PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA BÁO CHÍ CÁCH MẠNG TRONG CHỐNG CHIẾN LƯỢC “ DIỄN BIẾN HÒA BÌNH”
Trên mặt trận phòng, chống chiến lược
“diễn biến hòa bình”, Đảng ta luôn coi trọng, đánh giá cao vai trò của đội ngũ
những người làm báo. Bác Hồ từng nói: “Cán bộ báo chí cũng là chiến sĩ cách mạng.
Cây bút, trang giấy là vũ khí sắc bén của họ”. Ở nước ta, báo chí luôn được đặt
dưới sự lãnh đạo của Đảng, là công cụ tin cậy của Đảng, Nhà nước trong việc
tuyên truyền, động viên toàn dân thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của
Đảng và Nhà nước hướng tới các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, tăng cường
quốc phòng, an ninh, giữ vững ổn định chính trị để đảm bảo cho đất nước và người
dân một môi trường phát triển hòa bình, thuận lợi.
Hiện nay, trong bối cảnh mới của sự mở
rộng giao lưu và hợp tác quốc tế, vấn đề đấu tranh chống các quan điểm sai
trái, thù địch, làm thất bại âm mưu, thủ đoạn “diễn biến hoà bình” của địch trở
nên hết sức phức tạp. Trong chiến lược “diễn biến hoà bình” chống phá cách mạng
nước ta, các thế lực thù địch luôn xác định tiến công trên lĩnh vực văn hoá tư
tưởng là một “mũi đột phá”, là “vũ khí lợi hại”. Sức mạnh của các phương tiện
truyền thông hiện đại, của báo chí, mạng Internet được chúng triệt để sử dụng vào việc
truyền bá các quan điểm thù địch, sai trái, xuyên tạc, công kích chủ nghĩa Mác
- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, quan điểm, chính sách của Đảng và Nhà
nước nhằm phá vỡ trận địa tư tưởng vô sản, thủ tiêu sự lãnh đạo của Đảng Cộng
sản Việt Nam. Chúng còn trực tiếp tiến công vào báo chí cách mạng, vào những
nhà báo cách mạng. Với chiêu bài “tự do ngôn luận”, “tự do báo chí”, chúng vu
cáo Đảng và Nhà nước ta vi phạm quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí hòng làm
cho báo chí tách rời sự lãnh đạo của Đảng, làm cho các nhà báo mất phương hướng
chính trị, mất sức chiến đấu trong hoạt động báo chí của mình. Đòn tiến công
này thật sự nguy hiểm đối với sự nghiệp cách mạng và đối với sự phát triển của
báo chí nước ta.
Phản bác có hiệu quả những thông tin,
quan điểm sai trái, phản động, thù địch, bảo vệ vững chắc trận địa tư tưởng của
Đảng phải là một trong những nhiệm vụ chủ yếu của báo chí cách mạng hiện nay.
Tuy nhiên, thực tế vẫn còn tình hình “Một số cơ quan báo chí thiếu nhạy bén
chính trị, chưa làm rõ chức năng tư tưởng, văn hoá, có biểu hiện xa rời sự lãnh
đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước, xa rời tôn chỉ, mục đích, thông tin
không trung thực, thiếu chính xác”. Một số báo mặc dù có số lượng phát hành
tương đối lớn, nhưng lại không thực sự “vào cuộc” trong đấu tranh. Khuynh hướng
“tư nhân hoá”, “thương mại hoá” báo chí, và xu hướng lợi dụng báo chí của các
thế lực thù địch ngày càng tăng, làm cho cuộc đấu tranh chống các quan điểm thù
địch, sai trái càng trở nên phức tạp.
Tính chất nguy hại của “diễn biến hoà
bình”, yêu cầu của sự nghiệp cách mạng nước ta trong tình hình mới đòi hỏi tất
yếu báo chí chúng ta phải tích cực và nâng cao hiệu quả đấu tranh chống các
quan điểm sai trái, thù địch, phải thật sự là “vũ khí sắc bén trong sự nghiệp
phò chính trừ tà” như Chủ tịch Hồ Chí Minh từng giáo huấn. Hơn lúc nào hết, nhà
báo cách mạng, dù làm việc trong bất cứ một cơ quan báo chí nào cũng đều phải
là “chiến sĩ anh dũng” trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, phải “làm
tốt chức năng tuyên truyền…, phê phán các hiện tượng tiêu cực, uốn nắn những
nhận thức lệch lạc, đấu tranh chống các quan điểm sai trái; nâng cao tính chân
thật, tính giáo dục và tính chiến đấu của thông tin”.
Trong tình hình
mới, báo chí chúng ta cần quán triệt sâu sắc và thực hiện tốt hơn nữa quan điểm
của Đảng: phải nắm vững và tuyên truyền sâu rộng, kịp thời, có hiệu quả đường
lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, bám sát nhiệm vụ
công tác tư tưởng, tích cực tuyên truyền, cổ vũ thành tựu của công cuộc đổi
mới….; đấu tranh phản bác có hiệu quả những thông tin, quan điểm sai trái, phản
động, thù địch, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng. Bởi đây là một chức năng, nhiệm vụ của
báo chí cách mạng, của mọi nhà báo. Mọi tờ báo, báo đọc, báo hình, hay báo nói
đều phải “vào cuộc”, không thể vì lý do nào đó mà “đứng ngoài cuộc”, đặc biệt
là những tờ báo có số lượng độc giả đông.
Để phát huy vi trò của báo chí trong chống chiến lược “diễn
biến hoà bình” thì vấn đề hết sức quan
trọng đối với những người làm báo là cái tâm phải sáng, thực sự vì nước, vì dân; phải có bản lĩnh
vững vàng và con mắt tinh tường nhận thức đúng đắn, rõ ràng và biết đấu tranh
bác bỏ, làm phá sản âm mưu của những kẻ tung ra các quan điểm thù địch, sai
trái bằng những tác phẩm báo chí sắc sảo,
có tính chiến đấu cao, có cơ sở lý luận và thực tiễn thuyết phục, được dư luận
đồng tình, ủng hộ.
Nhận xét