NGOẠI GIAO " CÂY TRE VIỆT NAM" LÀ "GỐC VỮNG, THÂN CHẮC, CÀNH UYỂN CHUYỂN" CHỨ KHÔNG PHẢI LÀ KIỂU MỀM NẮN RẮN BUÔNG!

 Sau Hội nghị Đối ngoại toàn quốc do Ban Bí thư Trung ương Đảng tổ chức để triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII cho đến nay, các thế lực thù địch, phản động, cơ hội chính trị vẫn đang gia tăng tấn công xuyên tạc, chống phá đường lối đối ngoại của Việt Nam. Cụ thể là trên blog Tiếng Dân News gần đây đã đăng tải bài viết của Trân Văn “Đối ngoại như thế là…vì thế”. Bài viết là tập hợp hàng loạt luận điệu sai trái, không chính xác về công tác đối ngoại của Việt Nam. Trong đó, Trần Văn tập trung xuyên tạc ý kiến chỉ đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu tại Hội nghị “đối ngoại của đảng, ngoại giao nhà nước, đối ngoại nhân dân và của cả hệ thống chính trị” phải biết... “mềm nắn, rắn buông”. Đồng thời, xuyên tạc chỉ đạo của Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc: “Sau Hội nghị Đối ngọai toàn quốc, khi trao quyết định phong hàm đại sứ cho 26 viên chức ngoại giao, ông Phúc dặn những viên chức này nói riêng và ngành ngoại giao nói chung phải phát huy vai trò... “tai, mắt”, “ăng ten”.  

Như chúng ta đã biết, đối nội và đối ngoại là hai chức năng cơ bản của một quốc gia, một dân tộc trong quá hình thành và phát triển. Hai chức năng này có mối quan hệ biện chứng với nhau, thực hiện tốt chức năng đối nội sẽ tạo điều kiện thuận lợi để thực hiện tốt chức năng đối ngoại và ngược lại. Ngày nay, trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế và toàn cầu hóa sâu rộng, đối ngoại trở thành một trong những động lực cho sự phát triển của mỗi quốc gia.

Sinh thời, chủ tịch Hồ Chí Minh đã đặt nền mỏng cho ngoại giao Việt Nam với những tư tưởng cơ bản như sau: Đề cao các quyền dân tộc cơ bản, bao gồm độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, chủ quyền quốc gia, toàn vẹn lãnh thổ, thống nhất đất nước, hòa bình và chống chiến tranh xâm lược; ngoại giao “phải luôn luôn vì lợi ích của dân tộc mà phục vụ”; độc lập tự chủ, tự lực tự cường phải gắn liền với đoàn kết và hợp tác quốc tế, theo đó Việt Nam sẵn sàng “làm bạn với tất cả mọi nước dân chủ và không gây thù oán với một ai”... Về phương pháp, Người xác định ngoại giao phải là một mặt trận, một binh chủng hợp thành của cách mạng Việt Nam, kết hợp nhuần nhuyễn “vừa đánh vừa đàm”, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại để tạo nên sức mạnh tổng hợp to lớn. Người đặc biệt đề cao “dĩ bất biến, ứng vạn biến”, lấy cái không thể thay đổi để ứng phó với muôn sự thay đổi, giữ vững tính nguyên tắc, kiên định, vững chắc của mục tiêu chiến lược với tính linh hoạt, uyển chuyển của sách lược cách mạng.  

