VẤN ĐỀ LỢI ÍCH DÂN TỘC TRONG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
Quá trình ra đi tìm đường
cứu nước, người thanh niên Nguyễn Tất Thành đã xác định rõ, đối với một người
dân mất nước thì lợi ích dân tộc cao nhất là: Độc lập - Tự do. Khi đã giác ngộ
chủ nghĩa Mác-Lênin, trở thành một chiến sĩ của phong trào cộng sản và công
nhân quốc tế, Người luôn khẳng định: “Vì tự do cho đồng bào tôi, độc lập cho Tổ
quốc tôi”. Theo đó, Người luôn kiên định tư tưởng lợi ích dân tộc là vấn đề đầu
tiên, trước tiên của cách mạng, thể hiện sự nhạy bén về mặt chính trị và bản
lĩnh của người cộng sản đã vượt qua mọi rào cản giáo điều, cứng nhắc.
Trước hết, theo Người, lợi ích dân tộc phải được đặt lên trên hết và coi đây là nguyên tắc tối cao trong quá trình lãnh đạo cách mạng. Người từng nói: “Cả đời tôi chỉ có một mục đích, là phấn đấu cho quyền lợi Tổ quốc, và hạnh phúc của quốc dân. Những khi tôi phải ẩn nấp nơi núi non, hoặc ra vào chốn tù tội, xông pha sự hiểm nghèo - là vì mục đích đó. Đến lúc nhờ quốc dân đoàn kết, tranh được chính quyền, ủy thác cho tôi gánh việc Chính phủ, tôi lo lắng đêm ngày, nhẫn nhục cố gắng - cũng vì mục đích đó... Bất kỳ bao giờ, bất kỳ ở đâu, tôi cũng chỉ theo đuổi một mục đích, làm cho ích quốc lợi dân”. Cả cuộc đời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã hy sinh, đấu tranh cũng chỉ vì một mục đích: “Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành”. Đây cũng chính là lợi ích cao nhất của dân tộc mà Hồ Chí Minh và nhân dân Việt Nam luôn hướng tới.
Thứ hai, độc lập và tự do là lợi ích dân tộc cao nhất trong tư tưởng cách mạng của Người. Theo Người, các quyền dân tộc cơ bản bao gồm độc lập dân tộc, chủ quyền quốc gia, toàn vẹn lãnh thổ và thống nhất đất nước, trong đó độc lập, tự do là yếu tố cốt lõi. Người nói: “….nếu không giải quyết được vấn đề dân tộc giải phóng, không đòi được độc lập, tự do cho toàn thể dân tộc, thì chẳng những toàn thể quốc gia dân tộc còn chịu mãi kiếp ngựa trâu, mà quyền lợi của bộ phận, giai cấp đến vạn năm cũng không đòi lại được”. Thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám năm 1945 đã khẳng định tính sáng tạo, tầm nhìn đổi mới và phương pháp cách mạng của Người trong cuộc cách mạng giải phóng dân tộc ở một nước thuộc địa như Việt Nam. Người khẳng định một chân lý: “Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thực đã thành một nước tự do và độc lập. Toàn thể dân Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mệnh và của cải để giữ vững quyền tự do và độc lập ấy”.
Thứ ba, lợi ích dân tộc có sự gắn bó chặt chẽ, hòa quyện với lợi ích quốc gia. Đây là phương thức hữu hiệu nhằm giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa “dân” và “nước”. Người chỉ rõ: “Vấn đề hòa bình, thống nhất, độc lập dân tộc và dân chủ là những vấn đề có liên quan chặt chẽ với nhau”; “Phải đem hết sức dân, tài dân, của dân để làm lợi cho dân”, nghĩa là phải dựa vào lực lượng của dân, tinh thần của dân để gây hạnh phúc cho dân, bởi dân là gốc của nước. Dân đã không tiếc máu xương để xây dựng và bảo vệ đất nước. Nước không có dân thì không thành nước. Nước do dân xây dựng nên, do dân đem xương máu ra bảo vệ, do vậy dân là chủ của nước.
