KỊP THỜI ĐẤU TRANH NGĂN CHẶN HOẠT ĐỘNG CHỐNG PHÁ CỦA TỔ CHỨC PHẢN ĐỘNG FUL-RÔ TRÊN ĐỊA BÀN TÂY NGUYÊN HIỆN NAY
FUL-RÔ
là tên gọi tắt theo cách ghép những chữ cái đứng đầu các từ tiếng Pháp: Front
Unifie de Lutte des Races Opprimées (Mặt trận thống nhất đấu tranh của các dân
tộc bị áp bức), là một tổ chức chính trị phản động có vũ trang, đã tồn tại dai
dẳng trong nhiều thập kỷ qua, câu kết với các thế lực thù địch lợi dụng vấn đề
tôn giáo, dân tộc để chống phá cách mạng nước ta. Đó là tổ chức do các thế lực
đế quốc nặn ra, nuôi dưỡng và chỉ đạo, nhằm mục đích chia cắt sự thống nhất đất
nước, chia rẽ khối đại đoàn kết các dân tộc ở Việt Nam, ngăn chặn cuộc đấu
tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước của nhân dân ta. Mấy năm gần đây,
mặc dù đã bị ta truy quét nhiều lần, tổ chức này vẫn tồn tại lay lắt, ngoan cố
chống phá cách mạng và đã gây nhiều tội ác với đồng bào Tây Nguyên.
Dưới
sự chỉ đạo của bọn cầm đầu tổ chức “Nhà nước Đề Ga độc lập” ở nước ngoài, các đối
tượng trong nước đã tiến hành một số hoạt động gây mất ổn định về an ninh trật
tự vùng đồng bào dân tộc ở Tây Nguyên. Cụ thể, chúng đã phát tán tài liệu bịa đặt,
thổi phồng những sai lầm, thiếu sót của ta, xuyên tạc sự thật, tố cáo Việt Nam
đàn áp tôn giáo, phân biệt đối xử với người dân tộc thiểu số. Chúng kích động
người dân tộc thiểu số ở các tỉnh Tây Nguyên tạo ra các vụ đòi đất, biểu tình,
bạo loạn, “đuổi người Kinh về đồng bằng” vì “người Kinh cướp đất của đồng bào
trên chính quê hương của mình”; dựng cảnh người dân ăn mặc rách rưới, nhem nhuốc
rồi chụp ảnh, quay camera gửi ra nước ngoài tung lên một số trang mạng xã hội...
Mục đích của những hành động này là nhằm tuyên truyền bôi nhọ chế độ, xuyên tạc
chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước ta đối với
các dân tộc thiểu số; tuyên truyền, lôi kéo, kích động đồng bào các dân tộc đòi
ly khai, tự trị, thành lập cái gọi là “Nhà nước Đề Ga” hoặc “Nhà nước Đề Ga Cao
nguyên” ở Đông Dương, tách Tây Nguyên ra khỏi đại gia đình các dân tộc và chủ
quyền lãnh thổ Việt Nam; biến địa bàn Tây Nguyên thành khu vực mất ổn định,
vùng “tự trị”, tiến tới thành lập “nhà nước độc lập’' ; tạo điều kiện cho các
dân tộc thiểu số ở những khu vực khác hình thành nhiều “điểm nóng xung đột”, tạo
cớ để chúng can thiệp, hòng làm mất ổn định chính trị, chia rẽ khối đại đoàn kết
toàn dân tộc, xóa bỏ chế độ xã hội chủ nghĩa ở nước ta.
