LUẬN ĐIỆU XUYÊN TẠC HỆ LỤY TỪ CUỘC CHIẾN CHỐNG THAM NHŨNG Ở VIỆT NAM
Những năm qua, với quyết
tâm xây dựng Đảng “là đạo đức, là văn minh”, thực sự vì lợi ích của nhân dân và
quốc gia, dân tộc, Ban chấp hành Trung ương Đảng đã đẩy mạnh cuộc chiến chống tham
nhũng, tiêu cực, nhất là trong một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên. Chính sự
quyết tâm trong cuộc chiến chống tham nhũng của Đảng, Nhà nước Việt Nam đã củng
cố niềm tin trong Nhân dân và đó cũng chính là động lực thúc đẩy sự phát triển
kinh tế - xã hội. Phát biểu trong cuộc họp của Thường trực Ban Chỉ đạo Trung
ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực ngày 18/11/2022, Tổng Bí thư Nguyễn
Phú Trọng, Trưởng Ban Chỉ đạo đã nhấn mạnh: “Càng đẩy mạnh đấu tranh phòng, chống
tham nhũng, tiêu cực, Đảng của chúng ta càng mạnh lên, càng củng cố, tăng cường
niềm tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước và chế độ, làm cho bộ máy trong sạch,
siết chặt kỷ luật, kỷ cương, góp phần quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế -
xã hội, giữ vững ổn định chính trị, tăng cường quốc phòng, an ninh và đối ngoại”
Dưới sự lãnh đạo đúng đắn, sáng suốt của Đảng, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, trong đó có sự ủng hộ của nhân dân, cuộc chiến này đã có chuyển biến tích cực, rõ rệt và mang lại những thành quả quan trọng. Tuy vậy, lợi dụng vấn đề này, các thế lực thù địch lại rêu rao nhiều luận điệu xuyên tạc, điển hình như chúng cho rằng “chống tham nhũng làm ảnh hưởng xấu đến kinh tế Việt Nam”. Đài VOA tiếng đã rêu rao, chiến dịch chống tham nhũng của Việt Nam làm tê liệt chuỗi cung ứng đầu tư, có thể ảnh hưởng đến đầu tư trực tiếp nước ngoài, giảm xuất khẩu,...
Cần phải nhận thấy rằng, tham nhũng không chỉ hủy hoại uy tín, danh dự của lực lượng cầm quyền, lãnh đạo đất nước mà còn là tệ nạn kéo lùi sự phát triển kinh tế của một quốc gia. Bởi lẽ, khi tham nhũng trở thành vấn nạn, thì một nguồn lực vật chất thay vì để phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, thực hiện an sinh xã hội của đất nước lại trở thành “miếng mồi béo bở” rơi vào túi một số ít cá nhân vụ lợi, suy thoái đạo đức, lối sống, gây thất thoát nghiêm trọng tài sản công, bào mòn ngân sách nhà nước, từ đó, làm suy giảm sự phát triển kinh tế. Không những thế, tình trạng tham nhũng nếu mang tính rộng, sẽ làm thui chột động lực học tập, lao động, cống hiến cho xã hội của một bộ phận lực lượng lao động, nhất là thế hệ trẻ - những người làm chủ tương lai đất nước.
Tham nhũng, tiêu cực còn đe dọa sự ổn định, an ninh xã hội, đây cũng là nguyên nhân dễ dẫn đến mất an ninh chính trị. Nếu một quốc gia, tình hình an ninh chính trị bất ổn, thì các đối tác nước ngoài sẽ ít mạnh dạn đầu tư. Vì vậy, nếu cho rằng chiến dịch chống tham nhũng của Việt Nam làm tê liệt chuỗi cung ứng đầu tư, ảnh hưởng đến đầu tư trực tiếp nước ngoài, giảm xuất khẩu,... thì dường như đang nói ngược. Thực tiễn cho thấy, năm 2022 là năm thứ 7 Việt Nam xuất siêu 11,2 tỷ USD. Tổng kim ngạch xuất - nhập khẩu năm 2022 là 732.5 tỷ USD, tăng 9.5% so với năm 2021. Xuất nhập khẩu hàng hóa trong 3 tháng đầu năm 2023 đạt 154,27 tỷ USD; trong đó, xuất khẩu đạt 79,17 tỷ USD, nhập khẩu đạt 75,1 tỷ USD. Với kết quả này, cán cân thương mại tiếp tục nghiêng về xuất siêu với 4,07 tỷ USD.