Thứ tư, cách mạng giải phóng dân tộc Việt Nam liên hệ chặt chẽ với cách mạng vô sản thế giới, độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Đây là luận điểm trung tâm của tư tưởng Hồ Chí Minh về đường lối cách mạng Việt Nam. Người luôn khẳng định chân lý: “Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản” và “công cuộc giải phóng các nước và các dân tộc bị áp bức là một bộ phận khăng khít của cách mạng vô sản”. Người nêu: “Cuộc cách mạng giải phóng trong các nước bị áp bức và cuộc cách mạng vô sản trong nước đi áp bức phải ủng hộ lẫn nhau”. Đồng thời Người cũng luôn ủng hộ cuộc đấu tranh của các dân tộc vì quyền dân tộc cơ bản của họ. Do đó, Người đã nhiều lần tuyên bố tán thành năm nguyên tắc chung sống hòa bình trong quan hệ giữa các quốc gia do Trung Quốc và Ấn Độ khởi xướng vào tháng 4/1954. Trong các hội nghị quốc tế như Hội nghị nhân dân châu Á bảo vệ hòa bình và Hội nghị Á - Phi tháng 4/1955, Việt Nam đều ủng hộ quyền bình đẳng và quyền tự quyết của các dân tộc.
Tư tưởng về độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội thể hiện rõ trong bản Chánh cương vắn tắt của Đảng thông qua tại Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam ngày 03/02/1930 “chủ trương làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản”, trong đó, một trong những nội dung của giai đoạn cách mạng dân tộc dân chủ là giành lại hoàn toàn độc lập. Đồng thời, để bảo đảm sự nghiệp giải phóng dân tộc thắng lợi triệt để thì cuộc cách mạng dân tộc dân chủ phải phát triển thành cách mạng xã hội chủ nghĩa, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản.
Có thể nói, cùng với chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh đã đặt nền móng cho việc xây dựng, phát triển công tác lý luận, con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, trong đó có nội dung về thực hiện và bảo vệ lợi ích quốc gia - dân tộc. Những phân tích nêu trên cho thấy sự phù hợp khi Chủ tịch Hồ Chí Minh đặt lợi ích dân tộc lên trên hết, lấy mục tiêu độc lập dân tộc là hàng đầu, là hoàn toàn hợp quy luật, hợp lôgích phát triển của lịch sử, hợp với truyền thống chống ngoại xâm của dân tộc Việt Nam. Việc đặt vấn đề lợi ích dân tộc lên trên hết là một sáng tạo lý luận của Chủ tịch Hồ Chí Minh khi Người coi lợi ích dân tộc và giai cấp là thống nhất với nhau hoặc nếu lợi ích dân tộc và giai cấp mâu thuẫn với nhau thì phải tạm gác lại lợi ích giai cấp. Đây cũng là nguyên tắc tối cao trong quá trình lãnh đạo cách mạng. Điều này có thế thấy rõ trong suốt cuộc đời và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Trước hết, theo Người, lợi ích dân tộc phải được đặt lên trên hết và coi đây là nguyên tắc tối cao trong quá trình lãnh đạo cách mạng. Người từng nói: “Cả đời tôi chỉ có một mục đích, là phấn đấu cho quyền lợi Tổ quốc, và hạnh phúc của quốc dân. Những khi tôi phải ẩn nấp nơi núi non, hoặc ra vào chốn tù tội, xông pha sự hiểm nghèo - là vì mục đích đó. Đến lúc nhờ quốc dân đoàn kết, tranh được chính quyền, ủy thác cho tôi gánh việc Chính phủ, tôi lo lắng đêm ngày, nhẫn nhục cố gắng - cũng vì mục đích đó... Bất kỳ bao giờ, bất kỳ ở đâu, tôi cũng chỉ theo đuổi một mục đích, làm cho ích quốc lợi dân”. Cả cuộc đời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã hy sinh, đấu tranh cũng chỉ vì một mục đích: “Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành”. Đây cũng chính là lợi ích cao nhất của dân tộc mà Hồ Chí Minh và nhân dân Việt Nam luôn hướng tới.
Thứ hai, độc lập và tự do là lợi ích dân tộc cao nhất trong tư tưởng cách mạng của Người. Theo Người, các quyền dân tộc cơ bản bao gồm độc lập dân tộc, chủ quyền quốc gia, toàn vẹn lãnh thổ và thống nhất đất nước, trong đó độc lập, tự do là yếu tố cốt lõi. Người nói: “….nếu không giải quyết được vấn đề dân tộc giải phóng, không đòi được độc lập, tự do cho toàn thể dân tộc, thì chẳng những toàn thể quốc gia dân tộc còn chịu mãi kiếp ngựa trâu, mà quyền lợi của bộ phận, giai cấp đến vạn năm cũng không đòi lại được”. Thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám năm 1945 đã khẳng định tính sáng tạo, tầm nhìn đổi mới và phương pháp cách mạng của Người trong cuộc cách mạng giải phóng dân tộc ở một nước thuộc địa như Việt Nam. Người khẳng định một chân lý: “Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thực đã thành một nước tự do và độc lập. Toàn thể dân Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mệnh và của cải để giữ vững quyền tự do và độc lập ấy”.