Vì
vậy, để phòng, chống hiệu quả những thủ đoạn hoạt động chống phá của tổ chứ phản
động Ful-rô các thế lực thù địch trên địa bàn Tây Nguyên, trước hết cần tăng cường
công tác công tác tuyên truyền, vận động, xây dựng cơ sở của Mặt trận Tổ quốc
và các đoàn thể làm nòng cốt, tranh thủ những người có uy tín, trưởng dòng họ,
chức sắc, tín đồ tiêu biểu để tạo sự ủng hộ rộng rãi đôi với chủ trương, chính
sách của Đảng và Nhà nước. Thực hiện công tác phối hợp đồng bộ trong cả hệ thống
chính trị các cấp để vận động, thuyết phục đồng bào hiểu và tin tưởng vào sự
lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước, tích cực hưởng ứng các phong trào
thi đua yêu nước do Mặt trận và các tổ chức đoàn thể phát động; không dùng các
biện pháp cứng nhắc, cưỡng bức thô bạo, theo cách hành chính tạo kẽ hở cho các
thế lực thù địch lợi dụng. Tạo điều kiện để đồng bào xây dựng mối quan hệ gắn
bó với cộng đồng các dân tộc cùng sinh sống ở khu dân cư, tham gia ngày càng tốt
hơn các hoạt động kinh tế, văn hoá, xã hội, góp phần tích cực vào công cuộc xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đổi mới công tác vận động quần chúng theo hướng thiết
thực, hiệu quả, gắn với việc phát trỉển kinh tế, xã hội, thực hiện phong trào
xoá đói, giảm nghèo, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho đồng bào; xây
dựng môi trường văn hoá - xã hội ở khu dân cư. Việc đổi mới phương thức công
tác vận động đồng bào dân tộc thiểu số, cần quán triệt tốt phương châm: chân
thành, tôn trọng, tích cực, thận trọng, kiên trì, tế nhị, vững chắc; sử dụng
nhiều phương thức phù họp với đặc thù của từng dân tộc, từng địa phương.
Thứ
hai, cần tăng cường hơn nữa đầu tư phát triển kinh tế - xã hội từng bước nâng
cao đời sống vật chất, văn hoá và tinh thần cho đồng bào, làm mất cơ sở nền tảng
cho các thế lực thù địch thâm nhập và kích động phá hoại khối đại đoàn kết.
Theo đó, cần đẩy mạnh phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội ở vùng đồng bào thiểu
số để làm cơ sở nâng cao nhận thức chính trị, văn hoá, xã hội cho đồng bào các
dân tộc thiểu số và xoá bỏ được tư tưởng kỳ thị dân tộc, dân tộc hẹp hòi mà các
thế lực thù địch lợi dụng kích động chống phá. Đẩy mạnh đầu tư xây dựng hạ tầng
cơ sở, giảm nghèo bền vững, phát triển y tế, giáo dục... gắn với việc quy hoạch,
sắp xếp lại các khu dân cư, từng bước tổ chức hợp lý cuộc sống của đồng bào ở
các bản, làng, nhất là ở các địa bàn biên giới.
Thứ
ba, xây dựng chiến lược bảo vệ an ninh Tổ quốc, đấu tranh chống âm mưu của các
thế lực thù địch lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo để kích động tư tưởng ly
khai, lôi kéo đồng bào, chia rẽ dân tộc. Biện pháp đấu tranh chủ yếu là phải dựa
vào quần chúng có đạo và chức sắc tôn giáo, kết hợp vận dụng pháp luật và giáo
luật để ngăn ngừa và xử lý các trường hợp sai trái. Thực sự coi công tác vận động
quần chúng là cốt lõi giải quyết vấn đề, là nền tảng, điều kiện đảm bảo cho việc
củng cố vai trò lãnh đạo, quản lý của Đảng, chính quyền các cấp cần khắc phục
tình trạng dùng biện pháp hành chính đơn thuần.
Thứ
tư, tập trung xây dựng và củng cố hệ thống chính trị ở cơ sở vùng đồng bào dân
tộc thiểu số vững mạnh về mọi mặt. Tăng cường công tác giáo dục chính trị tư tưởng
cho cán bộ, đảng viên và Nhân dân, nâng cao nhận thức về đường lối, chủ trương
của Đảng và chính sách của Nhà nước về vấn đề dân tộc và tôn giáo; Kiên quyết
khắc phục tình trạng quan liêu, xa dân của một số cán bộ; Thực hiện tốt công
tác qui hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, đãi ngộ, và luân chuyển cán bộ; Quan tâm chỉ
đạo để có cơ cấu hợp lý cán bộ các dân tộc, các bản trong bộ máy của xã; Phấn đấu
các bản, trường học có chi bộ, xã có đảng bộ, khắc phục tình trạng cơ sở không
có tổ chức đảng và đảng viên.
Nhận xét