.
Trong
công nghệ số, với sức lan tỏa mạnh mẽ từ mạng xã hội, người dân rất dễ bị tiêm
nhiễm thông tin sai lệch, nguy hiểm như vậy. Do đó, cùng việc kịp thời đưa ra
những thông tin cụ thể, rõ ràng từ cơ quan quản lý Nhà nước thì việc nêu cao ý
thức cảnh giác cho mọi người là hết sức cần thiết.
Nhận xét