PHÊ PHÁN QUAN ĐIỂM: VIỆT NAM VI PHẠM NHÂN QUYỀN VÀ CÁC QUYỀN CÔNG DÂN
Sau đại thắng mùa xuân năm
1975, thống nhất nước nhà, cả nước xây dựng đất nước đi
lên chủ nghĩa xã hội. Đặc biệt, hơn 30 năm tiến hành công cuộc đổi mới, xây dựng
và bảo vệ Tổ quốc, nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng, đã vượt qua muôn ngàn
khó khăn, thử thách, giành được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử. Thế
nhưng, các thế lực thù địch liên tiếp đẩy mạnh chiến lược “diễn biến hòa bình”-
“cuộc chiến tranh không khói súng” nhằm chống phá cách mạng Việt Nam, chuyển
hóa nước ta sang con đường tư bản chủ nghĩa. Chúng xuyên tạc, vu cáo chế độ ta
là chế độ “toàn trị” của Đảng Cộng sản Việt Nam, chà đạp lên quyền công dân và
quyền con người.
Cụ thể, trên
nhiều phương tiện truyền thông nước ngoài và trên website Đại sứ quán Hoa Kỳ ở
Hà Nội ngày 6-3-2017 đã đăng tải “Phúc trình thường niên về thực thi nhân quyền
các nước (năm 2016)” (PTTN) của Bộ Ngoại giao Mỹ. Nhiều hãng thông tấn, báo
chí, các trang mạng tiếp tục tán phát với dụng ý không tốt. Bản PTTN cho rằng:
Nhà nước Việt Nam đã có những vi phạm nhân quyền phổ biến như: Trì hoãn thông
qua một số luật liên quan trực tiếp đến quyền của người dân; Việt Nam kiểm soát
và kiểm duyệt gắt gao báo chí, giới hạn tự do internet; nhiều quyền chính trị của
người dân không được bảo đảm, nhất là “quyền thay đổi chính phủ qua quá trình bầu
cử tự do”…
Thực
chất, Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam luôn luôn tôn trọng và bảo
đảm các quyền công dân và quyền con người. Điều này được thể hiện rõ ở những
điểm sau:
Thứ nhất, Đảng Cộng sản Việt Nam xác định đấu tranh giành
lại và bảo đảm quyền con người, quyền công dân là mục tiêu xuyên suốt các giai
đoạn cách mạng. Cương lĩnh, đường lối của Đảng cộng sản Việt Nam luôn lấy việc
giành lại và bảo vệ độc lập dân tộc, chủ quyền quốc gia, bảo đảm các quyền con
người, quyền công dân là mục tiêu của cách mạng.Cương lĩnh (bổ sung, phát triển
năm 2011), nhấn mạnh: “xã hội xã hội chủ nghĩa mà nhân dân ta xây dựng là một
xã hội: dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”; “con người là trung
tâm của chiến lược phát triển, đồng thời là chủ thể phát triển. Tôn trọng và
bảo vệ quyền con người, gắn quyền con người với quyền và lợi ích của dân
tộc...”; “Nhà nước tôn trọng và bảo đảm các quyền con người, quyền công dân;
chăm lo hạnh phúc,sự phát triển tự do của mỗi con, sự phát triển tự do của mỗi
người. Quyền và nghĩa vụ công dân do Hiến pháp quy định. Quyền công dân không
tách rời nghĩa vụ công dân...”
Vậy
mà, các thế lực thù địch đã cố tình hoặc ngộ nhận tính đặc thù của quyền con
người. Họ thường xuyên tuyệt đối hóa tính phổ quát của quyền con người. Họ chỉ
dựa trên tính phổ quát của quyền con người để đánh giá tình hình nhân quyền của
các quốc gia, trong đó có Việt Nam. Đây chính là luận điệu sai trái mang tính
chủ quan của các thế lực thù địch, phản động nhằm phá hỏng công cuộc đổi mới
đất nước, thủ tiêu thành quả cách mạng, xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng
sản Việt Nam đối với Nhà nước và xã hội cũng như đối với sự nghiệp xây dựng và
bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay.
Thứ
hai, Việt Nam đã trở thành thành viên của Liên hợp quốc và là thành viên của
hầu hết các công ước quốc tế về quyền con người.Việt Nam đã thể hiện là một
thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế. Điều này không ràng buộc nhà
nước ta có quyền dựa trên pháp luật quốc gia để xử lý, giải quyết những vấn đề
quyền con người của mình. Bởi vì, theo Điều 19 công ước quốc tế về các quyền dân
sự chính trị ghi: “Mọi người đều có quyền giữ quan điểm của mình mà không ai
được can thiệp... việc thực hiện những quyền quy định, kèm theo những nghĩa vụ
và trách nhiệm đặc biệt. Do đó phải chịu một số hạn chế nhất định, tuy nhiên,
những hạn chế này được pháp luật qui định và chỉ khi để:
Tôn
trọng các quyền hoặc uy tính của người khác.
Bảo
vệ an ninh quốc gia hoặc trật tự công cộng, sức khỏe hoặc đạo đức của công
chúng.
Như
vậy,Việt Nam có quyền đưa ra và áp dụng những hạn chế nào đó (theo qui định của
pháp luật) đối với một số quyền con người là phù hợp với thẩm quyền quốc gia
theo qui định của Hiến chương liên hợp quốc và luật quốc tế về quyền con người.