Vận dụng sáng tạo những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lê nin, kế thừa và phát huy truyền thống, bản sắc đối ngoại, ngoại giao và văn hóa dân tộc, tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hóa thế giới và tư tưởng tiến bộ của thời đại, Đảng ta đã xây dựng nên một trường phái đối ngoại và ngoại giao rất đặc sắc và độc đáo của thời đại Hồ Chí Minh, mang đậm bản sắc "cây tre Việt Nam", "gốc vững, thân chắc, cành uyển chuyển", thấm đượm tâm hồn, cốt cách và khí phách của dân tộc Việt Nam. “Đó là: Mềm mại, khôn khéo, nhưng rất kiên cường, quyết liệt; linh hoạt, sáng tạo nhưng rất bản lĩnh, kiên định, can trường trước mọi thử thách, khó khăn vì độc lập dân tộc, vì tự do, hạnh phúc của nhân dân. Đoàn kết, nhân ái, nhưng kiên quyết, kiên trì bảo vệ lợi ích quốc gia - dân tộc. Biết nhu, biết cương; biết thời, biết thế; biết mình, biết người; biết tiến, biết thoái, "tùy cơ ứng biến", "lạt mềm buộc chặt", "mềm nắn rắn buông” (trích phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại  Hội nghị Đối ngoại toàn quốc diễn ra ở Hà Nội sáng 14-12-2021).  Chỉ thị số 25-CT/TW về đẩy mạnh và nâng tầm đối ngoại đa phương đến năm 2030 yêu cầu, tiếp tục quán triệt sâu sắc và thực hiện đúng đắn đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hợp tác và phát triển; đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế sâu rộng, vì lợi ích quốc gia - dân tộc; vừa hợp tác, vừa đấu tranh, vận dụng đúng đắn quan điểm về "đối tượng", "đối tác"; tăng cường hợp tác, tiếp tục tạo thế đan xen lợi ích chiến lược giữa nước ta với các nước, ngăn ngừa xung đột, tránh đối đầu, bị cô lập, phụ thuộc. Trong việc bảo đảm môi trường hòa bình, một trong những yêu cầu then chốt là phải luôn kiên trì, bình tĩnh, sáng suốt, khôn khéo, xử lý đúng đắn các mối quan hệ đối ngoại, trong đó có vấn đề chủ quyền, lãnh thổ. Trong triển khai công tác đối ngoại thực hiện "kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại", phương châm "dĩ bất biến ứng vạn biến"; giữ "trái tim nóng, cái đầu lạnh" và "kiên quyết, kiên trì" để xử lý các thách thức đối ngoại, tranh thủ điểm đồng về lợi ích để thúc đẩy hợp tác và phát triển trên cơ sở bảo vệ lợi ích quốc gia - dân tộc và tôn trọng luật pháp quốc tế.

Hiện nay, sau 35 năm đổi mới, như Đảng ta nhận định "Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín như ngày nay”. Vì thế, trong đối ngoại cũng phải thể hiện tiếng nói mạnh mẽ hơn và lập trường đối ngoại tích cực hơn; đẩy mạnh đổi mới tư duy, mạnh dạn đột phá, sáng tạo trong công tác, tìm ra cách làm mới, mở rộng ra các lĩnh vực mới, tìm kiếm các đối tác mới, hướng đi mới. Đổi mới phải trên cơ sở giữ vững nguyên tắc, chắc chắn, thận trọng, kiên định mục tiêu và chân thành, khiêm tốn.

Thế nhưng, do không nắm rõ quan điểm của Đảng và Nhà nước, hoặc do ý muốn chủ quan của mình mà trong bài viết, Trần Văn đã tráo trở, lập lờ, nhận định rằng “đối ngoại của đảng, ngoại giao nhà nước, đối ngoại nhân dân và của cả hệ thống chính trị” phải biết... “mềm nắn, rắn buông”. Đây là sự bịa đặt, xuyên tạc đường lối, chính sách đối ngoại của Đảng, Nhà nước cũng như thành tựu của đất nước dưới sự lãnh đạo của Đảng.

Tính đến nay, nước ta đã có quan hệ ngoại giao với 189 nước trong tổng số 193 quốc gia thành viên Liên hợp quốc; trong đó, 3 nước có “quan hệ đặc biệt”, 17 nước “đối tác chiến lược” và 13 nước “đối tác toàn diện”. Trên bình diện đa phương, Việt Nam là thành viên tích cực và có trách nhiệm của hơn 70 tổ chức, diễn đàn quốc tế quan trọng, như Liên hợp quốc, ASEAN, APEC, ASEM, WTO...  đây thực sự là những con số biết nói – những con số chứng minh chính sách đối ngoại của Việt Nam hoàn toàn đúng đắn và chính xác. Và cũng là bằng chứng sinh động, thuyết phục đập tan những luận điệu xuyên tạc, sai trái, của các thế lực thù địch về đường lối đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta.                 

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

LIỆU NGÀY NAY GIAI CẤP CÔNG NHÂN CÓ CÒN BỊ BÓC LỘT?

HIỂU ĐÚNG NGHĨA CỤM TỪ “DÂN GIÀU, NƯỚC MẠNH, DÂN CHỦ, CÔNG BẰNG, VĂN MINH”

BỆNH KINH NGHIỆM, GIÁO ĐIỀU VÀ CÁCH KHẮC PHỤC