Thứ ba, lợi ích dân tộc có sự gắn bó chặt chẽ, hòa quyện với lợi ích quốc gia. Đây là phương thức hữu hiệu nhằm giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa “dân” và “nước”. Người chỉ rõ: “Vấn đề hòa bình, thống nhất, độc lập dân tộc và dân chủ là những vấn đề có liên quan chặt chẽ với nhau”; “Phải đem hết sức dân, tài dân, của dân để làm lợi cho dân”, nghĩa là phải dựa vào lực lượng của dân, tinh thần của dân để gây hạnh phúc cho dân, bởi dân là gốc của nước. Dân đã không tiếc máu xương để xây dựng và bảo vệ đất nước. Nước không có dân thì không thành nước. Nước do dân xây dựng nên, do dân đem xương máu ra bảo vệ, do vậy dân là chủ của nước.
Thứ tư, cách mạng giải phóng dân tộc Việt Nam liên hệ chặt chẽ với cách mạng vô sản thế giới, độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Đây là luận điểm trung tâm của tư tưởng Hồ Chí Minh về đường lối cách mạng Việt Nam. Người luôn khẳng định chân lý: “Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản” và “công cuộc giải phóng các nước và các dân tộc bị áp bức là một bộ phận khăng khít của cách mạng vô sản”. Người nêu: “Cuộc cách mạng giải phóng trong các nước bị áp bức và cuộc cách mạng vô sản trong nước đi áp bức phải ủng hộ lẫn nhau”. Đồng thời Người cũng luôn ủng hộ cuộc đấu tranh của các dân tộc vì quyền dân tộc cơ bản của họ. Do đó, Người đã nhiều lần tuyên bố tán thành năm nguyên tắc chung sống hòa bình trong quan hệ giữa các quốc gia do Trung Quốc và Ấn Độ khởi xướng vào tháng 4/1954. Trong các hội nghị quốc tế như Hội nghị nhân dân châu Á bảo vệ hòa bình và Hội nghị Á - Phi tháng 4/1955, Việt Nam đều ủng hộ quyền bình đẳng và quyền tự quyết của các dân tộc.
Tư tưởng về độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội thể hiện rõ trong bản Chánh cương vắn tắt của Đảng thông qua tại Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam ngày 03/02/1930 “chủ trương làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản”, trong đó, một trong những nội dung của giai đoạn cách mạng dân tộc dân chủ là giành lại hoàn toàn độc lập. Đồng thời, để bảo đảm sự nghiệp giải phóng dân tộc thắng lợi triệt để thì cuộc cách mạng dân tộc dân chủ phải phát triển thành cách mạng xã hội chủ nghĩa, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản.
Có thể nói, cùng với chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh đã đặt nền móng cho việc xây dựng, phát triển công tác lý luận, con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, trong đó có nội dung về thực hiện và bảo vệ lợi ích quốc gia - dân tộc. Những phân tích nêu trên cho thấy sự phù hợp khi Chủ tịch Hồ Chí Minh đặt lợi ích dân tộc lên trên hết, lấy mục tiêu độc lập dân tộc là hàng đầu, là hoàn toàn hợp quy luật, hợp lôgích phát triển của lịch sử, hợp với truyền thống chống ngoại xâm của dân tộc Việt Nam. Việc đặt vấn đề lợi ích dân tộc lên trên hết là một sáng tạo lý luận của Chủ tịch Hồ Chí Minh khi Người coi lợi ích dân tộc và giai cấp là thống nhất với nhau hoặc nếu lợi ích dân tộc và giai cấp mâu thuẫn với nhau thì phải tạm gác lại lợi ích giai cấp. Đây cũng là nguyên tắc tối cao trong quá trình lãnh đạo cách mạng. Điều này có thế thấy rõ trong suốt cuộc đời và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Nhận xét