Trong khi đó, một số kẻ lợi dụng quyền con người thường
xuyên tuyên truyền vu cáo rằng pháp luật Việt Nam chỉ bảo vệ Đảng, bảo vệ Nhà
nước, không bảo vệ quyền công dân, quyền con người. Quan điểm của Đảng, Nhà
nước ta là: hiến pháp và pháp luật Việt Nam đồng thời vừa bảo vệ chế độ xã hội,
bảo vệ Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam vừa bảo vệ quyền công dân và
quyền con người. Hiến pháp năm 2013 quy định tôn trọng và bảo vệ quyền công
dân, quyền con người, đồng thời cũng quy định công dân có nghĩa vụ tôn trọng
pháp luật...
Thực
tiễn cách mạng Việt Nam đã chứng minh rằng, Đảng và Nhà nước ta luôn luôn lấy
độc lập dân tộc, chủ quyền quốc gia và tự do, hạnh phúc của nhân dân làm mục
tiêu đấu tranh. Không ai phủ nhận được rằng, Cách mạng Tháng Tám năm 1945 lần
đầu tiên đã đem lại quyền công dân, quyền con người cho nhân dân ta. Các cuộc
kháng chiến hy sinh, gian khổ là do chủ nghĩa đế quốc gây ra và chính là nhằm
bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa và cũng là bảo vệ quyền công dân,
quyền con người của nhân dânViệt Nam. Sự hi sinh trong chiến tranh là điều
không thể tránh khỏi để thực hiện “Không có gì quí hơn độc lập tự do”.
Sự
nghiệp đổi mới, hội nhập quốc tế về mọi mặt, trong đó có hội nhập về chính trị
là do Đảng Cộng sản Việt Nam khởi xướng và lãnh đạo. Trên lĩnh vực quyền con
người, Việt Nam sớm gia nhập, ký kết các công ước quốc tế về quyền con người. Cho
đến nay, Việt Nam đã tham gia hầu hết công ước quốc tế về quyền con người.Đồng thời
Việt Nam đã nội hóa các công ước này vào hệ thống pháp luật quốc gia.
Mặc dù còn nhiều khó khăn, lại trải qua kháng chiến lâu
dài tàn khốc mà đến nay vẫn còn hậu quả nặng nề, song có thể nói quyền con
người, quyền công dân của nhân dân ta đã được đảm bảo ngày càng tốt hơn. Cụ
thể, Việt Nam có hơn 90 triệu người, nhưng tuyệt đại đa số người dân Việt Nam
ngày càng được hưởng thụ quyền và hưởng thụ lợi ích thiết thực từ các chính
sách, pháp luật. Đây mới là nhân quyền rộng lớn của một xã hội - quyền của cả
cộng đồng, nhất là trên lĩnh vực an sinh xã hội. Trong khi đó một số nước đế
quốc, đặc biệt là Mỹ, ở trong nước thì vi phạm các quyền của người dân, nhưng
lại dùng vấn đề nhân quyền để can thiệp, thậm chí là dùng chiến tranh xâm lược
nhiều quốc gia có chủ quyền, vi phạm một cách phổ biến quyền con người ở nhiều
quốc gia khác.
Thứ ba, đối với quyền dân sự, chính trị luôn được
Đảng và Nhà nước ta bảo đảm, tôn trọng và thực hiện nghiêm túc. Trừ giai đoạn
có nhiều chiến tranh, cho đến nay quyền bầu cử, ứng cử tự do, chế độ nhiệm kỳ
của Quốc hội và những chức danh quan trọng của Nhà nước được thực hiện một cách
nghiêm túc. Quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí và thông tin, được xem là nhóm
quyền cơ bản và nhạy cảm cũng đã đạt được những thành tựu to lớn. Cụ thể, đến
nay, cả nước có hơn 700 cơ quan báo chí với hơn 850 ấn phẩm; 68 đài phát thanh,
truyền hình Trung ương và địa phương, hơn 74 báo điện tử, hàng ngàn trang tin
điện tử và blog... người dân Việt Nam ngày nay, từ đô thị đến vùng sâu, vùng xa
còn được tiếp cận với nhiều hãng thông tấn, báo chí, các kênh truyền hình nước
ngoài như Reuters, BBC, VOA, PA, AFP, CNN,... và được sử dụng các trang mạng
như Yahoo, Google, Facebook... Hội Nhà báo Việt Nam có hơn 17.000 thành
viên.Tốc độ phát triển internet ở việt Nam vào loại rẻ nhất thế giới.Đây là một
điều kiện bảo đảm quyền tự do thông tin không dễ gì có được đối với một nước
nghèo - Là cơ sở thiết thực nhất để bác bỏ luận điểm sai trái của các thế lực
thù địch xuyên tạc, vu cáo Nhà nước, vu cáo chế độ ta là “độc tài, Đảng trị” là
xóa bỏ quyền thự do báo chí, tự do ngôn uận và các quyền công dân khác.
Tóm lại, vấn đề nhân quyền và
các quyền công dân luôn được Đảng và Nhà nước ta bảo đảm, tôn trọng và thực
hiện nghiêm túc. Trong suốt quá trình cách mạng, đặc biệt trong giai đoạn hiện
nay, Đảng và Nhà nước ta luôn xác định tôn trọng và bảo đảm quyền con người và
quyền công dân là tiêu chuẩn của tiến bộ xã hội. Bảo vệ chế độ xã hội xã hội
chủ nghĩa, bảo vệ Nhà nước, bảo vệ nhân dân là điều kiện để chúng ta vượt qua
mọi khó khăn thử thách đưa sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta tiến đến mục
tiêu:Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
Thảo Nga
Nhận xét