Như vậy, cuộc chiến chống tham nhũng đi vào thực chất đã và đang nhận được sự ủng hộ tích cực từ phía người dân, chính là động lực hướng tới mục tiêu xây dựng một xã hội thực sự trong sạch, vì quyền lợi của mọi người dân, vì lợi ích của quốc gia dân tộc. Quan điểm trong cuộc chiến chống tham nhũng, tiêu cực của Đảng, Nhà nước Việt Nam rất rõ ràng, những đối tượng tham nhũng thì phải chịu trách nhiệm trước pháp luật. Đồng thời, Nhà nước tạo điều kiện, khuyến khích mọi cá nhân, tổ chức trong xã hội tích cực thúc đẩy các hoạt động sản xuất, kinh doanh, thu hút đầu tư, tạo môi trường lành mạnh, trong sạch trong cả đầu tư công và môi trường đầu tư tư nhân. Do đó, không thể cho rằng vì lý do chống tham nhũng nên nhiều cá nhân sợ không dám làm, ảnh hưởng đến môi trường đầu tư, tác động đến các chuỗi cung ứng trong kinh tế. Luận điệu “chống tham nhũng làm ảnh hưởng xấu đến kinh tế” là hoàn toàn sai trái.
Yên Chi
Dưới sự lãnh đạo đúng đắn, sáng suốt của Đảng, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, trong đó có sự ủng hộ của nhân dân, cuộc chiến này đã có chuyển biến tích cực, rõ rệt và mang lại những thành quả quan trọng. Tuy vậy, lợi dụng vấn đề này, các thế lực thù địch lại rêu rao nhiều luận điệu xuyên tạc, điển hình như chúng cho rằng “chống tham nhũng làm ảnh hưởng xấu đến kinh tế Việt Nam”. Đài VOA tiếng đã rêu rao, chiến dịch chống tham nhũng của Việt Nam làm tê liệt chuỗi cung ứng đầu tư, có thể ảnh hưởng đến đầu tư trực tiếp nước ngoài, giảm xuất khẩu,...
Cần phải nhận thấy rằng, tham nhũng không chỉ hủy hoại uy tín, danh dự của lực lượng cầm quyền, lãnh đạo đất nước mà còn là tệ nạn kéo lùi sự phát triển kinh tế của một quốc gia. Bởi lẽ, khi tham nhũng trở thành vấn nạn, thì một nguồn lực vật chất thay vì để phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, thực hiện an sinh xã hội của đất nước lại trở thành “miếng mồi béo bở” rơi vào túi một số ít cá nhân vụ lợi, suy thoái đạo đức, lối sống, gây thất thoát nghiêm trọng tài sản công, bào mòn ngân sách nhà nước, từ đó, làm suy giảm sự phát triển kinh tế. Không những thế, tình trạng tham nhũng nếu mang tính rộng, sẽ làm thui chột động lực học tập, lao động, cống hiến cho xã hội của một bộ phận lực lượng lao động, nhất là thế hệ trẻ - những người làm chủ tương lai đất nước.
Tham nhũng, tiêu cực còn đe dọa sự ổn định, an ninh xã hội, đây cũng là nguyên nhân dễ dẫn đến mất an ninh chính trị. Nếu một quốc gia, tình hình an ninh chính trị bất ổn, thì các đối tác nước ngoài sẽ ít mạnh dạn đầu tư. Vì vậy, nếu cho rằng chiến dịch chống tham nhũng của Việt Nam làm tê liệt chuỗi cung ứng đầu tư, ảnh hưởng đến đầu tư trực tiếp nước ngoài, giảm xuất khẩu,... thì dường như đang nói ngược. Thực tiễn cho thấy, năm 2022 là năm thứ 7 Việt Nam xuất siêu 11,2 tỷ USD. Tổng kim ngạch xuất - nhập khẩu năm 2022 là 732.5 tỷ USD, tăng 9.5% so với năm 2021. Xuất nhập khẩu hàng hóa trong 3 tháng đầu năm 2023 đạt 154,27 tỷ USD; trong đó, xuất khẩu đạt 79,17 tỷ USD, nhập khẩu đạt 75,1 tỷ USD. Với kết quả này, cán cân thương mại tiếp tục nghiêng về xuất siêu với 4,07 tỷ USD.
Như vậy, cuộc chiến chống tham nhũng đi vào thực chất đã và đang nhận được sự ủng hộ tích cực từ phía người dân, chính là động lực hướng tới mục tiêu xây dựng một xã hội thực sự trong sạch, vì quyền lợi của mọi người dân, vì lợi ích của quốc gia dân tộc. Quan điểm trong cuộc chiến chống tham nhũng, tiêu cực của Đảng, Nhà nước Việt Nam rất rõ ràng, những đối tượng tham nhũng thì phải chịu trách nhiệm trước pháp luật. Đồng thời, Nhà nước tạo điều kiện, khuyến khích mọi cá nhân, tổ chức trong xã hội tích cực thúc đẩy các hoạt động sản xuất, kinh doanh, thu hút đầu tư, tạo môi trường lành mạnh, trong sạch trong cả đầu tư công và môi trường đầu tư tư nhân. Do đó, không thể cho rằng vì lý do chống tham nhũng nên nhiều cá nhân sợ không dám làm, ảnh hưởng đến môi trường đầu tư, tác động đến các chuỗi cung ứng trong kinh tế. Luận điệu “chống tham nhũng làm ảnh hưởng xấu đến kinh tế” là hoàn toàn sai trái.
Yên Chi
Nhận xét