NHẬN THỨC SÂU SẮC HƠN VỀ NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM QUA BÀI VIẾT CỦA ĐỒNG CHÍ TỔNG BÍ THƯ NGUYỄN PHÚ TRỌNG
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa được xác định là mô hình kinh tế tổng quát trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội của nước ta. Trải qua hơn 35 năm đổi mới đất nước, nhận thức về nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ngày càng sáng rõ và đầy đủ hơn trong đó qua bài viết của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong tác phẩm “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam” nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa được thể hiện:
Một là, về quan niệm: “Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa là nền kinh tế thị trường hiện đại, hội nhập quốc tế, vận hành đầy đủ,
đồng bộ theo các quy luật của kinh tế thị trường, có sự quản lý của nhà nước
pháp quyền xã hội chủ nghĩa, do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo; bảo đảm định
hướng xã hội chủ nghĩa, nhằm mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng,
dân chủ, văn minh”. Đó là một kiểu kinh tế thị trường mới trong lịch sử phát
triển của kinh tế thị trường; một kiểu tổ chức kinh tế vừa tuân theo những quy
luật của kinh tế thị trường vừa dựa trên cơ sở và được dẫn dắt, chi phối bởi
các nguyên tắc và bản chất của chủ nghĩa xã hội, thể hiện trên cả ba mặt: Sở
hữu, tổ chức quản lý và phân phối. Đây không phải là nền kinh tế thị trường tư
bản chủ nghĩa và cũng chưa phải là nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa đầy
đủ (vì nước ta còn đang trong thời kỳ quá độ).
Hai là, về sở hữu và thành phần
kinh tế
“Trong nền kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa có nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế. Các
thành phần kinh tế hoạt động theo pháp luật đều là bộ phận hợp thành quan trọng
của nền kinh tế, bình đẳng trước pháp luật cùng phát triển lâu dài, hợp tác và
cạnh tranh lành mạnh. Trong đó, kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo; kinh tế
tập thể, kinh tế hợp tác không ngừng được củng cố và phát triển; kinh tế tư
nhân là một động lực quan trọng của nền kinh tế; kinh tế có vốn đầu tư nước
ngoài được khuyến khích phát triển phù hợp với chiến lược, quy hoạch phát triển
kinh tế - xã hội.”
Ba là, về quan hệ phân phối bảo
đảm công bằng và tạo động lực cho phát triển; thực hiện chế độ phân phối chủ
yếu theo kết quả lao động, hiệu quả kinh tế, đồng thời theo mức đóng góp vốn cùng
các nguồn lực khác và phân phối thông qua hệ thống an sinh xã hội, phúc lợi xã
hội. Nhà nước quản lý nền kinh tế bằng pháp luật, chiến lược, quy hoạch, kế
hoạch, chính sách và lực lượng vật chất để định hướng, điều tiết, thúc đẩy phát
triển kinh tế - xã hội.
Đặc biệt, thông qua bài viết, Tổng
Bí thư nhẫn mạnh: “Một đặc trưng cơ bản, một thuộc tính quan trọng của định
hướng xã hội chủ nghĩa trong kinh tế thị trường ở Việt Nam là phải gắn kinh tế
với xã hội, thống nhất chính sách kinh tế với chính sách xã hội, tăng trưởng
kinh tế đi đôi với thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước,
từng chính sách và trong suốt quá trình phát triển. Điều đó có nghĩa là: không
chờ đến khi kinh tế đạt tới trình độ phát triển cao rồi mới thực hiện tiến bộ và
công bằng xã hội, càng không "hy sinh" tiến bộ và công bằng xã hội để
chạy theo tăng trưởng kinh tế đơn thuần. Trái lại, mỗi chính sách kinh tế đều
phải hướng tới mục tiêu phát triển xã hội; mỗi chính sách xã hội phải nhằm tạo
ra động lực thúc đẩy phát triển kinh tế; khuyến khích làm giàu hợp pháp phải đi
đôi với xoá đói, giảm nghèo bền vững, chăm sóc những người có công, những người
có hoàn cảnh khó khăn. Đây là một yêu cầu có tính nguyên tắc để bảo đảm sự phát
triển lành mạnh, bền vững, theo định hướng xã hội chủ nghĩa”.
Trong công cuộc đổi mới, việc phát
triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đã thực sự đem lại
những thay đổi to lớn, rất tốt đẹp cho đất nước trong 35 năm qua. Điều này được
Tổng Bí thư chứng minh cụ thể, đầy sức thuyết phục thông qua những dẫn chứng ở
phần cuối bài viết. Chúng ta có quyền tin tưởng, hy vọng và quyết tâm dưới sự lãnh
đạo của Đảng, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta sớm đưa đất nước hoàn thành thắng
lợi mọi mục tiêu kinh tế xã hội “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn
minh”./.
Nhận xét